Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên loài cây lim xẹt (peltophorum tonkinensis a chev) tại huyện lâm bình, tỉnh tuyên quang (Trang 54 - 55)

Trước đây, khi nghiên cứu sự phong phú về loài, các nhà khoa học chỉ mới dừng lại ở mức độ định tính và mô tả. Các nghiên cứu gần đây đã sử dụng một số chỉ số nhằm đánh giá mức độ phong phú đa dạng của tổ thành thực vật. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chọn một số chỉ số sau: Chỉ số đa dạng của Simpson, Hệ số Shannon - Wiener (H') để phân tích tính đa dạng loài cây gỗ. Kết quả nghiên cứu như sau:

Bảng 4.6. Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học

Vị trí OTC Số lượng loài cây gỗ (S) Số cá thể điều tra (N) H’ Chỉ số Cd Chân 1 23 34 3,00 0,05 2 31 44 3,35 0,03 3 25 41 3,04 0,05 4 25 38 3,13 0,04 5 19 37 2,79 0,07 6 23 37 2,94 0,06 Sườn 7 18 29 2,8 0,07 8 29 37 3,29 0,04 9 24 36 3,09 0,04 10 26 40 3,17 0,04 11 26 44 3,13 0,05 12 29 42 3,29 0,04

(Nguồn: Kết quả tổng hợp số liệu điều tra)

Hàm số liên kết Shannon - Wiener và tỷ lệ hỗn loài: Hàm số này được 2 tác giả Shannon và Wiener đưa ra năm 1949 và dùng để đánh giá mức độ đa

45

dạng loài của một quần xã. Theo Shannon - Wiener, giá trị tính toán của H’ càng lớn thì mức độ đa dạng loài càng cao. Khi H’=0, quần xã chỉ có một loài duy nhất, mức độ đa dạng thấp nhất.

Kết quả điều tra tổng hợp tại bảng 4.6 cho thấy

Kết quả phân tích cho thấy hệ số Shannon - Wiener (H’) biến động không lớn giữa các kiểu thảm thực vật rừng (từ 2,79 đến 3,35) cho thấy cấu trúc thực vật ở khu vực nghiên cứu tương đối đồng nhất, sự khác biệt không đáng kể.

Theo Braun 1950; Monk 1967; Riser and Rice, 1971; Singhal et al., 1986 thì các rừng mưa nhiệt đới ẩm thường có chỉ số H rất cao từ 5,06-5,40 (Dẫn theo Lê Quốc Huy, 2005). Như vậy so sánh với chỉ số này thì rừng ở khu nghiên cứu có chỉ số đa dạng H ở mức trung bình.

Chỉ số mức độ chiếm ưu thế (Cd) được dùng để đánh giá sự đa dạng về số lượng loài của một quần xã thực vật, có giá trị và ý nghĩa ngược lại với H’, tức là giá trị Cd càng cao thì tính đa dạng loài càng thấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số Cd ở các phân quần hệ tương đối đồng đều, biến động từ 0,03 – 0,07. Chỉ số Cd cao nhất ở rừng thưa thường cây lá rộng trên núi đá vôi ở địa hình thấp núi thấp và thấp nhất ở rừng kín thường xanh cây lá rộng phục hồi tự nhiên sau khai thác trên núi đá vôi ở núi thấp.

Trạng thái rừng ở đây là kiểu rừng IIIA3: Rừng đã bị khai thác vừa phải hoặc phát triển từ IIIA2 lên. Quần thụ tương đối khép kín với 2 hoặc nhiều tầng. Đặc trưng của rừng này khác với IIIA2 ở chỗ số lượng cây nhiều hơn và đã có một số cây có đường kính lớn (>35cm) có thể khai thác sử dụng gỗ lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên loài cây lim xẹt (peltophorum tonkinensis a chev) tại huyện lâm bình, tỉnh tuyên quang (Trang 54 - 55)