3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Tình hình cây xanh đô thị ở thế giới
Từ cuối thế kỷ XIX, ý tưởng về một đô thị sinh thái đã xuất hiện và phổ biến trên thế giới trong 2 thập kỷ qua. Mô hình này đã xuất hiện khắp châu Âu như Hammarby Sjöstad ở Thụy Điển, BedZed ở Anh, Kronsberg và Vauban ở Đức...
Tại Pháp, nỗ lực kêu gọi xây dựng đô thị phát triển bền vững của Chính phủ đã góp phần hình thành nhiều đô thị sinh thái nổi tiếng. Khu Confluence thuộc Lyon ở Pháp là một ví dụ. Đô thị này được hoàn thành xây dựng vào năm 2011 tại hợp lưu của hai dòng sông, tạo thành thế đất "mũi tàu" giáp ba mặt sông. Confluence rộng 150ha, trong đó 60% diện tích là không gian xanh và không gian công cộng. Các công trình hầu hết đều tiết kiệm khoảng 50% năng lượng so với tiêu chuẩn thiết kế hiện hành. Khu đô thị này được vinh danh tại nhiều giải thưởng nhờ quy hoạch tôn vinh cảnh quan sông nước cùng sự kết hợp với sử dụng vật liệu và công nghệ tiên tiến tạo ra khu đô thị sinh thái bền vững.
Tại châu Á, Singapore và Nhật Bản là những quốc gia đi đầu trong các sáng kiến xây dựng mô hình đô thị sinh thái.
Theo đó, Chính phủ Singapore đặc biệt quan tâm đến việc phủ xanh đô thị với mục đích thẩm mỹ và cải thiện môi trường. Vì có diện tích nhỏ, chỉ bằng 1/3 so với thành phố Hồ Chí Minh nên từng mét vuông đất đều được quy hoạch rất cẩn thận. Đặc biệt, chính phủ Singapore đã áp dụng chính sách vườn ở bất kì nơi đâu cùng với việc đẩy mạnh xây dựng công viên cây xanh
trong đô thị. Chính vì vậy, diện tích cây xanh đã chiếm 50% diện tích toàn thành phố, con số đáng mơ ước với nhiều thành phố khác trên thế giới.
Khu đô thị xanh Fujisawa Sustainable Smart Town (Fujisawa SST), thuộc tỉnh Kanagawa, cách thủ đô Tokyo của Nhật Bản khoảng 50 km về hướng Tây Nam, là một trong những đô thị sinh thái điển hình. Nhờ sự kết hợp giữa ý tưởng công nghệ độc đáo và mục tiêu phát triển bền vững, cách xây dựng đô thị thông minh Fujisawa (tỉnh Kanagawa) được xem là khu đô thị sinh thái và thông minh nhất thế giới và được nhiều nước chia sẻ và học tập.