Đặc điểm và các tính chất của đất có ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của thực vật nói chung và cây Lim xẹt nói riêng. Cùng với thảm thực vật thì điều kiện về đất là một trong những cơ sở hết sức
57
quan trọng trong việc lựa chọn điều kiện lập địa trồng cây và trồng rừng. Sau đây là đặc điểm đất nơi loài Lim xẹt phân bố.
Bảng 4.15. Hình thái phẫu diện đất đặc trưng nơi có Lim xẹt phân bố Vị trí Độ dốc Tầng đất Độ sâu tầng đất (cm) Màu sắc Độ chặt Thành phần cơ giới Tỷ lệ đá lẫn (%) Chân 170 A A0 0 - 12 Nâu Xốp Thịt nhẹ 3 A1 12 - 32 Nâu nhạt Hơi chặt Thịt nhẹ 3 AB 32 - 44 Vàng nhạt Hơi chặt Thịt TB 6 B 44 - 59 Vàng nhạt Hơi chặt Thịt TB 6 C 59 - 100 Vàng Chặt Thịt nặng 5 Sườn 240 A A0 0 - 12 Nâu Xốp Thịt nhẹ 2 A1 12 - 30 Nâu nhạt Hơi chặt Thịt TB 4 AB 30 - 46 Vàng nhạt Hơi chặt Thịt TB 7 B 46 - 58 Vàng Chặt Thịt nặng 3 C 58 - 100 Vàng Chặt Thịt nặng 3
(Nguồn: Kết quả tổng hợp số liệu điều tra)
Kết quả bảng 4.14 cho thấy
Đất ở khu vực nghiên cứu còn đủ các tầng từ A đến C. Lim xẹt phân bố ở nơi có đặc điểm đất đai chủ yếu là đất thịt (từ thịt nhẹ đến thịt nặng). Tầng đất A0 đến A1 có độ chặt từ tơi xốp đến xốp còn từ tầng A2 đến tầng C độ
58
Màu sắc của đất phụ thuộc vào các trạng thái thảm thực vật ở lớp bên trên. Ở các vị trí khác nhau thì hàm lượng trạng thái mùn cũng khác nhau tăng lên từ vị trí chân lên sườn và đỉnh từ đất nâu, nâu nhạt, vàng. Như vậy trạng thái rừng và thảm thực vật ở lớp bên trên cũng ảnh hưởng rất lớn đến hàm lượng dinh dưỡng của đất.
Với độ dốc 170 ở vị trí chân tầng này lớp đất chủ yếu là đất thịt nhẹ đến thịt trung bình chiếm phần lớn và một phần nhỏ là đất thịt nặng, độ chặt của tầng đất tại vị trí chân là hơi chặt chủ yếu, đất xốp và đất chặt chiếm một phần nhỏ. Tỷ lệ đá lẫn trong đất ở vị chân là cao nhất với 6%.
Với độ dốc 240 ở vị trí sườn là có đầy đủ cả 3 loại tầng đất A, B Và C, ở tầng này lớp đất chủ yếu là đất thịt trung bình và phần đất thịt nặng chiếm chủ yếu, độ chặt của tầng đất tại vị trí sườn hơi chặt và chặt là chủ yếu, đất xốp cũng chiếm 1 phần. Tỷ lệ đá lẫn trong đất ở vị sườn cao nhất với 7%.
4.8. Đề xuất một số biện pháp xúc tiến tái sinh Lim xẹt
4.8.1. Đề xuất biện pháp bảo tồn
Thực hiện nghiêm chỉnh việc việc xử phạt vi phạm trong xâm phạm trái phép tài nguyên rừng. Để nâng cao hiệu quả bảo tồn loài Lim xẹt nói riêng và toàn bộ hệ sinh thái nói chung thì chính quyền địa phương cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban ngành để quan tâm nhiều hơn nữa đến việc phát triển nguồn lực của loài cây Lim xẹt, phục vụ lợi ích cho chính người dân địa phương. Vận động người dân, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để giúp người dân địa phương hiểu được tầm quan trọng của rừng và các loài cây quý hiếm đang cần được bảo tồn và phát triển, không được chặt phá. Nhờ các phương tiện thông tin đại chúng, các tổ chức xã hội, các tổ chức hội thanh niên, hội phụ nữ… phát động phong trào gây trồng, bảo vệ các loài cây có sẵn ở địa phương cụ thể là cây Lim xẹt tại huyện Lâm bình, có thể đưa hệ thống giáo
59
dục bằng cách lồng ghép các chương trình về bảo tồn và phát triển rừng một cách hợp lý. Xây dựng các chương trình nghiên cứu bảo tồn tính đa dạng thực vật nói chung và bảo tồn loài Lim xẹt nói riêng. Tăng cường các hoạt động hỗ trợ cộng đồng địa phương nâng cao đời sống, giảm phụ thuộc vào tài nguyên rừng.
4.8.2. Đề xuất giải pháp phát triển loài
Thu thập các mẫu hoa, quả để thử nhân giống với các biện pháp kỹ thuật tiên tiến hơn để tiến hành nghiên cứu xem có thể nhân giống được hay không rồi mang trồng thử. Mang các mẫu và tiêu bản về loài Lim xẹt lưu trữ lại không để mất đi nguồn gen quý hiếm. Khi đã nhân giống được ta tiến hành trồng thử nghiệm cây, đồng thời mở các lớp tập huấn để người dân hiểu rõ về giá trị của loài Lim xẹt cần bảo vệ. Hướng dẫn thông tin và có các cơ sở thu mua hạt Lim xẹt cho người dân.
Ngoài ra ta có thể thực hiện một số các biện pháp kĩ thuật lâm sinh cho khu vực điều tra như: điều chỉnh mật độ tổ thành tầng cây cao, tầng cây tái sinh tạo không gian dinh dưỡng cho cây tái sinh được phát triển. Khoanh nuôi những vùng có cây con tái sinh đặc biệt là vùng dưới tán cây mẹ. Không chăn thả gia súc gia cầm vào gần những chỗ có cây Lim xẹt để tránh việc phá hoại cây con tái sinh. Phát dọn thực bì đặt biệt những cây bụi thảm tươi nhằm hứng ánh sáng tốt nhất. Ngoài ra nhờ vào đặc điểm nguồn gốc tái sinh của Lim xẹt chủ yếu là từ hạt ta có thể bứng cây tái sinh tự nhiên đem đi trồng để nâng cao hiệu quả tái sinh.
60
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Kết quả nghiên cứu về loài Lim xẹt tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang, đề tài đưa ra một số kết luận như sau:
* Đặc điểm hình thái
Lim xẹt là cây gỗ lớn, có đường kính từ 11,6 cm đến 22,5 cm, trung bình là 16,8 cm. Có chiều cao từ 8,1 đến 11,7 m trung bình là 4,3 m.
* Đặc điểm cấu trúc tổ thành và mật độ tầng cây gỗ
Tổ thành tầng cây gỗ tại khu vực nghiên cứu khá đa dạng, với số lượng cây biến động 18 - 31 cây/OTC. Những loài chiếm ưu thế từ 4 – 9 loài trong khu vực nghiên cứu phần lớn là những loài như: Dẻ, Lòng mang, Thôi ba, Muồng trắng, Dẻ xanh, Trẩu, Vàng anh, Ngõa, Hoắc quang, Kháo hoa nhỏ, Chẹo, Lim xẹt, Ba bét, Mán đỉa, Sung rừng, Sấu, Bời lời ba hoa đơn... ngoài ra có một số loài cây có giá trị kinh tế như: Kháo, Vối thuốc, Bời lời, Sơn, Trám trắng,... Mật độ cây tầng cao biến động từ 290 cây/ha đến 440 cây/ha.
Cấu trúc tầng thứ gồm có 2 tầng cây gỗ, tương đối đồng tuổi. Chiều cao tán rừng thường nhỏ hơn 14m, gồm chủ yếu là Phay, Bồ đề, Mã rạng, Mán đỉa, Vàng anh, Trâm, Sơn, Kháo, Màng tang, Thôi ba, Ba bét, Vối thuốc, Hoắc quang, Ngát, Sung rừng, Bã đậu, Lim xẹt, Bứa, Lòng mang, Bời lời, Máu chó, Ngăm,... Trong một số trường hợp cây lớn còn sót lại vượt lên khỏi tán rừng, tầng vượt tán gồm các cây lớn còn sót lại như: Dẻ xanh, Kháo hoa nhỏ, Dẻ đen, Dẻ gai,...
* Đặc điểm cấu trúc tổ thành, mật độ và tỷ lệ cây tái sinh triển vọng
Mật độ cây tái sinh cây tái sinh biến động từ 2160 cây/ha đến 2800 cây/ha, mật độ cây tái sinh đạt cao nhất ở cả vị trí chân và sườn với 2800 cây/ha, tại nơi điều tra có loài Lim xẹt. Số loài cây tái sinh ở các vị trí của khu vực điều tra biến
61
động từ 15 – 24 loài, trong đó có 5 - 10 loài cây chính tham gia vào đó công thức tổ thành là cây Thôi ba, Sơn, Lim xẹt, Trẩu, Nhội, Mán đỉa, Lòng mang, Kháo hoa nhỏ, Kháo, Ba bét, Bời lời, Chẹo, Dẻ xanh, Trâm....
* Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh
Nguồn gốc và chất lượng tái sinh các các cây trong khu vực nghiên cứu là từ hạt là chủ yếu, số cây có nguồn gốc tái sinh từ hạt là chiếm phần lớn số lượng cây tái sinh, từ chồi chiếm một tỷ lệ thấp hơn. Tỷ lệ cây tái sinh chất lượng Xấu chiếm số lượng rất nhỏ, sau đó đến tỷ lệ cây có chất lượng TB ít, cây tái sinh có chất lượng Tốt chiếm đa phần. Chất lượng cây tái sinh của loài Lim xẹt ở vị trí chân núi là cao nhất với 160 cây/ha, thấp nhất tại vị trí sườn là 80 cây/ha và cây được tái sinh từ hạt là chiếm đa số.
* Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao
Lim xẹt mật độ tái sinh tại khu vực TB từ 80 cây/ha đến 240 cây/ha, số cây tái sinh theo cấp chiều cao tập trung nhiều trong cấp chiều cao chủ yếu là <0.5 m và từ 0,5 m – 1,5 m là chủ yếu còn các cấp khác số lượng cây ít hơn. Sự phân bố các tầng của cây tái sinh theo cấp chiều cao cũng khá là đa dạng và sự cạnh tranh giữa các loài trong khu vực nghiên cứu cũng rất khắc nghiệp về ánh sáng, dinh dưỡng, nước,…
* Phân bố cây tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang
Phân bố cây tái sinh theo mặt phẳng ngang là phân bố cụm. Phân bố cụm có rất nhiều bất lợi cho loài cây Lim xẹt này, ta cần tiến hành các biện pháp kĩ thuật lâm sinh nhằm thúc đẩy sự phát triển cho loài cây này như bứng cây tái sinh tự nhiên Lim xẹt đi gây trồng với mật độ thích hợp, tạo không gian dinh dưỡng phát triển cho cây tái sinh Lim xẹt bằng cách tỉa thưa chặt có điều khiển các cây gỗ xung quanh. Phân bố ngẫu nhiên giúp cho loài tận dụng tốt không gian dinh dưỡng trên mặt đất giúp loài phát triển tốt.
62
* Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến tái sinh loài Lim xẹt
Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi: Lim xẹt chủ yếu phân bố trên khu vực núi đất, do vậy đặc điểm thành phần cây bụi, dây leo và thảm tươi nơi có Lim xẹt phân bố khá đơn giản, độ che phủ của cây bụi thảm tươi TB từ 40 – 48%.
Ảnh hưởng của đất: đặc điểm đất đai chủ yếu là đất có màu nâu vàng, Lim xẹt phân bố ở hầu hết các loại đất chủ yếu ở những chỗ có độ ẩm vừa phải, độ xốp: hơi chặt, tỉ lệ lẫn đá từ 3 - 7%; thành phần cơ giới là đất thịt.
Ảnh hưởng của con người đến tái sinh tự nhiên: Tại khu vực điều tra và nghiên cứu thì chủ yếu bao gồm các tác động do khai thác gỗ trái phép, đốt nương làm rẫy, chăn thả gia súc gia cầm bừa bãi.
Để giúp cho loài tái sinh tốt nên chọn các chỉ tiêu đánh giá phù hợp đáp ứng đúng mục đích tái sinh qua 4 nội dung đã nghiên cứu, lựa chọn đúng phương pháp, đúng chỉ tiêu đánh giá, đúng khu vực mà tái sinh được tốt nhất. Nghiên cứu các chỉ tiêu về tái sinh để nhằm phát triển loài tốt hơn, dựa vào đó có các biện pháp xúc tiến tái sinh để phát triển loài với các chỉ tiêu tái sinh khác nhau.
5.2. Tồn tại
Mặc dù đã đạt được kết quả như trên nhưng năng lực bản thân có hạn, thời gian ngắn nên đề tài còn có những tồn tại sau:
Đề tài chưa có điều kiện đi sâu vào nghiên cứu các đặc điểm lý, hóa tính đất và các chỉ tiêu khác ở khu vực nghiên cứu.
Chưa nghiên cứu được ảnh hưởng tổng hợp các nhân tố sinh thái trong quá trình tái sinh rừng.
- Đề tài chưa có điều kiện để nghiên cứu đặc điểm của lớp thảm mục trong khu vực nghiên cứu.
- Đề tài chưa nghiên cứu được ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố tiểu hoàn cảnh trong quá trình diễn thế của rừng.
63
Những khó khăn gặp phải khi thực hiện đề tài:
- Địa hình hiểm trở gây khó khăn cho công tác điều tra và thu thập số liệu. - Thời tiết mưa gây trơn đường đi làm cho viêc đi lại gặp rất nhiều khó khăn cho việc đi đến khu vực nghiên cứu khi đường dốc có nhiều đá.
Đề xuất giải pháp bảo tồn loài chỉ mang tính tổng quát, chưa cụ thể từng giải pháp và cách thực hiện.
5.3. Kiến nghị
Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn rộng hơn bằng cách tăng thời gian nghiên cứu, tăng số OTC tại khu vực nghiên cứu, nghiên cứu ở nhiều địa điểm hơn.
Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc, tái sinh rừng nơi có loài Lim xẹt phân bố, nghiên cứu đặc điểm vật hậu tại khu vực nghiên cứu.
Nghiên cứu thử nghiệm trồng bổ sung các loài cây có giá trị kinh tế. Tiến hành thu hạt giống, tiến hành gây trồng thử nghiệm loài bằng hạt, chồi, nuôi cấy mô sau đó phát triển rộng ra trong khu vực.
Chính quyền địa phương và người dân cần phải có những biện pháp quản lý, bảo tồn, phát triển và thúc đẩy cây phát triển trong tự nhiên một cách phù hợp.
Phối hợp với các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh để nghiên cứu chuyên sâu về kỹ thuật nhân giống, gây trồng loài cây Lim xẹt để bảo vệ và phát triển loài cây này rộng trong cả nước.
64
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt
1. Baur G, N (1962), Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa. Nxb khoa học và kỹ thuật Hà Nội 1976.
2. Bộ Nông Nghiệp & PTNT (2002), Qui phạm Thiết kế Kinh doanh rừng, QPN 6 – 84 có sửa đổi.
3. Phạm Thị Nga (2009), Tìm hiểu một số đặc điểm sinh thái, sinh trưởng phát triển của cây Lim xẹt tái sinh tự nhiên tại phân khu phục hồi sinh thái Vườn quốc gia Tam Đảo, Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
4. Vũ Đình Huề (1975), Khái quát về tình hình tái sinh tự nhiên ở rừng miền Bắc Việt Nam. Báo cáo khoa học, Viện Điều tra – Quy hoạch rừng, Hà Nội.
5. Nguyễn Bá (2006), Hình thái học thực vật, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
6. Lê Mộng Chân- Lê Thị Huyên (2000), Thực vật rừng, Nxb Nông Nghiệp.
7.Nguyễn Đắc Tạo (2007), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis A.Chev) tại Vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ, Nxb Trường Đại học Nông Lâm, Thái Nguyên.
8. Thái Văn Trừng (1983). Những hệ sinh thái rừng Việt Nam, Nxb Khoa học kỹ thuật.
9. Nguyễn Minh Đức (1998), Báo cáo khoa học “ Bước đầu nghiên cứu đặc điểm một số nhân tố sinh thái dưới tán rừng và ảnh hưởng của nó đến tái sinh loài Lim xanh tại VQG Bến En - Thanh Hóa”, Trường ĐHNL TP.Hồ Chí Minh.
10.M.Loeschau, (1977), Một số đề nghị về điều tra và đánh giá tái sinh tự nhiên trong rừng nhiệt đới, Triệu Văn Hùng dịch 1980
11. Nguyễn Văn Trương (1983), Quy luật cấu trúc rừng gỗ hỗn loài, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
12. Nguyễn Duy Chuyên (1995), Nghiên cứu quy luật phân bố cây tái sinh tự nhiên rừng lá rộng thường xanh hỗn loài vùng Quỳ Châu – Nghệ An. Công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật, Viện Điều tra – Quy hoạch rừng.
65
13. Phạm Ngọc Thường (2003), Nghiên cứu đặc điểm quá trình tái sinh tự nhiên và đề xuất một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng sau nương rẫy ở hai tỉnh Thái Nguyên - Bắc Kạn. Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
14.Nguyễn Văn Huy (2004), Bài giảng bảo tồn thực vật rừng, Trường ĐHLN.
15.Nguyễn Đức Minh (2005), Nghiên cứu đặc điểm sinh lý, sinh thái của cây Huỷnh và cây Giổi xanh làm cơ sở xây dựng các giải pháp kỹ thuật gây trồng, Báo cáo Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
16.Richards. P. W (1965), Rừng mưa nhiệt đới. Vương Tấn Nhị, Nxb khoa học và kỹ thuật Hà Nội.
17.Nguyễn Thị Hương Giang, (2009), Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh của loài Vối thuốc (Schima Wallichii Choisy) tự nhiên ở một số tỉnh miền núi phía Bắc, Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.
18.Thái Văn Trừng (1983). Những hệ sinh thái rừng Việt Nam, Nxb Khoa học kỹ thuật.