3. Ý nghĩa của đề tài
3.3. Dự báo nhu cầu cây xanh đô thị thành phố Thái Nguyên đến năm 2030
3.3.1. Dự báo tốc độ tăng dân sốđến năm 2030
Công oán được dùng để dự báo dân số là công thức Euler cải tiến, được biểu diễn như sau:
Ni+1 = Ni + r * Ni * ∆t Trong đó :
Ni : Dân số ban đầu (người).
Ni+1: Số dân sau một năm (người). thức t r : Tốc độ tăng dân số (%).
∆t: Thời gian (năm)
Năm 2019 dân số thành phố Thái Nguyên là 341.707 người và tốc độ gia tăng dân số là 1,9 % (Cục thống kê thành phố Thái Nguyên công bố. Áp dụng công thức Euler:
Bảng 3.11. Dự báo phát triển dân số TP Thái Nguyên đến năm 2030
STT Năm Ni+1 (Người)
1 2020 348.199 2 2021 354.815 3 2022 361.456 4 2023 368.324 5 2024 375322 6 2025 382.453 7 2026 389.720 8 2027 397.125 9 2028 404.670 10 2029 412.359 11 2030 420.194
Vậy dự báo đến năm 2030 dân số thành phố Thái Nguyên khoảng
3.3.2. Dự báo nhu cầu về cây xanh đô thị thành phố Thái Nguyên đến năm 2030. 2030.
Theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9257/2012 về quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị - tiêu chuẩn thiết kế, thì tiêu chuẩn đất cây xanh đường phố của đô thị loại I là 1,9 – 2,2 m2/ người.
Vậy năm 2019, Với diện tích là 223 km2, dân số hiện tại của thành phố là 341.707 và số lượng cây xanh trên địa bàn thành phố Thái Nguyên là 22855 cây
Bảng 3.12. Dự báo nhu cầu cây xanh đến năm 2030
STT Tên đường Độ dài
Năm 2019 Khoảng cách cây theo quy định Dự kiến bổ sung khối lượng cây đến năm 2030 Khối lượng (cây) Khoảng cách trung bình cây thực tế (m) 1 Đội Cấn 888 88 10 5 -7 m/cây 90 2 Nguyễn du 1070 120 9 5 -7 m/cây 94 3 Nha Trang 1110 183 6 5 -7 m/cây 39 4 Bến tượng 2480 346 7 5 -7 m/cây 150 5 Hùng Vương 1400 212 7 5 -7 m/cây 68 6 CMT8 14246 2009 7 5 -7 m/cây 183 7 Lưu Nhân Trú 4470 597 7 5 -7 m/cây 42 8 Vó Ngựa 3200 411 8 5 -7 m/cây 122 9 Gang Thép 2552 339 8 5 -7 m/cây 171 10 Lương Ngọc Quyến 2992 523 6 5 -7 m/cây 75 11 Dân cư Mỏ Bạch 200 33 6 5 -7 m/cây 7 12 Hoàng Hoa Thám 400 60 7 5 -7 m/cây 20
13 Hoàng Văn Thụ 3476 495 7 5 -7 m/cây 200 14 Chu văn An 1230 122 10 5 -7 m/cây 124 15 Nguyễn Đình
Chiểu 1000 123 8 5 -7 m/cây 77
STT Tên đường Độ dài Năm 2019 Khoảng cách cây theo quy định Dự kiến bổ sung khối lượng cây đến năm 2030 Khối lượng (cây) Khoảng cách trung bình cây thực tế (m)
17 Quang Trung 7612 1015 7 5 -7 m/cây 254 18 Bắc kạn –
Dương Tự Minh 11908 1674 7 5 -7 m/cây 27 19 Bắc Nam 2102 281 7 5 -7 m/cây 139 20 Phù Liễn 1600 227 7 5 -7 m/cây 93 21 Phố Cột Cờ 528 69 8 5 -7 m/cây 37 22 Phố Nhị Quý 200 25 8 5 -7 m/cây 15 23 Phùng Chí Kiên 2610 307 9 5 -7 m/cây 66 24 Thống Nhất 16746 2192 8 5 -7 m/cây 200 25 Phố Hương 1020 150 7 5 -7 m/cây 54 26 Oánh 2260 289 8 5 -7 m/cây 163
27 Ga Thái Nguyên 1620 201 8 5 -7 m/cây 123 28 Phan Đình
Phùng 5430 747 7 5 -7 m/cây 29
29 Quyết Tiến 732 83 9 5 -7 m/cây 63 30 Thanh Niên 960 122 8 5 -7 m/cây 70 31 Lê Quý đôn 630 67 9 5 -7 m/cây 59
32 Đồng Bẩm 3096 430 7 5 -7 m/cây 86
33 Đội Giá 600 81 7 5 -7 m/cây 39
34 Hoàng Ngân 1420 195 7 5 -7 m/cây 89 35 Phố Xương
Rồng 400 50 8 5 -7 m/cây 30
36 Thanh Niên
Xung Phong 1270 151 8 5 -7 m/cây 103 37 Phan Bội Châu 800 70 11 5 -7 m/cây 90 38 Nối Nguyễn Du 268 40 7 5 -7 m/cây 14 39 Chợ Tạm Quang
Trung 232 31 7 5 -7 m/cây 15
40 Thịnh Đức 1200 149 8 5 -7 m/cây 91
STT Tên đường Độ dài Năm 2019 Khoảng cách cây theo quy định Dự kiến bổ sung khối lượng cây đến năm 2030 Khối lượng (cây) Khoảng cách trung bình cây thực tế (m) 42 Việt Bắc 7000 907 8 5 -7 m/cây 93
43 Đê Nông Lâm 2480 336 7 5 -7 m/cây 77
44 Phú Xá 3058 433 7 5 -7 m/cây 77 45 Quảng trường Võ Nguyên Giáp 668 109 6 5 -7 m/cây 25 46 Quốc lộ 1B 5024 803 6 5 -7 m/cây 202 47 DT 269 4420 579 8 5 -7 m/cây 158 48 Sơn Cẩm 14800 2153 7 5 -7 m/cây 124 49 Linh Sơn 11400 1538 7 5 -7 m/cây 91 50 Đường vào Phan
Đình Phùng 300 32 9 5 -7 m/cây 28
51 Bắc Sơn 2400 290 8 5 -7 m/cây 110 52 Qua chùa Phù
Liễn 504 72 7 5 -7 m/cây 29
53 Phố 19/8 710 84 8 5 -7 m/cây 58 54 Cầu Bến Tượng 1500 126 12 5 -7 m/cây 88
55 Tổng Số 168.336 22.855 4772
Như vậy, đến năm 2030, dự báo thành phố Thái Nguyên cần trồng thêm khoảng 4772 cây để đáp ứng nhu cầu khoảng cách cây xanh đô thị đường phố theo quy định thông tư số 20 /2005/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2005 của Bộ Xây dựng và Nghị định 64/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 06 năm 2010 về quản lý cây xanh đô thị
3.3. Những tồn tại, hạn chế và đề xuất một số giải pháp quản lý cây xanh đô thị tại thành phố Thái Nguyên đô thị tại thành phố Thái Nguyên
3.3.1. Những tồn tại, hạn chế
Trong những năm qua do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan nên thành phố chưa có quy hoạch tổng thể mang tính chiến lược về phát triển cây xanh, mảng xanh đô thị nói chung và cây xanh đường phố nói riêng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, cũng như các dự án, kế hoạch chi tiết cho việc trồng cây xanh đô thị, cây xanh đường phố. Ở trung tâm thành phố độ che phủ cây xanh còn thấp, việc phát triển mảng xanh đô thị vùng nội thành còn thiếu quy hoạch, phát triển một cách tự phát, không đồng bộ.
Công tác quản lí Nhà nước về quản lí cây xanh đô thị còn hạn chế. Tuy vậy, đại bộ phận người dân thành phố đều xuất thân từ những làng quê nơi mà cây xanh luôn hiện hữu trong cuộc sống hàng ngày, gắn bó mật thiết với họ. Chính vì vậy, trong tiềm thức mỗi người dân vẫn mong mình được sống trong một môi trường trong lành, gần gũi với thiên nhiên và những ngôi nhà, mỗi tuyến đường góc phố luôn tràn ngập bóng cây xanh. Song, vẫn chưa có động lực, phong trào nào đủ mạnh để đánh thức tiềm thức đó.
Đơn vị thực hiện nhiệm vụ trồng, quản lí, chăm sóc công viên, cây xanh đường phố còn hạn chế về trang thiết bị cần thiết để thực hiện nhiệm vụ.
Thiếu cơ chế chính sách cụ thể, hợp lí để huy động các nguồn lực đáp ứng cho công tác phát triển cây xanh đô thị, cây xanh đường phố trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
Công tác xã hội hóa về trồng và bảo vệ cây xanh đô thị, cây xanh đường phố còn nhiều hạn chế.
Hiện nay việc quy hoạch cây xanh đô thị là một yêu cầu mang tính bức thiết đối với thành phố Thái Nguyên.
3.3.2. Đề xuất các giải pháp hỗ trợ nhằm thực hiện quy hoạch cây xanh thành phố Thái Nguyên đến năm 2030. thành phố Thái Nguyên đến năm 2030.
* Giải pháp về cơ chế quản lý và chính sách
Hiện nay việc quản lý cây xanh đô thị thành phố Thái Nguyên do: Công ty CP môi trường và công trình đô thị Thái Nguyên: quản lý cây xanh công viên, các vườn hoa nhỏ, đảo tròn, các vườn hoa, dải phân cách đường phố, hành lang giao thông chủ yếu ở các phường nội thành.
Phòng Kinh tế thành phố Thái Nguyên: quản lý Nhà nước về rừng đặc dụng, cây trồng phân tán, cây xanh trong các trường học, bệnh viện, doanh trại quân đội, kênh mương thủy lợi và rừng sản xuất ở ngoại thành.
Một số hệ thống cây xanh còn do Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở VHTT và du lịch, Sở thể dục thể thao… quản lý.
Qua đó chúng ta thấy rằng việc quản lý Nhà nước về rừng và cây xanh còn do nhiều đơn vị, tổ chức cá nhân khác nhau quản lý. Chính vì vậy khó có thể tạo ra sự thống nhất trong việc phát triển và quản lý cây xanh đô thị thành phố Thái Nguyên. Chưa có một văn bản pháp lý cụ thể nào phân công rỏ ràng quyền hạn và trách nhiệm cũng như yêu cầu phối hợp trong việc quản lý cây xanh đô thị.
Vấn đề này cần sớm được khắc phục. Cần phải giao cho một cơ quan chuyên trách đảm nhận trọng trách công tác quản lý và phát triển cây xanh cho thành phố trong những năm tới.
a. Về cơ chế quản lý
- Cần nhanh chóng phổ biến và đưa thông tư của bộ xây dựng số 20/2005/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2005 hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị vào thực tiễn.
- Công bố quy hoạch cây xanh đô thị. Triển khai thực hiện theo quy hoạch, thường xuyên giám sát, theo dõi và có sự điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với tình hình mới.
- Song song với việc tuyên truyền bảo vệ rừng, cây xanh đô thị, thành phố cần quy định mức phạt nghiêm khắc đối với những hành vi chặt phá, hủy hoại, săn bắn hoặc gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của hệ động, thực vật. Người vi phạm hoặc (chủ của con vật vi phạm) sẽ bị phạt hành chính và nếu vi phạm nghiêm trọng sẽ bị truy tố trước pháp luật.
b. Về chính sách
- Vốn và tín dụng: Trích ngân sách của thành phố cho việc trồng xây dựng các vườn thực vật, trồng cây phân tán trên các tuyến đường và những nơi công cộng. Ngân sách được chi ra dưới dạng cho vay không lãi và đề ra chỉ tiêu trồng cây xanh. Nếu sau một thời gian nhất định nghiệm thu đạt chỉ tiêu thì xóa nợ đối với đơn vị thực hiện. Đối với công tác trồng rừng thì tận dụng nguồn vốn từ các dự án của chính phủ và các tổ chức phi chính phủ hoặc ngân hàng cho vay dài hạn hoặc trung hạn với lãi suất ưu đãi. Trợ giá hoặc hỗ trợ cung cấp giống và phân bón.
- Thuế: đối với các doanh nghiệp dành đất để phát triển cây xanh thì miễn thuế 100% đối với diện tích đất đó. Khi người dân chuyển mục đích sử dụng đất từ trồng cây nông nghiệp ngắn ngày không mang lại hiệu quả kinh tế sang trồng rừng phòng hộ thì miễn thuế cho phần đất này.
- Dành đất để phát triển cây xanh: Yêu cầu các đơn vị khi xây dựng mới phải tuân theo tiêu chuẩn của bộ xây dựng, dành % diện tích đất để phát triển cây xanh. Khi xây dựng mới các tuyến đường giao thông nhất thiết phải quan tâm đến phần đất dành cho phát triển cây xanh.
- Hỗ trợ phát triển khoa học kỹ thuật liên quan đến việc nghiên cứu, dẫn nhập giống cây trồng, hoa cảnh từ rừng trong và ngoài tỉnh nhằm đa dạng hóa các chủng loài cây trồng, đa dạng sinh học. Ưu tiên nghiên cứu chọn lọc các giống cây có sẵn tại địa phương có sẵn lợi thế thích nghi cao với điều kiện khí hậu khắc nghiệt của thành phố.
3.3.3. Giải pháp khoa học kỹ thuật
a. Đối với cây xanh đường phố
Cây xanh đường phố ngoài tác dụng cải thiện khí hậu, làm hành lang thông gió nó còn có tác dụng tạo cảnh quan, nâng cao giá trị thẩm mỹ của một đô thị. Chính vì vậy ngoài việc lựa chọn cây trồng phù hợp, các giải pháp kỹ thuật liên quan đến việc thiết kế, quản lý cây trồng cũng rất cần thiết. Các giải pháp khoa học kỹ thuật đề nghị:
* Khi thiết kế cây đường phố tuân thủ theo các nguyên tắc cụ thể sau:
- Đơn giản: Trên một đoạn đường nên trồng thuần một loại cây. Điều này tạo nên nét đặc trưng để khi nhắc đến một con đường người ta nghĩ ngay đến một loài cây đặc trưng. Việc trồng thuần một loại cây còn tạo nên nét tao nhã, tránh sự hỗn tạp của việc trồng nhiều loại cây khác nhau trên cùng một tuyến đường nó tạo ra cảnh quan không đồng nhất.
- Thay đổi: Trên các tuyến đường khác nhau có thể trồng các loại cây khác nhau nhằm tạo ra nét riêng biệt cho từng tuyến đường. Việc trồng các loại cây khác nhau trên các tuyến đường khác nhau cũng làm tăng đa dạng sinh vật trong hệ thống cây xanh đô thị. Tuy nhiên sự thay đổi cũng cần phải được xem xét một cách thận trọng. Sự thay đổi cần phải hài hòa với cảnh quan chung, tránh sự thay đổi đột ngột, không hài hòa.
- Nhấn mạnh: Trên các tuyến đường việc phát triển hệ thống cây xanh 2 bên vỉa hè cũng như ở giữa dải phân cách là việc làm cần thiết nhằm tạo nền, làm yếu tố hỗ trợ cho cây xanh của đường phố. Còn yếu tố tạo nên nét đặc trưng cho cây xanh đô thị, làm điểm nhấn, tạo sự chú ý của cây xanh đường phố lại là cây xanh tại các giao lộ và tại các công trình kiến trúc nằm dọc 2 bên đường phố hoặc tại đầu mỗi tuyến đường.
Việc dùng cây xanh để tạo hình, tạo biểu tượng trên các tuyến đường đó cũng là một cách tạo điểm nhấn, tạo ấn tượng đối với người nhìn.
- Cân bằng: Yếu tố này được sử dụng khi muốn thể hiện cảnh quan cho một công trình kiến trúc đặc biệt. Như các tuyến đường trong các tuyến đường trong các khu đô thị mới. Để nhấn mạnh sự đồng bộ về kiến trúc cũng như cảnh quan. Cây trồng trên tuyến đường này được trồng đối xứng nhau sao cho hành dạng của một phía tạo ra hình ảnh soi gương phía đối diện.
- Liên tục: Cảnh quan của thành phố cần phải được liên tục, gắn kết với nhau. Yếu tố gắn kết các tuyến phố, các khu vực với nhau chính là dải cây xanh trên các tuyến đường. Chính vì vậy cây xanh đường phố cần được trồng liên tục và đều nhau.
- Cân đối hài hòa: Khi lựa chọn cây trồng cho một tuyến đường chúng ta cần chú ý đến hình dạng của các công trình kiến trúc 2 bên tuyến phố để lựa chọn loại cây trồng phù hợp. Nếu 2 bên tuyến phố là các công trình cao tầng thì cần lựa chọn các cây thân gỗ cao, to, có tán lá rộng. Còn đối với các tuyến phố có các công trình kiến trúc 2 bên là các dãy nhà ở thấp tầng thì chúng ta nên chọn các loại cây thân gỗ nhỏ nhằm tạo sự hài hòa, cân đối.
Khi bố trí cây xanh đường phố cần chú ý đến: độ rộng, hẹp của lề đường; có dải phân cách hay không và nếu có thì có bao nhiêu dải phân cách; dải cây xanh 2 bên đường có phải là dải cây xanh cách ly với khu dân cư hay không nhằm mục đích bố trí cây trồng cho phù hợp.
* Quản lý cây xanh đường phố
- Dựa trên thông tư của bộ xây dựng số 20/2005/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2005 hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị để quản lý cây xanh đô thị. Ngoài ra, chúng ta cũng cần áp dụng một số giải pháp khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả quản lý cây xanh đô thị. Cụ thể:
- Mỗi cây xanh thân gỗ trồng trong đô thị cần phải được kiểm kê, đánh số thứ tự và có hồ sơ lưu với các biện pháp kỹ thuật đi kèm, trong đó ghi rõ