3. Ý nghĩa của đề tài
3.4.2. xuất quy hoạch cây xanh trên một số tuyến đường chính thành phố
phố Thái Nguyên
Căn cứ vào các quy định trồng cây xanh đô thị ở đường phố, một số tiêu chuẩn trồng cây vỉa hè, căn cứ vào điều kiện thời tiết, khí hậu tại thành phố Thái Nguyên. Căn cứ số liệu điều tra hiện trạng hệ thống cây xanh đường phố mới nhất, đề xuất quy hoạch một số tuyến đường chính như sau:
a. Đường Nha Trang
Hiện nay tuyến đường Nha Trang với chiều dài là 555m, trên tuyến đường Nha Trang có 183 cây xanh đô thị với khoảng 10 chủng loại cây khác nhau, bao gồm các chủng loại cây như: Xà cừ, phượng, bằng lăng, sao đen...
Nhược điểm của tuyến đường này là quáng đường quá ngắn mà có quá nhiều chủng loại cây. Trong đó, có 62 cây phượng, chiếm khoảng 40% tổng số cây. Một số cây phượng và các cây cổ thụ lâu năm đã già cỗi, cong queo, sâu mục thân, bộ rể ăn nổi, một số cây do dân trồng tự phát như bàng, xà cừ hay trứng cá có hiện tượng sâu bệnh, quả và lá rụng làm ảnh hưởng đến vỉa hè, vệ sinh môi trường, hệ thống thoát nước và mỹ quan đô thị
Với đặc tính cây phượng thuộc cây thân gỗ khá lớn, rễ nổi, dáng buông dài, cây có chiều cao khoảng từ 10-20m, cây có nhiều cành nhánh mọc nghiêng nhau nên tán lá rộng, hoa màu đỏ nổi bật. Tuy nhiên, nhược điểm của cây phượng là tuổi thọ không cao,cây trồng trên đường phố chỉ 30 tuổi là đã già cỗi, thân có dấu hiệu mục rỗng, sâu bệnh, nấm bắt đầu tấn công. Còn cây trồng trong công viên, trường học thì có thể có tuổi thọ cao hơn nhưng cũng chỉ đạt 40-50 năm tuổi.
Cây bằng lăng là cây thân gỗ trung bình, cao 12-18 m đường kính khoảng 20-40 cm, cho hoa đẹp, tán hình trứng rộng, dày, xanh thẫm, lá thường rụng vào mùa khô. Tuy nhiên thân không thật thẳng, phân cành sớm, cành mọc ngang với rất nhiều cành nhỏ mang lá
Cây xà cừ là loại cây gỗ lớn, có bóng mát, xanh quanh năm. Tuy nhiên Rễ ngang, tán nặng, chiếm không gian lớn, mất cân đối và dễ đổ khi mưa bão.
Vì vậy, giải pháp đề xuất là có thể thay thế trên tuyến đường bằng 2-3 chủng loại cây như thay thế các loại cây phượng, xà cừ, trứng cá, bàng bằng các loại cây như sao đen và muồng
b. Đường Hùng Vương
Đường Hùng Vương với chiều dài 700m và có trên 10 chủng loại cây như: Phượng, muồng, sữa, dâu da, sao đen, mít...với tổng số cây là 212. Cây sữa có 132 cây. Chiếm khoảng 60% tỉ lệ các cây.
Đặc điểm cây sữa là ít sâu bệnh, lá xanh quanh năm, cho quả ngọt. Tuy nhiên, trên tuyến đường này mật độ cây sữa quá dày nên tiết ra mùi hương nhiều và nặng, do đó cũng ảnh hưởng phần nào đến môi trường sống, sinh hoạt của một số khu vực xung quanh. Một số cây vú sữa, sấu, phượng cũng bị các bệnh về lá và thân.
Ngoài ra một số cây như trứng cá, dâu da... vào mùa quả chín sẽ rụng nhiều xuống đường ảnh hưởng vệ sinh môi trường và cũng không phù hợp với cây đô thị đường phố.
Giải pháp đề xuất là: Giảm bớt tỉ lệ cây hoa sữa, thay thế các cây đã bị sâu mục ở rễ và thân, bổ sung và trồng thêm một số chủng loại cây như cây sao đen, muồng...
c. Đường Lương Ngọc Quyến.
Với chiều dài 1496m, tuyến đường Lương Ngọc Quyến có khoảng 12 chủng loại cây bao gồm chủ yếu là cây móng bò, sao đen, muồng hoàng yến, đinht rống, lộc vừng…Trong đó một số cây đinh trống có hiện tượng bị sâu, cành giòn dễ gãy đổ. Đây là tuyến đường có chợ, các bệnh viện, các trường đại học và tập trung các siêu thị lớn do đó là khu vực có nhiều người, phương tiện tham gia giao thông, tiếng ồn và khói bụi luôn luôn là những nhân tố có tác động xấu nhiều nhất tới người dân sống gần tuyến đường này.
Đề xuất giải pháp là:
- Thay thế một số loại cây như sữa, trứng cá, xoài, dâu da... bằng một số loại cây như xoài, sao đen...
- Thay thế 07 cây đinh trống có đường kính >50cm có nhiều cành cây gãy và bị sâu bằng cây đinh trống mới có đường kính không quá 50cm hoặc cây sao đen
- Tiếp tục duy trì và bảo tồn các cây có giá trị cao như vú sữa, xoài, nhội.
d.Đường Hoàng Văn Thụ
Đối với đường Hoàng Văn Thụ, là tuyến đường trung tâm thành phố với chiều dài là 1.738m có khoảng 12 chủng loại cây, bao gồm chủ yếu là cây sữa, sao đen, bằng lăng…
Nhược điểm của tuyến này là có những cây phượng và cây vông đã già, cằn cỗi, kém phát triển; một số cây muồng, xưa mầm, trứng cá đang trong tình trạng sâu bệnh về lá và thân.
Giải pháp đề xuất là:
- Loại bỏ và thay thế các loại cây đã già cỗi, sâu mục, cành giòn và dễ gãy đổ: phượng, vông, muồng, xưa mầm, trứng cá... bằng những cây khoẻ mạnh, phát triển tốt.
- Thay thế 05 cây bằng lăng đã già cỗi cành giòn, dễ gãy bằng 05 cây bằng lăng mới có cùng độ tuổi.
e. Đường Cách Mạng Tháng 8
Với chiều dài là 7123m, hiện nay trên tuyến đường này có đến gần 30 loại cây xanh đô thị được trồng, rất đa dạng và phong phú, chiếm đa số là bàng, bằng lăng, sao đen.
Nhược điểm tuyến đường này là có quá nhiều cây bàng, cành lá nghiêng, quả và lá rụng nhiều, lá bàng lại to, khi rơi xuống dễ gây tắc hệ thống thoát nước thành phố, cành lá nghiêng xoè gây mất an toàng giao thông và ảnh hưởng mỹ quan đô thị. Một số cây bàng, đinh trống xà cừ, sấu có hiện
tượng sâu mục thân. Ngoài ra trứng ca, dâu da cũng là những loại cây quả khi rụng xuống sẽ gây ảnh hưởng vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.
Giải pháp đề xuất là:
- Loại bỏ các cây bàng, đinh trống xà cừ, sấu có hiện tượng sâu mục thân, cây nào bị sâu nhẹ có thể phun các loại thuốc trừ sâu phù hợp.
- Loại bỏ dần những cây trứng cá, dâu da hay cây bàng bằng các cây sao đen, muồng
- Thay thế 07 cây xà cừ bị sâu có nguy cơ gãy đổ bằng cây xà cừ mới hoặc cây hoàng yến có độ tuổi tương đương.
f. Đường Đội Cấn
Với chiều dài là hơn 400m, tuyến đường này có khoảng 6 chủng loại như sữa, phượng, sao đen, xà cừ, xạ hương, bằng lăng.
Nhược điểm tuyến đường này có một số cây sữa, phượng, xà cừ, đinh trống đã cằn cỗi, sâu mục, bộ rễ ăn nổi có nguy cơ gãy đổ, không đảm bảo an toàn giao thông
Giải pháp đưa ra là:
- Phun thuốc trừ sâu có các cây bị bệnh về sâu lá
- Loại bỏ những cây mà không còn đảm bảo về sự phát triển của cây, sự an toàn giao thông cũng như mỹ quan đô thị như cây phượng, sữa... Thay thế và bổ sung bằng một số loại cây như sao đen, vàng anh...
- Sắp xếp lại vị trí các cây trồng cho phù hợp để tạo điểm nhấn cho tuyến đường trung tâm.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết luận
Qua nghiên cứu thực trạng cây xanh tại 6 tuyến đường: Nha Trang, Hùng Vương, Hoàng Văn Thụ, Lương Ngọc Quyến, Cách Mạng Tháng 8, Đội Cấn. Hiện nay hệ thống cây xanh tại thành phố Thái Nguyên đã và đang được đầu tư trồng, chăm sóc, bước đầu tạo nên diện mạo mới ở một số tuyến phố như: Đội Cấn, Nha Trang…
Tỉ lệ che phủ cây xanh ở thành phố Thái Nguyên tuy không thấp nhưng cây xanh trong thành phố phân bố không đồng đều. Việc phát triển cây xanh thành phố còn thiếu đồng bộ, thiếu khoa học
Tính đến năm 2019, TP Thái Nguyên có khoảng 22855 cây xanh đô thị đường phố và dự báo đến năm 2030, TP Thái Nguyên cần trồng thêm khoảng 4772 cây xanh đường phố trên tất cả các tuyến đường để đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn về mảng xanh đô thị
Quy hoạch cây xanh đô thị tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên là một việc làm cần thiết có ý nghĩa thiết thực, góp phần định hướng cho việc phát triển cây xanh đô thị cho thành phố trong tương lai, sắp xếp bố trí cây xanh trong thành phố một cách hợp lý khoa học, tạo cảnh quan… nhằm đảm bảo cho thành phố ngày càng phát triển bền vững.
2. Kiến nghị
Cây xanh đường phố vô cùng quan trọng đối với không gian đô thị, việc lựa chọn các loại cây phù hợp với không gian cảnh quan là vô cùng cần thiết.
Qua tìm hiểu một số loại cây, có thể thấy rằng, cây sao đen tuổi thọ lâu năm, thân thẳng, lá xanh 4 mùa và cây có giá trị về kinh tế. Cây vàng anh là loại cây lá xanh quanh năm, lá ít rụng và mềm mại, hoa vàng, thân
thẳng, khoẻ mạnh lại ít sâu bệnh. Ngoài ra một số cây khác như muồng hoàng yến, giáng hương, Lim xẹt...cũng khỏe mạnh, ít sâu bệnh, dáng đẹp, tán rộng, lọc bầu không khí và cho bóng mát tuyệt vời. Vì vậy, rất phù hợp để đề xuất trồng thay thế dần và bổ sung tại các tuyến đường trên thành phố tạo sự đồng bộ, bảo vệ môi trường cũng như mỹ quan đô thị.
Tăng cường tiềm lực cơ sở vật chất phục vụ cho quy hoạch cây xanh đô thị như: xây dựng vườn ươm thực vật, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý cây xanh đô thị, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
Trong quá trình thực hiện quy hoạch cây xanh đô thị cần có sự giám sát của các cơ quan chuyên trách và các sở ban ngành liên quan. Cũng như lắng nghe, tiếp thu ý kiến đóng góp của nhân dân, và sau một khoảng thời gian nhất định cần xem xét lại quy hoạch và thay đổi quy hoạch nếu cần thiết nhằm tạo ra một hệ thống cây xanh đô thị phù hợp nhất cho cảnh quan, môi trường khí hậu, điều kiện kinh tế xã hội của thành phố.
Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ có chuyên môn để đảm đương xây dựng quy hoạch cây xanh đô thị.
Tăng cường tiềm lực cơ sở vật chất phục vụ cho quy hoạch cây xanh đô thị như: xây dựng vườn ươm thực vật, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý cây xanh đô thị, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
Tăng cường tuyên truyền giáo dục và nâng cao nhận thức về quy hoạch cây xanh đô thị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Xây dựng (2005), Thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2005 về việc Hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị.
2. Bộ Xây dựng (2009), Thông tư số 20/2009/TT-BXD ngày 30/06/2009 về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20/12/2005 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị.
3. Bộ Xây dựng (2005), Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 362:2005 Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế.
4. TCVN 9257 : 2012 quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị - tiêu chuẩn thiết kế
5. Bộ Xây dựng (2006), Quyết định số 01/2006QĐ-BXD ngày 05 tháng 01 năm 2006 về việc Ban hành Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 362:2005 Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị tiêu chuẩn thiết kế.
6. Nguyễn Huy Côn (2004), Kiến trúc và môi sinh. NXB xây dựng, Hà Nội.
7. Chính phủ (2010), Nghị định về quản lý cây xanh đô thị ngày ngày 11 tháng 6 năm 2010.
8. Nguyễn Trọng Đài (2004), Giáo trình Các bài tập GIS ứng dụng. Trường Đại học KHTN – ĐHQG Hà Nội.
9. Phạm Thu Hà, Ngô Văn Tú (2006), Cơ sở và ứng dụng HTTTĐL trong quản lý tài nguyên và môi trường nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp 1, Hà Nội.
10. Lưu Đức Hải (2000), Quản lý Môi trường cho sự phát triển bền vững, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
11. Chế Đình Lý (1997), Cây xanh - phát triển và quản lý trong môi trường đô thị. NXB Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
12. Trần Viết Mỹ (2001), Nghiên cứu cơ sở quy hoạch cây xanh và chọn loài cây trồng phù hợp phục vụ quá trình đô thị hóa TP. HCM. Luận án tiến sĩ, Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
13. Nguyễn Thế Thận, Trần Công Yên (2000), Giáo trình Tổ chức hệ thống thông tin địa lý – GIS, NXB Xây dựng, Hà Nội.
14. Nguyễn Thế Thôn (2004), Quy hoạch môi trường và phát triển bền vững.
Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
15. Vũ Quyết Thắng (2005), Quy hoạch môi trường. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
16. Uỷ ban nhân dân thành phố Thái Nguyên, Thuyết minh tổng hợp điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Thái Nguyên đến năm 2030, Thái Nguyên.
17. Uỷ ban nhân dân thành phố Thái Nguyên (2010), Đề án đề nghị công nhận thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên,
Thái Nguyên.
18. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2009), Quyết định số 12/2009/QĐ- UBND ngày 27/04/2009 về việc ban hành Quy định trách nhiệm quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
19. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2013), Quyết định số 22/2013/QĐ- UBND ngày 15 tháng 10 năm 2013 về việc ban hành Quy định áp dụng một số tiêu chuẩn quy hoạch giao thông, đất cây xanh, đất công cộng tối thiểu trong công tác quy hoạch, xây dựng phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
20. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2013), Nghị quyết số 01/2013/NQ- HĐND ngày 26 tháng 4 năm 2013 về việc “Thông qua đề án Quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”
21. Ủy ban nhân dân thành phố Thái Nguyên (2014), Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị thành phố Thái Nguyên.
PHỤC LỤC
Bảng 12. ĐẶC TÍNH CỦA MỘT SỐ CÂY TRỒNG THƯỜNG GẶP
STT Tên cây Tên khoa học Cây cao
(m) Đường kính tán (m) Hình thức tán Dạng lá Màu lá xanh Kỳ rụng lá trơ cành (tháng) Kỳ nở hoa (tháng) Màu hoa
1 Ban Bauhinia variegatalinn 6-8 3-4 tự do bản nhạt 11-1 12-4 tím, trắng
2 Bạch đàn trắng Eucalyptus resinefera smith 12-15 5-7 thuỗn bản nhạt - 4-5 vàng ngà
3 Bạch đàn chanh
Eucalyptus maculata var
citriodora 25-40 6-8 thuỗn bản nhạt - 5-6 trắng xanh
4 Bạch đàn đỏ Eucapyptus hobusta smith 15-20 5-8 thuỗn bản nâu - 8-9 trắng ngà
5 Bạch đàn lá liễu Eucapyptus exerta f.v muell 12 3-5 thuỗn rủ bản nhạt - 5-6 trắng ngà
6 Bụt mọc Taxodium distichum rich 10-15 5-7 tháp kim sẫm 2-3 4-5
xanh hồ thuỷ
7 Bách tán Araucaria excelsa r.br 40 4-8 tháp kim sẫm 4-5 xanh lam
8 Bàng Terminalia ctappa linn 15-20 10 phân tầng bản xanh 2-3 7-8 xanh
9 Bông gòn Ceiba pentandra gaertn 20-30 6-10 phân tầng bản nhạt 2-4 3-4 trắng
10 Bằng lăng Lagerstroemia flosreginae retz 15-20 8-10 thuỗn bản sẫm 2-3 5-7 tím hồng
11 Chiêu liêu Terminalia tomentosa wight 15-30 8-15 trứng bản vàng 3-4 5-6 trắng ngà
12 Chò nâu Dipterocarpus tonkinensis chev 30-40 6-10 tròn bản nhạt - 8-9 vàng ngà
Hydnocarpus anthelmintica
STT Tên cây Tên khoa học Cây cao (m) Đườ ng kính tán (m) Hình thức tán Dạng lá Màu lá xanh Kỳ rụng lá trơ cành (tháng) Kỳ nở hoa (tháng) Màu hoa
14 Dầu nước Parashrea stellata kur 35 8-10 tháp bản nhạt - 5-6 trắng ngà
15 Dáng hương Pterocarpus pedatus pierre 20-25 8-10 tròn bản vàng 3-4 - vàng