Thực trạng phát triển hợp tác xã nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn xã hóa trung, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 26)

4.3.1. Tình hình cơ bản của các hợp tác xã nông nghiệp điều tra

Tiến hành nghiên cứu tình hình cơ bản của các HTX nông nghiệp trên địa bàn xã Hóa Trung, cho thấy:

26

Bảng 4.2: Một số thông tin chung của các HTX nông nghiệp điều tra Tên HTX Năm thành lập Loại hình Có trụ sở

riêng HTX dịch vụ nông

nghiệp Phúc Thành

Trước 2012 HTX DV NN Không có

HTX dịch vụ Môi

trường Thiện Hưng Sau 2012 HTX DV NN Không có HTX chè Tuyết Hương Sau 2012 HTX nông

nghiệp Có trụ sở HTX nuôi ong Phúc Thành Sau 2012 HTX nông nghiệp Có trụ sở

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Qua thực tế điều tra cho thấy trong tổng số 04 HTX nông nghiệp điều tra có 02 HTX có trụ sở riêng. Số HTX có trụ sở riêng chiếm 50% so với các HTX không có trụ sở, điều này cho thấy tỷ lệ giữa HTX có trụ sở và không có trụ sở là ngang bằng nhau.

Các HTX chủ yếu là đã được thành lập từ sau năm 2012 và được tiến hành tổ chức hoạt động HTX theo luật HTX năm 2012. Các HTX mới thành lập chủ yếu là các HTX chuyên ngành nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp.

4.3.2. Phân tích nguồn lực của các hợp tác xã nông nghiệp

4.3.2.1.Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn sinh kế cho người dân trong huyện bởi lẽ trong bất kỳ loại hình sản xuất kinh tế nào thì yếu tố con người luôn là sự quan tâm hàng đầu. Con người là trung tâm, là nguồn vốn vô tận để tạo ra của cải vật chất trong xã hội, chính con người quyết định nên hình thức lao động. Yếu tố con người trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng được đánh giá trên nhiều khía cạnh như: Độ tuổi, giới tính, trình độ chuyên môn,...

27

Độ tuổi của thành viên và người lao động trong HTX cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng lao động cũng như hình thức lao động. Đặc biệt lao động ở nông thôn nói chung và lao động trong các HTX nông nghiệp nói riêng thì cần nguồn lao động trẻ, có sức khỏe tốt, cần cù chịu khó vì hầu hết những công việc ở trong các HTX nông nghiệp đều là những công việc nặng nhọc. Giám đốc HTX là người trụ cột trong các HTX nông nghiệp, là người đứng lên tổ chức, điều hành và quyết định mọi việc trong HTX vì thế độ tuổi của giám đốc HTX cũng có ảnh hưởng đến việc lựa chọn loại hình sản xuất kinh doanh cho HTX. Qua số liệu điều tra cho thấy độ tuổi trung bình của các giám đốc HTX là 50,15 tuổi. Với kết cấu độ tuổi như vậy thì người trụ cột trong các HTX nông nghiệp sẽ có kinh nghiệm hơn trong việc quản lý và điều hành HTX.

Trình độ học vấn là một khía cạnh rất quan trọng để đánh giá chất lượng của nguồn nhân lực. Một nguồn nhân lực được xem là có chất lượng cao khi trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, kỹ năng lao động thành thạo. Trong đó trình độ lao động là yếu tố rất đáng quan tâm, nó không chỉ giúp người lao động nắm bắt được những kiến thức mới mà nó còn là một công cụ giúp người lao động tiếp cận được những tri thức mới, nâng cao khả năng tư duy sáng tạo của người lao động.

Qua bảng 4.3 cho ta thấy rõ rệt nhất là tỷ lệ về giới tính của các giám đốc HTX nông nghiệp trên địa bàn chủ yếu là nam giới, có 03 người trong tổng số 04 giám đốc HTX (chiếm 75%). Nữ giới được giữ chức vụ là giám đốc HTX nông nghiệp chỉ có 01 người (chiếm 25%). Độ tuổi của thành viên trong HTX được bầu làm giám đốc của HTX là 100% trên 30 tuổi bởi vì: Người dân trong địa bàn quan niệm rằng chỉ có những người đủ chững trạc, có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, có năng lực, phẩm chất đạo đức và được nhiều thành viên ủng hộ bầu lên thì mới được giữ chức vụ giám đốc

28

HTX. Có những thành viên trẻ có trình độ chuyên môn đã qua đào tạo, có sức khỏe, tinh thần nhiệt huyết, có ý tưởng sản xuất kinh doanh mới nhưng vẫn chưa thực sự được ủng hộ vì lý do thành viên đó còn trẻ, chưa tích lũy đủ kinh nghiệm trong thực tế cần được dồi dưỡng thêm kiến thức thực tế nên chủ yếu là những thành viên trẻ tham gia vào ban quản lý HTX. Trong tổng số 04 giám đốc HTX thì có đến 03 giám đốc HTX (chiếm 75%) là lao động phổ thông, chỉ có 1 giám đốc HTX có trình độ sơ cấp (chiếm 25%), chưa có giám đốc HTX có trình độ Cao đẳng - Trung cấp và trình độ Đại học. Chính vì vậy các giám đốc HTX nông nghiệp trong địa bàn cần được mở thêm đào tạo, tập huấn về mô hình HTX nông nghiệp nhiều hơn để có thể góp phần hình thành những ý tưởng sản xuất, kinh doanh mới thúc đẩy các HTX nông nghiệp phát triển hơn nữa trong tương lai.

Bảng 4.3: Một số thông tin chung của giám đốc HTX nông nghiệp trên địa bàn xã Hóa Trung

Chỉ tiêu Số lượng (người) Cơ cấu (%)

1.Độ tuổi - Dưới 30 tuổi 0 0 - Trên 30 tuổi 04 100 2.Giới tính - Nam 03 75 - Nữ 01 25 3.Trình độ chuyện môn - Đại học 0 0 - Cao đẳng, trung cấp 0 0 - Sơ cấp 01 25 - Lao động phổ thông 03 75

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) 4.3.2.2.Nguồn lực tài chính

29

lực khác. Nguồn lực tài chính được thể hiện ở chỗ khả năng huy động vốn của các HTX nông nghiệp, bao gồm tiền tiếp kiệm, vốn điều lệ, tiền vay,...

Trong sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng, vốn là điều kiện đảm bảo cho HTX về tư liệu sản xuất, vật tư nguyên liệu cũng như thuê nhân công để tiến hành sản xuất. Vốn là điều kiện không thể thiếu, là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Thực tế cho thấy, việc thiếu vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong các HTX nông nghiệp dẫn đến tình hình phát triển kinh tế HTX chậm cải thiện vì khó có khả năng tiếp cận và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, làm chậm tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn.

Tổng giá trị tài sản của các HTX nông nghiệp chủ yếu là các tài sản cố định do các thành viên trong HTX đóng góp và chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp. Các HTX dịch vụ nông nghiệp đối với diện tích đất nông nghiệp quản lý 100% là đất cả cá thể (thành viên trong HTX).

Tổng số vốn hoạt động của các HTX nông nghiệp dựa theo số vốn góp từ các thành viên trong HTX. Tỷ lệ các HTX nông nghiệp vay vốn ngân hàng chính sách xã hội là rất thấp, hầu như là không có. Điều này cho thấy khả năng tiếp cận các nguồn vốn chính thức của các HTX nông nghiệp còn rất hạn chế. Các nhân tố có thể ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng của các HTX nông nghiệp trong xã Hóa Trung có thể là: Trình độ học vấn của các giám đốc HTX, số thành viên trong HTX, xếp loại HTX, loại hình nghề nghiệp của HTX và diện tích đất của các HTX. Kết quả sản xuất kinh doanh, dịch vụ của các HTX dịch vụ nông nghiệp: Các HTX dịch vụ nông nghiệp hiện tại đang hoạt động mang tính chất phục vụ các thành viên trong HTX, thu bao nhiêu và chi hết bấy nhiêu không có lãi.

Thực tế điều tra cho thấy 100% số HTX được điều tra đều khẳng định vốn có vai trò rất quan trọng. Tuy thấy rõ được vai trò quan trọng của vốn đối với việc sản xuất kinh doanh nhưng mẫu thuẫn giữa tâm lý sợ rủi ro, chưa có

30

phương pháp sản xuất kinh doanh hiệu quả, chưa giám mạnh dạn vay vốn để đầu tư vào sản xuất. Do đó hiện trạng trong huyện các HTX nông nghiệp chưa thực sự đem lại hiệu quả cao (không có lãi).

4.3.2.3.Nguồn vật lực

 Đất đai:

Sản xuất chủ yếu của các HTX là nông nghiệp. Đất đai là yếu tố quan trọng nhất trong các tư liệu sản xuất của HTX. Sự tồn tại của các HTX nông nghiệp gắn liền với ruộng đất. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế được trong quá trình sản xuất. Do vậy quy mô đất đai, địa hình và tính chất nông hóa thổ nhưỡng có liên quan mật thiết tới từng loại nông sản phẩm, tới số lượng và chất lượng sản phẩm, tới giá trị sản phẩm và lợi nhuận thu được.

Đất sản xuất là một trong những nguồn lực vật chất quý giá giúp cho các HTX nông nghiệp phát triển kinh tế. Đất sản xuất bao gồm đất trồng lúa, đất trồng hoa màu, đất trồng cây ăn quả,...

Bảng 4.4: Đất sản xuất của Hợp tác xã nông nghiệp

Tên HTX Loại hình Diện tích (ha)

HTX dịch vụ nông nghiệp Phúc Thành

HTX DV NN 7

HTX dịch vụ Môi trường Thiện

Hưng HTX DV NN 5,6

HTX chè Tuyết Hương HTX nông nghiệp 30,7

HTX nuôi ong Phúc Thành HTX nông nghiệp 94

Công cụ lao động:

Công cụ lao động có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật sản xuất. Muốn sản xuất có hiệu quả, năng suất cao cần phải sử dụng công cụ phù hợp. Ngày nay với kỹ thuật canh tác tiên tiến, công cụ sản xuất nông nghiệp đã không ngừng được cải tiến và đem lại hiệu quả cao trong

31

sản xuất. Năng suất cây trồng, vật nuôi không ngừng được tăng lên, chất lượng sản phẩm tốt hơn.

4.3.3. Tình hình thành viên và lao động trong hợp tác xã nông nghiệp

Trong các HTX nông nghiệp thành viên và lao động thường xuyên trong các HTX cần được chú trọng quan tâm. Nguồn nhân lực chính tham gia quá trình sản xuất kinh doanh trong các HTX, các khía cạnh cần được tìm hiểu về các thành viên và lao động đó là về giới tính, trình độ chuyên môn, độ tuổi,...

Bảng 4.5: Giới tính của thành viên và lao động trong HTX nông nghiệp Tên chỉ tiêu Nam Cơ cấu

(%) Nữ Cơ cấu

(%) Tổng số

Tổng số thành viên 117 72,67 44 27.33 161

Số thành viên tham gia quản lý 9 75 3 25 12

Lao động thường xuyên 101 78,90 27 21,1 128

Lao động thuê ngoài 6 40 9 60 15

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Qua bảng 4.7 ta thấy: Tổng số thành viên tham gia HTX là nam chiếm 72,67%, nữ ít hơn nam chiếm 27,33%. Số thành viên tham gia quản lý HTX cho ta thấy sự khác biết rất lớn về cơ cấu giới tính (nam 72,67% và nữ là 27,33%). Khoảng cách về số lượng thành viên tham gia HTX giữa nam và nữ chênh lệch khá lớn và số thành viên tham gia vào ban quản lý HTX cũng rất lớn. Lao động thường xuyên trong HTX nam giới nhiều hơn nữ giới vì trong địa bàn các huyện, tỉnh lân cận có các khu công nghiệp, doanh nghiệp, công ty,... nên lao động nữ trong địa bàn chủ yếu là đi làm ngoài dẫn đến ít tham gia vào các HTX nông nghiệp tại địa phương. Lao động thuê ngoài của các HTX nông nghiệp chủ yếu là thuê theo mùa vụ, chỉ những lúc mùa sản xuất, đóng gói, làm đất... đòi hỏi phải thực hiện nhiều công việc trong một khoảng

32

thời gian ngắn thì HTX mới cần thuê thêm một vài lao động hỗ trợ.

Bảng 4.6: Trình độ chuyên môn của thành viên và lao động trong HTX nông nghiệp Chỉ tiêu Tổng số thành viên Số thành viên tham gia quản lý Lao động thường xuyên Lao động thuê ngoài Tổng số 161 12 128 15

Trên đại học, đại học 0 0 0 0

Cơ cấu (%) 0 0 0 0 Cao đẳng, trung cấp 0 0 5 1 Cơ cấu (%) 0 0 3,90 6,66 Sơ cấp 1 1 0 0 Cơ cấu (%) 0,62 8,3 0 0 Lao động phổ thông 160 11 123 14 Cơ cấu (%) 99,38 91,7 96,1 93,34 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Qua bảng 4.8 cho ta thấy trình độ chuyên môn của thành viên và lao động trong HTX nông nghiệp chủ yếu là lao động phổ thông. Lao động thường xuyên trong HTX tức là số thành viên trong HTX chiếm đến 96,1% là lao động phổ thông, còn lại chỉ có 3,90% số thành viên đạt trình độ cao đẳng, trung cấp. Trong các HTX nông nghiệp các thành viên tham gia vào HTX là những nông dân trọng địa bàn, hoạt động sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp cùng tham gia vào HTX với mục đích nhằm đoàn kết thành một khối tập thể sản xuất kinh doanh, hỗ trợ, giúp đỡ và hợp tác với nhau để góp phần cùng nhau nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi. Thúc đẩy kinh tế hộ phát triển và góp phần xây dựng mô

33

hình kinh tế tập thể là HTX nông nghiệp phát triển hơn nữa.

Bảng 4.7: Độ tuổi của thành viên và lao động trong HTX nông nghiệp Độ tuổi Tổng số

thành viên

Số thành viên tham gia quản lý

Lao động thường xuyên Lao động thuê ngoài Tổng số 161 12 128 15 18-25 4 0 12 8 Cơ cấu (%) 2,48 0 9,37 53,33 26-35 85 3 71 4 Cơ cấu (%) 52,79 25 55.46 26,66 36-45 65 7 32 3 Cơ cấu (%) 40,37 58,33 25 20,01 46 trở lên 7 2 13 0 Cơ cấu (%) 4,36 16,67 10,17 0

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Qua thực tế điều tra cho thấy: Độ tuổi của các thành viên và lao động trong các HTX nông nghiệp nằm trong nhóm tuổi từ 26 đến 35 tuổi là nhiều nhất chiếm 52,79% và giảm dần ở các nhóm tuổi, từ 36 tuổi đến 45 tuổi chiếm 40,37%, nhóm tuổi từ 46 tuổi trở lên chiếm 4,36%, ít nhất là nhóm tuổi từ 18 tuổi đến 25 tuổi. Điều này cho thấy ở nhóm tuổi từ 26 đến 35 là những nông dân nằm đã có kinh nghiệm trong quá trình sản xuất nông nghiệp, nhóm tuổi này họ đang là ở tuổi tham gia học tập lao động tốt,... Họ là những thành viên và lao động chủ yếu trong các HTX nông nghiệp. Ở nhóm tuổi đầu tiên (từ 18 đến 25 tuổi) còn rất trẻ, có sức khỏe, có trí tuệ, ham học hỏi, thích tìm tòi, khám phá và hứng thú với những công việc lao động bằng trí óc hơn là việc lao động bằng chân tay, nên họ thường muốn ra ngoài tìm kiếm những công việc, ngành nghề khác là chủ yếu.

34

Số thành viên tham gia quản lý các HTX nông nghiệp cũng nằm trong nhóm tuổi từ 26 đến 35 tuổi là chiếm nhiều nhất vì ở trong nhóm tuổi này tức là đã có nhiều kinh nghiệm trong thực tế cuộc sống và sản xuất và một số đã được đào tạo và trình độ chuyên môn, các thành viên được bầu trong ban quản lý HTX phải là những người có đầy đủ năng lực, phẩm chất và được các thành viên trong HTX tin tưởng và ủng hộ. Nhóm lao động thuê ngoài của các HTX nông nghiệp thì ở nhóm tuổi từ 18 tuổi đến 25 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 53,33% bởi lẽ các công việc chủ yếu trong các HTX là nặng đòi hỏi phải những người có sức khỏe.

4.3.4. Những khó khăn chủ yếu của các Hợp tác xã nông nghiệp trong địa bàn nghiên cứu

Sau khi điều tra thực tế, tổng hợp và phân tích thông tin về những khó khăn chủ yếu mà các HTX nông nghiệp điều tra gặp phải ta có bảng số liệu sau:

Bảng 4.8: Những khó khăn của các HTX nông nghiệp trên địa bàn xã Hóa Trung STT Những khó khăn Rất cần thiết (số HTX) Cần thiết (số HTX) Chưa cần thiết (số HTX) Xếp hạng 1 Thiếu vốn 4 0 0 1 2 Thiếu đất đai, nhà xưởng 0 0 4 5 3 Máy móc, thiết bị, công nghệ lạc hậu 3 1 0 2 4 Khó tiêu thụ sản phẩm 2 1 1 4 5 Trình độ tay nghề của lao động thấp 3 1 0 3

35

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Qua thực tế điều tra sau khi khi tổng hợp và phân tích số liệu cho thấy vấn đề được các HTX nông nghiệp chọn là khó khăn nhất là các HTX thiếu nguồn vốn để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, thiếu vốn nên các hoạt động không ổn định. Khó khăn tiếp theo được các HTX nông nghiệp đánh giá là khó khăn xếp ở vị trí thứ 2, đó là cơ sở vật chất kỹ thuật (máy móc, thiết bị)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn xã hóa trung, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 26)