Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên loài cây lim xẹt (peltophorum tonkinensis a chev) tại huyện lâm bình, tỉnh tuyên quang (Trang 29)

2.3.2.1. Thành phần dân tộc, dân số

Đến 2013, huyện có 6.990 hộ, với 31.468 nhân khẩu. Trong đó, nam 15.855 người; nữ 15.613 người. Dân số nông thôn: 31.468 người.

Cư dân sinh sống trên địa bàn huyện gồm 14 dân tộc, trong đó: Tày 19.354 người, Dao 8.438 người, Kinh 1.016 người, H Mông 2.135 người, Pà Thẻn 419 người còn lại là các dân tộc khác.

2.3.2.2. Phát triển kinh tế

* Nông nghiệp

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp 2.180,47 ha, các cánh đồng phần lớn nhỏ, hẹp, phân tán dọc các triền đồi, một số cánh đồng rộng nằm ở các xã:

20

Thượng Lâm, Thổ Bình,... Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện tuy không lớn song mầu mỡ, thích hợp với việc phát triển cây lương thực, cây công nghiệp, phát triển chăn nuôi đại gia súc, trồng các loại cây ăn quả ôn đới.

Tổng sản lượng lương thực năm 2013 đạt 17.375 tấn. Năng suất lúa 56,2 tạ/ha, năng suất ngô 38,7 tạ/ha. Hệ số sử dụng đất 2,1 lần. Diện tích cây chè đạt 247,3 ha,.. Đang triển khai một số cây trồng mới, như: Lúa lai, ngô lai; cây bông được trồng ở các xã: Thượng Lâm, Lăng Can, Phúc Yên, Khuôn Hà,... Trong thời gian tới, chú trọng phát triển cây công nghiệp hàng hoá: Lạc, chè, mía và một số cây dược liệu.

* Lâm nghiệp

Toàn huyện có 68.969,78 ha đất lâm nghiệp. Rừng có nhiều loại gỗ, thảo dược và muông thú quý, hiếm.

Song song với khai thác, huyện thực hiện việc trồng, khoanh nuôi, tái sinh rừng, tập trung vào các loại cây chủ yếu: Quế, lát, mỡ, keo,... Sau khi thực hiện giao đất, giao rừng, toàn huyện có 68,985 ha rừng. Độ che phủ rừng đạt trên 70%.

* Nông lâm nghiệp thủy sản

Điều kiện tự nhiên của huyện thuận lợi cho việc phát triển các loại cây công nghiệp như: Bông, chè Shan, lạc... Chăn nuôi đại gia súc như: Trâu, bò, ngựa, dê ...Các loại cá có giá trị kinh tế cao như: Dầm xanh, Anh vũ, cá lăng, cá Chiên; nuôi cá Tầm trên khu vực lòng hồ thủy điện Tuyên Quang. Độ che phủ rừng đạt trên 70%, có nhiều loài cây quý hiếm như: Đinh hương, nghiến, trai, sến...

Đàn trâu có 8.312 con, đàn bò 1.345 con, đàn lợn có 23.476 con. Thực hiện Dự án ương nuôi cá giống thả hồ chứa nước thủy điện Tuyên Quang. Đang triển khai những vật nuôi mới như: Cá tấm, cá lăng, cá rô phi đơn tính,

21

phát triển 56 lồng cá trên hồ thủy điện, tổng sản lượng nuôi trồng, khai thác thủy sản năm 2013 đạt 331 tấn.

* Công nghiệp

Công nghiệp khai khoáng, chế biến nông, lâm sản,...giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định năm 1994) đạt 10.140 triệu đồng.

* Thủ công nghiệp

Những ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống: trồng bông chủ yếu ở các xã: Thượng Lâm, Lăng Can, Phúc Yên, Khuôn Hà, sản phẩm là bông, vải sợi. Nghề dệt thổ cẩm ở các xã: Thượng Lâm, Lăng Can, Phúc Yên, Khuôn Hà, sản phẩm là chăn, gối, địu, quần áo, khăn, túi thổ cẩm. Nghề đan lát mây, tre, giang ở xã Lăng Can, sản phẩm là: Mành cọ, khay, giỏ, đĩa,...Nghề gò, hàn, rèn ở các xã Thượng Lâm, Xuân Lập, Bình An với sản phẩm là dao, cuốc, xẻng, cày, bừa và các sản phẩm khác. Nghề mộc ở các xã Thượng Lâm, Lăng Can, Thổ Bình với sản phẩm là gỗ, ván, tủ, giường, bàn ghế...Các ngành nghề mới: Khai thác sỏi, cát ở xã Lăng Can, khai thác đá ở Thượng Lâm, Lăng Can; sản xuất gạch không nung chỉ ở các xã Lăng Can, Thổ Bình...

* Dịch vụ, thương mại

Huyện có 3 chợ để trao đổi, mua bán các mặt hàng tiêu dùng và 16 điểm bán hàng chính sách xã hội. Các chợ tiêu biểu là: Chợ Thượng Lâm (trung tâm xã Thượng Lâm) họp vào thứ 5 và chủ nhật hàng tuần. Hàng hoá tiêu biểu bán tại chợ là quần áo, giầy, dép, hàng nông sản, lương thực, thực phẩm. Chợ Lăng Can (trung tâm xã Lăng Can) họp vào thứ 7 hàng tuần. Chợ Hồng Quang (trung tâm xã Hồng Quang) họp vào thứ 5 hàng tuần.

2.6.2.3. Điều kiện giao thông

Từ tỉnh lỵ Tuyên Quang đến trung tâm huyện đi theo hai tuyến:

Tuyến 1: Dài 150 km, từ tỉnh lỵ Tuyên Quang đi theo Quốc lộ 2A (Tuyên Quang - Hà Giang) đến km 31 rẽ phải theo đường tỉnh 190 qua thị

22

trấn Vĩnh Lộc (huyện Chiêm Hoá) đến huyện Na Hang; đi tiếp 40 km đường Na Hang - Lăng Can.

Tuyến 2: Dài 123 km, từ tỉnh lỵ Tuyên Quang đi theo Quốc lộ 2A (Tuyên Quang - Hà Giang) đến km 31 rẽ phải theo đường tỉnh 190 qua thị trấn Vĩnh Lộc (huyện Chiêm Hoá) theo đường tỉnh 188, đi tiếp 55 km đường Chiêm Hóa – Lăng Can.

* Giao thông đường bộ

- Quốc lộ 279, Đường tỉnh 185, Đường tỉnh 188, Thượng Lâm đến Bến Thủy. Thượng Lâm - Phúc Yên, Nà Nghè – Thượng Minh, xã Hồng Quang.

* Đường đô thị

- Nà Mèn - Tràn Nặm Đíp, Tràn UBND xã Lăng Can - Sân vận động Bản Kè, sân vận động Bản Kè - Bản Khiển.

Tổng số phương tiện hoạt động đón, trả khách tại bến xe có 6 xe khách, trong đó: Vận tải khách các tuyến liên tỉnh 6 xe, Vận tải khách các tuyến liên tỉnh liền kề 1 xe, Vận tải khách các tuyến nội tỉnh, nội huyện 6 xe. Tổng số xe xuất bến bình quân 07 chuyến/ngày, lượng khách xuất bến trung bình 200 khách/ ngày.

* Đường thuỷ Có 2 tuyến:

- Tuyến 1: Bến Thủy (xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình) đi huyện Na Hang - Tuyến 2: Bến Thủy (xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình) đi huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang.

2.6.2.4. Y tế và giáo dục

* Y tế

Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiên chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân gồm: y tế cơ sở; y tế dự phòng; khám, chữa bệnh, khôi phục chức năng; y dược cổ truyền; thuốc phòng bệnh cho

23

người; mỹ phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; trang thiết bị y tế; dân số.

* Giáo dục và đào tạo

Nhằm nâng cao chất lượng dạy học, thời gian qua cùng với việc khuyến khích, động viên đội ngũ giáo viên tâm huyết với nghề, huyện Lâm Bình còn tạo điều kiện cho các thầy giáo, cô giáo được đi tập huấn, đi học để nâng cao trình độ chuyên môn. Qua đó, đã từng bước nâng cao được chất lượng giáo dục của nhà trường, trở thành nơi gửi gắm niềm tin của các bậc cha mẹ, là điểm tựa để các em học sinh vững bước trên con đường tri thức.

Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bao gồm: mục tiêu, chương trình và nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo.

* Quốc phòng.

Chủ động xây dựng và tổ chức thục hiện tốt công tác quân sự, quốc phòng, chính sách hậu phương quân đội ở địa phương, duy trì chế độ sẵn sàng chiến đấu, tổ chức huấn luyện dân quân nòng cốt đảm bảo đủ quân số và đúng thời gian quy định, kết quả huấn luyện dân quân đạt loại khá, tổ chức giao quân đạt 100% kế hoạch.

* An ninh, trật tự an toàn xã hội.

Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn tiếp tục được giữ vững và ổn định, không sảy ra các vấn đề phức tạp. Thường xuyên tiến hành kiểm tra các cơ sở kinh doanh (Karaoke và Internet) và yêu cầu cam kết chấp hành các quy định về giờ, nội quy, quy chế về ANTT.

24

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là Loài cây Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis A.Chev) phân bố tự nhiên tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.

- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về cấu trúc tổ thành và mật độ tầng cây gỗ, đặc điểm cấu trúc tổ thành và mật độ cây tái sinh Lim xẹt tự nhiên, đặc điểm cấu trúc mật độ và tỷ lệ cây tái sinh triển vọng, chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh, phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao, ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến tái sinh tự nhiên của cây Lim xẹt.

3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện

- Địa điểm: Tại 4 xã là Khuôn Hà, Lăng Can, Xuân Lập, Thượng Lâm, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.

- Thời gian tiến hành: Từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 05 năm 2020.

3.3. Nội dung nghiên cứu

* Nghiên cứu đặc điểm hình thái loài Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis A.Chev)

- Đặc điểm hình thái thân cây - Đặc điểm hình thái lá cây - Đặc điểm hình thái hoa, quả

* Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ nơi loài cây Lim xẹt phân bố - Tổng hợp các thông tin trên các ô tiêu chuẩn đã lập

- Cấu trúc tổ thành và mật độ cây tầng cao nơi có loài Lim xẹt phân bố - Cấu trúc mật độ rừng nơi có loài Lim xẹt phân bố

- Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học - Cấu chúc tầng thứ

25

* Nghiên cứu đặc điểm tầng cây tái sinh nơi loài cây Lim xẹt phân bố - Mật độ tầng cây tái sinh và mật độ Lim xẹt

- Nguồn gốc, chất lượng cây tái sinh - Phân bố tái sinh theo cấp chiều cao

- Phân bố cây tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang

- Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến tái sinh tự nhiên của loài Lim xẹt

- Đặc điểm đất rừng nơi có loài Lim xẹt Phân bố

* Đề xuất một số biện pháp nhằm bảo vệ và phát triển cây Lim xẹt

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp luận

Vận dụng phương pháp, quan điểm sinh thái phát sinh quần thể trong thảm thực vật rừng nhiệt đới của Thái Văn Trừng (1978), thảm thực vật rừng là tấm gương phản chiếu một cách trung thành nhất mà lại tổng hợp được các điều kiện của hoàn cảnh tự nhiên đã thông qua sinh vật để hình thành những quần thể thực vật. Thảm thực vật tái sinh tự nhiên phản ánh ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố sinh thái đến quá trình phục hồi rừng thứ sinh.

Sử dụng phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn đại diện ở các trạng thái thảm thực vật rừng có loài Lim xẹt xuất hiện, các số liệu đảm bảo tính khách quan và chính xác, tính đại diện.

3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.4.2.1. Tham khảo kế thừa các số liệu đã có sẵn

Đề tài có kế thừa một số tư liệu:

- Tư liệu về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thuỷ văn, đất đai, địa hình, tài nguyên rừng.

Tư liệu về điều kiện kinh tế, xã hội:

26

nước (về đặc điểm sinh thái, phân bố, cấu trúc …).

3.4.2.2. Điều tra ngoại nghiệp

Để thu thập số liệu ngoài thực địa, đề tài này áp dụng phương pháp điều tra thực nghiệm sinh thái thông qua các hệ thống ô tiêu chuẩn tạm thời cũng như bán định vị được bố trí ở trên các điều kiện lập địa khác nhau.

Lập ô tiêu chuẩn (OTC)

+) OTC phải bố trí tại các vị trí có tính đại diện cao ở khu vực nghiên cứu, có loài Lim xẹt phân bố.

+) Phương pháp lập OTC bằng địa bàn, thước dây để đo đạc.

Để thuận lợi cho việc đo đếm đề tài tiến hành lập OTC với chiều dài cùng đường đồng mức, chiều rộng vuông góc với đường đồng mức.

Bố trí thí nghiệm

Dựa vào kết quả điều tra sơ bộ và những thông tin của người dân cung cấp, chúng tôi đã lập 12 ô tiêu chuẩn (OTC) (6 ô ở chân đồi, 6 ô ở sườn đồi) với diện tích ô tiêu chuẩn là 1000m2, các ô tiêu chuẩn được lập ở những nơi có loài Lim xẹt phân bố.

40

25

27

1. Điều tra tầng cây gỗ

Trên mỗi ô tiêu chuẩn, tiến hành điều tra tầng cây gỗ với các chỉ tiêu như sau:

a. Xác định tên loài cho tất cả các cây có đường kính ≥ 6cm trở lên. b. Đo đường kính ngang ngực (D1,3) những cây có D1,3 ≥ 6cm bằng cách đo dùng thức kẹp kính để đo đường kính ngang ngực hoặc sử dụng thước dây đo chu vi.

c. Đo chiều cao vút ngọn (Hvn) và chiều cao dưới cành (Hdc) bằng thước sào có chia vạch đến 20cm hoặc các máy đo chuyên dụng khác dành cho lĩnh vực lâm nghiệp, sai số đo cao ± 10cm.

d. Đo đường kính hình chiếu tán (Dt) bằng thước dây theo hướng ĐT, NB, sau đó lấy giá trị bình quân với sai số là ± 10cm.

e. Phân cấp phẩm chất cây (tốt, trung bình, xấu) cho từng cây

Phương pháp nghiên cứu mối quan hệ giữa loài Lim xẹt với các loài khác trong hệ sinh thái: áp dụng theo phương pháp ô 6 cây .

Cụ thể lấy cây cần nghiên cứu làm tâm ô sau đó xác định: khoảng cách, tên cây, và đo D1.3, Hvn và Dt của 6 cây gần nhất xung quanh nó.

2. Điều tra cây tái sinh

Trên mỗi ô tiêu chuẩn điều tra, ta tiến hành lập 5 ô dạng bản có diện tích 25m2 (5x5m) trong đó các ô được bố trí ở 4 góc ở ô tiêu chuẩn và 1 ô ở trung tâm ô tiêu chuẩn. Với từng ô dạng bản đã thiết lập phải thực hiện các nội dung điều tra sau:

a. Xác định tên loài cây tái sinh. b. Xác định nguồn gốc (chồi, hạt)

c. Chất lượng cây tái sinh (tốt, trung bình, xấu) d. Đo chiều cao cây tái sinh.

28

Điều tra khoảng cách giữa các cây tái sinh: Trên OTC, chọn cây tái sinh bất kỳ, đo khoảng cách từ cây tái sinh đã chọn đến cây tái sinh gần nhất bằng thước dây với độ chính xác đến cm. Mỗi OTC đo 30 khoảng cách, kết quả ghi vào phiếu điều tra khoảng cách cây tái sinh.

3. Điều tra cây bụi thảm tươi

Xác định thành phần loài lớp cây bụi, dây leo và thảm tươi. Xác định tên, xác định chiều cao cho cây bụi. Độ che phủ của cây bụi thảm tươi (tính theo % độ che phủ mặt đất) và được đánh giá cho toàn ô tiêu chuẩn.

4. Điều tra về đất

Tại vị trí địa hình (chân, sườn) tiến hành đào 1 phẫu diện đại diện có kích thước (1,2x0,8x1,0m) gần nơi có cây Lim xẹt phân bố và mô tả theo hướng dẫn trong “Sổ tay điều tra quy hoạch rừng” (1995) gồm: Loại đất, độ dày tầng đất, tỷ lệ đá lẫn, thành phần cơ giới, độ ẩm…. Kết quả điều tra đất được ghi vào biểu điều tra đất.

a, Tầng đất: (phân theo tầng của phẫu diện đất rừng): Tầng thảm mục (Ao), tầng rửa trôi (A), tầng tích tụ (B), mẫu chất (C) và đá mẹ (D) và tầng chuyển tiếp giữa các tầng (VD: AB là tầng chuyển tiếp giữa tầng A và B nhưng đặc tính của lớp đất chuyển tiếp này giống tầng A nhiều hơn)

Xác định tầng đất thông qua sự thay đổi về màu sắc, tỷ lệ đá lẫn. Dùng thước dây xác định chiều sâu tầng đất.

b, Màu sắc: Màu sắc được ghi lại trong điều kiện ẩm, nên xác định màu sắc trong điều kiện ánh sáng giống nhau.

c, Thành phần cơ giới: Được mô tả ngoài thực địa bằng phương pháp vê giun. Làm cho tầng A và B, hoặc các tầng chuyển tiếp.

Cách làm: Dùng nước làm đất ẩm, xoe đất trong long bàn tay thành hình giun có đường kính 3-5mm.

29

d, Kết cấu đất: Biểu hiện là kết cấu đất, làm theo các tầng đất theo bản mô tả phẫu diện.

Cách làm: Lấy các tảng đất lớn từ các tầng khác nhau của phẫu diện để quan sát và tìm hiểu, tác động lực vào đó xem đất rời rạc theo hạt đơn dời (đất cát) hay viên, tảng, cục hay khối.

e, Độ chặt: Xác định theo cấp: xốp nhẹ, hơi chặt, chặt và rất chặt.

Cách xác định: Dùng lực tác động bằng mũi dao, hay xẻng vào bề mặt đất. Cấp độ chặt được đánh giá thông qua mức độ dùng lực tác động và đất bám theo đầu mũi dao khi rút khỏi bề mặt đất.f, Tỷ lệ đá lẫn, rễ cây: Lấy đất ở vị trí đường chéo của tầng cần xác định (3 vị trí khác nhau), sau đó trộn đều, lấy 100g, dùng giấy trắng nhặt toàn bộ rễ cây, đá riêng biệt và cân trọng lượng rễ, đá lẫn và đánh giá %.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên loài cây lim xẹt (peltophorum tonkinensis a chev) tại huyện lâm bình, tỉnh tuyên quang (Trang 29)