Bài toán 3: tìm nghiệm tối ưu x1, x2, x3 sao cho yv (tỷ lệ vỡ củ) là thấp nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tối ưu hóa một số thông số làm việc của máy bứt củ lạc bằng phương pháp thực nghiệm (Trang 62 - 68)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.4.3. Bài toán 3: tìm nghiệm tối ưu x1, x2, x3 sao cho yv (tỷ lệ vỡ củ) là thấp nhất

Hàm mục tiêu: yv = fv(x1, x2, x3) min

Yv = 14,2338 + 0,635x1 + 0,422x2 - 1,29x3 - 0,4575 x2.x3 min Trong đó: yv: là hàm mục tiêu về tỷ lệ vỡ củ.

x1: Tốc độ quay của trống đập. x2: Khe hở giữa hai trống đập. x3: Lượng cấp liệu.

3.4.4. Bài toán tối ưu đa mục tiêu về tỷ lệ sót, tỷ lệ dính tia và tỷ lệ củ vỡ Hàm mục tiêu: Ys = 5,745 - 7,204 x1 - 3,658x3 + 8,539x3 - 6,99x1.x3 min Yd = 18,2458 - 2,337x1 - 3,972x2 - 2,994x3 min Yv = 14,2338 + 0,635x1 + 0,422x2 - 1,29x3 - 0,4575 x2.x3 min Hàm ràng buộc: 500 ≤ x1 ≤ 700 0,5 ≤ x2 ≤ 1,5 5 ≤ x3 ≤ 25

Bài toán được giải trên phần mềm Modde 5, kết quả tối ưu đa mục tiêu như sau:

Kết quả giải bài toán tối ưu đa mục tiêu về tỷ lệ sót, tỷ lệ dính tia và tỷ lệ củ vỡ cho thấy ở tốc độ quay của trống đập là 700 vòng/phút, khe hở giữa hai trống đập là 20,93mm và lượng cấp liệu là 1,361 kg/s cho kết quả tối ưu với tỷ lệ sót, tỷ lệ dính tia, tỷ lệ củ vỡ lần lượt là 4,70%, 10,98% và 2,03%.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Qua quá trình thực hiện đề tài, tôi đã thực hiện thực nghiệm với máy bứt củ lạcnăng suất 200kg/giờ của Thạc sỹ Trần Võ Văn May - Khoa Cơ khí , Công nghệ, Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế với các yếu tố đầu vào gồmtốc độ quay của trống đập, khe hở giữa hai trống đập và lượng cấp liệu. Hàm mục tiêu bao gồm tỷ lệ sót, tỷ lệ dính tia, tỷ lệ củ vỡ với phương trình hồi quy như sau:

Hàm mục tiêu tỷ lệ sót, tỷ lệ dính tia, tỷ lệ củ vỡ:

Ys = 5,745 - 7,204 x1 - 3,658x3 + 8,539x3 - 6,99x1.x3 min Yd = 18,2458 - 2,337x1 - 3,972x2 - 2,994x3 min Yv = 14,2338 + 0,635x1 + 0,422x2 - 1,29x3 - 0,4575 x2.x3 min Kết quả giải bài toán tối ưu được các giá trị tại tốc độ quay của trống đập 700 vòng/phút, khe hở giữa hai trống đập là 20,93mm và lượng cấp liệu là 1,361 kg/s cho kết quả tối ưu đa mục tiêu với tỷ lệ sót, tỷ lệ dính tia, tỷ lệ củ vỡ lần lượt là 4,70%, 10,98% và 2,03%.

Đề nghị

- Trong giới hạn đề tài, quá trình nghiên cứu chỉ thực nghiệm ở ba thông số đầu vào bao gồm tốc độ quay của trống đập, khe hở giữa hai trống đập, lượng cấp liệu và ba thông số đầu ra bao gồm tỷ lệ sót, tỷ lệ dính tia, tỷ lệ củ vỡ. Cần nghiên cứu thêm các thông số đầu vào như chiều dài, khoảng cách các răng đập… các thông số đầu ra như chi phí năng lượng riêng để chế tạo máy đạt năng suất, chất lượng tốt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đoàn Văn Điện - Nguyễn Bảng. Lý thuyết tính toán máy nông nghiệp. Nhà xuất bản trường Đại học Nông Lâm thành phố HCM, 1987.

2. Nguyễn Minh Hiếu và cộng sự. Giáo trình cây công nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 2003.

3. Phan Hòa. Nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy đào lạc. Báo cáo khoa học đề tài cấp Bộ, Huế, 2009

4. Đinh Vương Hùng. Xây dựng mô hình nông hộ áp dụng cơ giới hóa trong trồng trọt và sơ chế bảo quản một số nông sản có giá trị kinh tế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Báo cáo kết quả dự án, Thừa Thiên Huế, 2005

5. Lê Công Huỳnh. Phương pháp nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 1995

6. Đỗ Hữu Khi. Nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy liện hợp thu hoạch lạc. Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật đề tài độc lập cấp nhà nước, Hà Nội, 2007.

7. Phạm Văn Lang - Bạch Quốc Khang. Cơ sở lý thuyết quy hoạch thực nghiệm và ứng dụng trong kỹ thuật nông nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 1998.

8. Trần Võ Văn May. Nghiên cứu, thiết kế chế tạo máy tuốt lạc cho các vùng

trồng lạc tập trung tại các tỉnh miền Trung. Báo cáo khoa học đề tài cấp Đại học Huế, Huế, 2013

9. Trần Võ Văn May và Trần Công Dừng. Nghiên cứu tình hình tuốt lạc và đề xuất phương án thiết kế máy tuốt lạc sử dụng cho các vùng trồng lạc tập trung tại Thừa Thiên Huế. Báo cáo đề tài khóa luận tốt nghiệp, Huế, 2013

10. Trần Võ Văn May và Huỳnh Văn Minh. Nghiên cứu xác định một số thông số kỹ thuật làm cơ sở thiết kế chế tạo máy bứt củ lạc tại một số tỉnh Bắc Trung bộ. Báo cáo đề tài khóa luận tốt nghiệp, Huế, 2014

11. Trần Võ Văn May và Nguyễn Đình Trung. Nghiên cứu xác định một số thông số của bộ phận đập của máy bứt củ lạc tại Thừa Thiên Huế. Báo cáo đề tài khóa luận tốt nghiệp, Huế, 2016.

12. Trần Võ Văn May, Lê Minh Lư, Phan Hòa. Nguyên lý đập củ lạc với hai trống

răng quay ngược chiều, hướng phát triển cho cơ giới hóa bứt củ lạc tại việt nam hiện nay. Hội thảo về cơ khí, Hà Nội, 2016.

13. Đào Quang Triệu. Động lực học máy ngông nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội 2002

PHỤ LỤC

MỘT SỐ HÌNH ẢNH QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN THÍ NGHIỆM

Chuẩn bị máy, thiết bị phục vụ thí nghiệm

Chuẩn bị mẫu để thực hiện thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tối ưu hóa một số thông số làm việc của máy bứt củ lạc bằng phương pháp thực nghiệm (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)