3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Số liệu thu thập từ Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015 - 2019; Thống kê đất đai năm 2015 - 2019 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc; Quy hoạch tổng thể phát Kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Các tài liệu về giá đất và đấu giá quyền sử dụng đất của tỉnh Vĩnh Phúc.
- Số liệu từ các báo cáo của UBND tỉnh Vĩnh Phúc; Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Vĩnh Tường; Trung tâm Hành chính công, các Tổ chức đấu giá huyện Vĩnh Tường và các kết quả đã công bố của các cuộc điều tra khảo sát và đề
tài nghiên cứu khoa học quản lý hành chính liên quan do các cá nhân, cơ quan trong nước và quốc tế thực hiện.
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập qua quá trình khảo sát điều tra xã hội học trên hai nhóm đối tượng là cán bộ công chức và người dân.
- Nhóm cán bộ công chức làm công tác quản lý liên quan tới công tác đấu giá quyền sử dụng đất: Nội dụng phỏng vấn tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến
đánh giá, công tác thông tin, công tác thực hiện quy trình vv… Quy mô mẫu: 20 đối tượng bao gồm:
+ Điều tra cán bộđịa chính của 5 xã/thị trấn: 5 phiếu;
+ Cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Vĩnh Tường: 5 phiếu; + Cán bộ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Vĩnh Tường: 5 phiếu;
+ Cán bộ Sàn giao dịch bất động sản của Trung tâm thương mại và Nhà ở
Phúc Sơn huyện Vĩnh Tường: 5 phiếu.
- Chọn hộ điều tra: Nhóm người dân, khách hàng là những người đã từng tham gia đấu giá QSD đất qua các phiên đấu giá (trên cơ sở thông tin sổ trích lục hồ
sơ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Vĩnh Tường). Dựa vào quy mô dân số
và tỉ lệ hồ sơ tham gia đấu giá, tiến hành điều tra tổng số 120 hộở 6 xã thị trấn, mỗi
địa phương 20 hộ:
+ Thị trấn: Vĩnh Tường, Thổ Tang.
+ Xã: Tân Tiến, Yên Lập, Nghĩa Hưng, Bồ Sao.
Số hộ được chọn là ngẫu nhiên và điều tra về vấn đề công khai, minh bạch trong công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
Quá trình xử lý số bao gồm các hoạt động được thực hiện từ khi tập hợp số
liệu được thu thập đến khi được phân tích, bắt đầu bằng biên tập số liệu. Bước tiếp theo là quá trình mã hóa số liệu. Cuối cùng là phân tích số liệu.
Từ các số liệu thu thập được, xây dựng hệ thống bảng biểu để phân tích, đánh giá thực trạng, xu hướng của hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất. Các số liệu thu thập đã được mã hóa và xử lí trên máy vi tính bằng phần mềm Exel.
2.4.4. Phương pháp so sánh
Phương pháp này được dùng để so sánh kết quả giữa các nhóm đối tượng nghiên cứu xã hội học, giữa các dữ liệu thống kê năm, các cơ quan quản lý có cùng chức năng ở địa phương khác. Từ kết quả so sánh ta rút ra được các nhận xét, kết luận để làm cơ sởđưa ra các giải pháp phù hợp.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN