A. Đặc điểm kinh tế
Dựa trên những số liệu thu thập được về điều kiện kinh tế, xã hội của huyện, đề tài tổng hợp thành bảng 1.6 sau:
Dân cư phân bố không đồng đều giữa các xã và thường tập trung ở ven sông suối, ven đường giao thông như ở các xã Nam Tuấn, Hồng Việt, Đức Long, Hoàng Tung, Thị trấn Nước Hai. Đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ cao, với nhiều thành phần dân tộc, tộc quán sinh hoạt khác nhau, trình độ dân trí thấp và không đồng đều. Mật độ dân số thấp nhất là xã Bạch Đằng, Lê Chung, là những đặc điểm làm hạn chế khả năng khai thác các nguồn tài nguyên phục vụ sản xuất.
Bảng 1.6. Thực trạng phân bố dân cư của huyện Hòa An năm 2019 TT Tên xã Diện tích đất tự nhiên (ha) Tổng số dân (người) Mật độ (người/km2) 1 Bạch Đằng 5.962 2.150 36 2 Bình Dương 3.316 1.393 42 3 Dân Chủ 5.602 4.765 85 4 Đại Tiến 4.946 2.202 45 5 Đức Long 2.871 4.723 165 6 Hoàng Tung 2.461 3.391 138 7 Hồng Nam 3.470 1.554 45 8 Hồng Việt 2.511 3.309 132 9 Lê Chung 3.746 1.229 33 10 Nam Tuấn 3.687 5.110 139 11 Ngũ Lão 9.540 4.869 75 12 Nguyễn Huệ 4.343 3.589 83 13 Quang Trung 4.846 2.646 55 14 Trương Lương 5.306 3.331 63 15 Thị trấn Nước Hai 2.127 13.304 625
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Hòa An năm 2019) B. Văn hóa, xã hội, dân cư – dân tộc – cơ sở hạ tầng
Từ năm 2015 đến nay nền kinh tế của huyện được duy trì, ổn định và phát triển với nhịp độ tăng trưởng cao, là huyện có tốc độ phát triển kinh tế đứng thứ 2 của tỉnh.
Tính đến cuối năm 2019 thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện là khoảng 7 triệu đồng/người/năm. Nguồn thu nhập chính là từ sản xuất nông lâm nghiệp. Trình độ dân trí của một bộ phận dân cư còn thấp nhất là ở phụ nữ,
phổ thông. Tập quán canh tác nông lâm nghiệp còn lạc hậu, đồng bào vẫn còn dùng lửa đốt dọn thực bì để làm nương rẫy gây cháy lan nên ảnh hưởng lớn tới công tác PCCCR.
Hiện nay trên địa bàn huyện có các tuyến đường đường như: tỉnh lộ 203 theo hướng Tây Bắc đi huyện Hà Quảng, Thông Nông; quốc lộ 34 theo hướng tây đi huyện Nguyên Bình; quốc lộ 3 theo hướng đi Bắc Cạn. Nhìn chung hệ thống giao thông trên địa bàn huyện được phân bố tương đối hợp lý, các xã đều có đường ô tô đến trung tâm các xã. Tuy nhiên, một số xã, thôn bản đi lại khó khăn nhất là vào những ngày mưa.
Trên địa bàn huyện có 01 bệnh viện, 05 phòng khám đa khoa, 15/15 xã thị trấn đều có Trạm Y tế xã. Hàng năm huyện đều làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, công tác y tế dự phòng và phòng chống các tệ nạn xã hội nên không có dịch bệnh xảy ra diện rộng trên địa bàn.
Huyện có 54 trường học các cấp và 01 Trung tâm giáo dục thường xuyên – Giáo dục nghề nghiệp. Chia ra Mầm non 18 trường, Tiểu học 16 trường, TH&THCS 02 trường, THCS 15 trường, PT DTNT huyện 01 trường, THPT 02 trường. Số trường đạt chuẩn quốc gia 6 trường, trong đó: Mầm non 03 trường, Tiểu học 03 trường. 30 thư viện đạt chuẩn.
Nhận xét chung: Huyện Hòa An có diện tích đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc phát triển kinh tế các ngành nghề. Đặc biệt là phát triển trồng rừng rất phù hợp với điều kiện đất đai của huyện, vừa phủ xanh đất trống, đồi trọc, môi trường trong sạch, tạo công ăn việc làm và mang lại lợi ích kinh tế cao. Huyện có nguồn lao động dồi dào, có đội ngũ cán bộ trẻ, có nhiều kinh nghiệm trong quản lý và điều hành, được đào tạo cơ bản, có trình độ, đáp ứng được yêu cầu hiện tại và tương lai.
Tuy nhiên, Hòa An là một huyện miền núi còn gặp nhiều điều kiện khó khăn, nền kinh tế thuần nông xuất phát điểm thấp, các ngành nghề khác phát triển chậm, chưa thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài. Chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, cơ cấu sử dụng đất chưa hợp lý, các giải pháp để phát triển các ngành như phát triển công nghiệp , tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề, các dịch vụ chưa được cụ thể, cơ sở hạ tầng kỹ thuật phát triển chậm, thiếu vốn đầu tư. Sự nhận thức của người dân về vai trò của rừng còn hạn chế, áp lực về đời sống hàng ngày vẫn gây tác động xấu đến công tác quản lý bảo vệ rừng.
Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU