Một số luật và văn bản liên quan đến công tác PCCCR

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp góp phần cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện hòa an, tỉnh cao bằng (Trang 59)

Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm chú trọng tới công tác quản lý bảo vệ rừng, công tác PCCCR. Do vậy Đảng và Nhà nước đã

ban hành nhiều chủ trương, chính sách về công tác PCCCR nhằm bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng.

UBND tỉnh Cao Bằng và UBND huyện Hòa An cũng đã có nhiều công văn và Chỉ thị về công tác PCCCR.

Các văn bản, chính sách có liên quan đến công tác PCCCR bao gồm một số văn bản sau:

Bảng 3.13. Một số văn bản luật và dưới luật liên quan đến PCCCR

TT Một số văn bản luật và dưới luật

1 Luật lâm nghiệp ngày 15/11/2017.

2 Luật phòng cháy và chữa cháy ngày 29/06/2001.

3

Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.

4

Nghị định số 133/2015/NĐ-CP ngày 28/12/2015 của Chính phủ quy định việc phối hợp của Dân quân tự vệ với các lực lượng trong hoạt động bảo vệ biên giới, biển, đảo; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở; bảo vệ và phòng, chống cháy rừng.

5 Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/3/2017 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

6 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp

7 Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.

8 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.

9 Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 30/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.

10

Thông tư liên tịch số 144/2002/TTLT-BNNPTNT-BCA-BQP ngày 13 tháng 12 năm 2002 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hướng dẫn việc phối hợp giữa các lực lượng Kiểm lâm, Công an, Quân đội trong công tác bảo vệ rừng.

11

Thông tư liên tịch số 62/2005/TTLT-BNN&PTNT-BTC ngày 03/08/2005 của Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác PCCCR.

12 Thông tư số 25/2019/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phòng cháy chữa cháy rừng.

Kết quả điều tra cho thấy trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng liên quan đến công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng nói chung và công tác PCCCR nói riêng. Việc ban hành các văn bản luật và dưới luật về công tác BV&PTR, công tác PCCCR là những căn cứ pháp lý quan trọng để các lực lượng chức năng, cán bộ và nhân dân các cấp thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ, PCCCR.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Cao Bằng, UBND huyện Hòa An cũng rất quan tâm đến công tác PCCCR, đã ban hành nhiều công văn, chỉ thị, quyết định liên quan đến công tác PCCCR. Hạt kiểm lâm Hòa An thường xuyên tham mưu cho UBND huyện Hòa An về việc ra các quyết định liên quan đến công tác PCCCR.

3.4.3. S tham gia ca người dân trong công tác phòng chng cháy rng

Trong quá trình điều tra nhóm nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn 50 người dân và 10 cán bộ xã tại Bạch Đằng; Phỏng vấn 50 người dân 10 cán bộ ở xã Lê Chung và thu được kết quả như sau:

Bảng 3.14. Kết quảđiều tra phỏng vấn tại khu vực nghiên cứu

TT Tiêuchí

Số lượng người

dân tham gia

(người)

Tỷ lệ

(%)

Xã Bạch Đằng

1 Được giao khoán trồng, khoanh nuôi,

bảo vệ rừng 45 90

2 Được tuyên truyền và tập huấn công

tác bảo vệ rừng 50 100

3 Tham gia chữa cháy rừng 42 84 4 Tham gia tổđội PCCCR của thôn, bản 30 60

Xã Lê Chung

1 Được giao khoán trồng, khoanh nuôi,

bảo vệ rừng 42 84

2 Được tuyên truyền và tập huấncông

tác bảo vệ rừng 50 100

3 Tham gia chữa cháy rừng 40 80 4 Tham gia tổđội PCCCR của thôn, bản 35 70

Qua quá trình phỏng vấn, tiếp xúc với người dân đã cho thấy nhìn chung tỷ lệ người dân được giao khoán trồng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng tại 2 xã nghiên cứu là tương đối cao.

100% người dân phỏng vấn đều được tuyên truyền về công tác PCCCR, tuy nhiên bên cạnh đó do ý thức không tốt của một số người dân nên vẫn còn tình trạng đốt rừng làm nương rẫy gây cháy rừng ở các trạng thái rừng tự nhiên.

80% - 84% người dân tham gia chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra, đó là tỷ lệ tương đối cao nhưng vẫn cần nâng cao hơn nữa để toàn bộ người dân trong xã đều tham gia công tác PCCCR.

0 20 40 60 80 100 120 Xã Bạch Đằng Xã Lê Chung

Giao khoán, khoanh nuôi, bảo vệ rừng Tuyên truyền, tập huấn BVR

Tham gia CCR Tổ đội PCCCR thôn, xóm

Hình 3.6. Mc độ tham gia ca người dân trong PCCCR ti khu vc nghiên cu

Người dân cũng đưa ra những biện pháp mà họ thực hiện khi tham gia chữa cháy rừng: Sử dụng phương pháp thủ công, dùng cành cây, cuốc xẻng để dập lửa, sử dụng phương pháp tạo đường băng trước đám cháy phát dọn hết cành cây, dây leo, làm giảm tối đa vật liệu cháy để đám cháy không tiếp tục lan tràn sang diện tích khác.

Hình 3.7: Lc lượng Kim lâm và người dân tham gia dp la rng

3.4.4. Công tác tuyên truyn PCCCR ti khu vc nghiên cu

Với nhận thức đúng đắn về vai trò của người dân trong công tác PCCCR, UBND xã mà đặc biệt là lực lượng kiểm lâm, ban lâm nghiệp xã đã kết hợp với ban văn hoá xã thực hiện nhiều hoạt động tuyên truyền giáo dục và nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ rừng của người dân. Nhờ vậy phần nào đã hạn chế được nhiều vụ cháy rừng trên địa bàn xã.

Bảng 3.15a: Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền PCCCR tại khu vực (Xã Bạch Đằng) nghiên cứu năm 2018 TT Hoạt động Hình thức Số lượng Đối tượng Xã Bạch Đằng

1 Mở lớp tập huấn nghiệp vụ lớp 5 Chủ rừng, trưởng Khu dân cư, kiểm lâm địa bàn… 2 Mở hội nghị cụm Khu dân

cư buổi 24 Tại 12 Khu dân cư

3 Diễn tập thực tế PCCCR buổi 6 Cho BCH PCCCR, kiểm lâm và tổ đội PCCCR 4 In tờ rơi tuyên truyền tờ 150 Tại 12 Khu dân cư 5 In Panô, áp phích tuyên

truyền tờ 150 Tại 12 Khu dân cư

6 Bảng nội quy bảo vệ rừng cái 5 Tại 12 thôn, bản

7 Biển cấm lửa cái 5 Tại các khu vực trọng điểm

8 Ký cam kết bảo vệ rừng người 717 Tới từng hộ dân 12 thôn, bản

Bảng 3.15b. Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền PCCCR tại khu vực (Xã Lê Chung) nghiên cứu năm 2018

TT Hoạt động Hình thức Số lượng Đối thượng Xã Lê Chung 1 Mở lớp tập huấn nghiệp vụ lớp 5 Chủ rừng, trưởng thôn bản, kiểm lâm địa bàn… 2 Mở hội nghị cụm Khu dân

cư buổi 18 Tại 9 Khu dân cư

3 Diễn tập thực tế PCCCR buổi 5 Cho BCH PCCCR, kiểm lâm và tổ đội PCCCR 4 In tờ rơi tuyên truyền tờ 120 Tại 9 Khu dân cư 5 In Panô, áp phích tuyên

truyền tờ 120 Tại 9 Khu dân cư 6 Bảng nội quy bảo vệ rừng cái 5 Tại 9 Khu dân cư

7 Biển cấm lửa cái 5 Tại các khu vực trọng điểm

8 Ký cam kết bảo vệ rừng người 433 Tới từng hộ dân 9 Khu dân cư

(Nguồn: UBND xã cung cấp)

3.4.5. Các bin pháp k thut PCCCR ti địa phương

Các biện pháp kỹ thuật PCCCR gồm nhiều hệ thống PCCCR khác nhau cụ thể:

* Đốt trước vật liệu cháy có sự kiểm soát:

Vào đầu mùa khô hàng năm, UBND huyện ra Chỉ thị cho các chủ rừng thực hiện các biện pháp PCCCR trong đó biện pháp cụ thể được các chủ rừng triển khai thực hiện: Dọn thực bì dưới tán rừng và đốt trước. Biện pháp này

chủ yếu áp dụng đối với các diện tích rừng trồng do các hộ gia đình quản lý và đạt hiệu quả cao trong công tác phòng cháy rừng.

* Đường băng cản lửa:

Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra khi thiết kế và thi công trồng rừng nhất thiết phải có công trình phòng cháy gồm: Xây dựng đường băng trắng (Có thể tận dụng đất trồng cây nông nghiệp, cây ăn quả) từ 1-3 năm đầu, đường băng xanh (bảo vệ đất, chống xói mòn rửa trôi đất...). Những vùng rừng tập trung quy mô lớn đã có hệ thống đường băng hoàn chỉnh, xây dựng băng xanh kết cấu hỗn giao với nhiều cây bản địa không rụng lá vào mùa cháy. Từ tháng 8 năm 2016, HKL huyện Hòa An đã phối hợp với nhân dân xã Bạch Đằng, Công ty TNHH Lâm Nghiệp Cao Bằng làm đường băng cản lửa với chiều dài 5 km, rộng 10m.

* Chòi quan sát lửa rừng: Trên địa bàn xã nghiên cứu chưa có chòi quan sát lửa rừng. Qua điều tra được biết nguyên nhân là do kinh phí đầu tư cho công tác PCCCR còn hạn hẹp.

3.5. Những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp góp phần cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng

3.5.1. Thun li

- Khí hậu nhiệt đới điển hình bốn mùa rõ rệt, quanh năm hình thành nên rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh, độ ẩm cao.

- Công tác tuyên truyền phòng cháy chữa cháy: Các văn bản Nhà nước về bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng đã được phổ biến tới người dân trong huyện với nhiều hình thức như trên các phương tiện truyền thông đại chúng (Loa phát thanh, tờ rơi, lớp tập huấn...).

- Có sự phối kết hợp giữa các bên tham gia trong công tác PCCCR. Xử lý nghiêm minh cán bộ bỏ vị trí canh rừng, không xử lý vi phạm theo pháp luật.

- Địa phương đã biết áp dụng các phương pháp lâm sinh trồng rừng hỗn giao, đốt dọn thực bì, giảm vật liệu cháy rừng, xây dựng các đường băng cản lửa để hạn chế cháy lan.

- Đã thực hiện đầy đủ các chính sách về công tác bảo vệ rừng nói chung và các phương pháp liên quan đến PCCCR nói riêng.

- Đã có các hình thức khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng. Khuyến khích người dân tích cực tham gia bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.

- Thành lập được các tổ chức đội, các lực lượng chuyên trách và bán chuyên trách cùng tham gia PCCCR.

- Cán bộ chuyên trách đã qua các lớp đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ trong công tác PCCCR.

- Đa số người dân có ý thức trách nhiệm tham gia vào công tác PCCCR, tự trang bị được các phương tiện chữa cháy như dao phát, cuốc, xẻng,... khi tham gia chữa cháy rừng.

3.5.2. Khó khăn

- Địa hình phức tạp, hiểm trở, bị chia cắt nhiều sông suối, đồi núi với độ dốc cao, giao thông đi lại khó khăn, thời tiết nắng nóng, ít mưa, khô hạn kéo dài thiếu nước chữa cháy nên nguy cơ sảy ra cháy rừng vào mùa khô là rất cao.

- Do trình độ nhận thức của mỗi người về công tác PCCCR chưa cao nên việc tuyên truyền chưa đạt được hiệu quả. Dân cư thưa thớt, phân bố rải rác nên các phương tiện thông tin đại chúng chưa đến hết được với người dân.

- Đầu tư trang thiết bị, cây trồng làm đường băng cản lửa. Phương pháp đốt trước vật liệu cháy đòi hỏi phải có nguồn lực. Dự báo cháy rừng độ chính xác chưa cao.

- Chưa có hệ thống chòi canh lửa, vì vậy vào mùa cháy rừng rất khó phát hiện sớm đám cháy.

- Một số thôn xã chưa quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy và bãi chăn thả gia súc.

- Chưa áp dụng được đồng bộ cho hầu hết tất cả các loại rừng trên địa bàn. - Đời sống của đồng bào dân tộc thiếu số còn gặp nhiều khó khăn, áp lực dân số tăng nhanh, người dân không có công ăn việc làm ổn định nên vẫn còn

- Các chính sách về QLBVR và PCCCR chưa thực sự đến hết với người dân và tổ chức thực hiện chính sách còn chậm.

- Quá trình khen thưởng diễn ra còn chậm, số tiền chi trả cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng còn thấp, số tiền khen thưởng cho người dân tham gia và có công trong công tác PCCCR còn ít nên chưa được mọi người nhiệt tình tham gia.

- Đầu tư kinh phí cho PCCCR còn thấp.

- Lực lượng nòng cốt cho công tác PCCCR còn mỏng, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế với diện tích rừng rộng lớn của địa phương.

3.5.3. Mt s gii pháp PCCCR

Căn cứ vào kết quả điều tra về phương pháp tổ chức thực hiện công tác PCCCR tại khu vực nghiên cứu. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương. Những mặt thuận lợi và khó khăn hạn chế trong công tác PCCCR. Đề tài đưa ra một số giải pháp như sau:

3.5.3.1. Tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân tích cực tham gia PCCCR

Tuyên truyền giáo dục là biện pháp hàng đầu trong công tác bảo vệ rừng và PCCCR. Do vậy phải được làm thường xuyên và liên tục có trọng tâm, trọng điểm bằng nhiều hình thức phong phú, sâu rộng trong nhân dân. Nhằm đẩy mạnh công tác xã hội hoá việc bảo vệ rừng nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người. Phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm với các ban ngành đoàn thể để phát huy sức mạnh tổng hợp toàn dân tham gia bảo vệ rừng và PCCCR.

Nội dung tuyên truyền:

- Các văn bản pháp luật của Nhà nước về bảo vệ rừng, PCCCR ... với nhiều hình thức. Trên các phương tiện thông tin đại chúng (Báo, Đài phát thanh - Truyền hình) in các ấn phẩm, tờ rơi về PCCCR, biên soạn các tài liệu ngắn gọn mở cuộc thi tìm hiểu (Luật Bảo vệ và phát triển rừng) ở các xã. Xây dựng các bảng tin, biển báo và xây dựng quy ước bảo vệ rừng ở các thôn, bản tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng.

- Đi đôi với tuyên truyền cần tổ chức tốt việc tập huấn, học tập nghiệp vụ nhằm nâng cao nghiệp vụ PCCCR và bảo vệ rừng.

- Biên tập và in ấn áp phích, tờ rơi với các nội dung về bảo vệ rừng và PCCCR, những quy trình về sản xuất nương rẫy, những quy định sử dụng lửa...phát đến các hộ gia đình đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa ở các vùng trọng điểm PCCCR.

- Bổ sung bản đồ cảnh báo cháy rừng cho cán bộ và người dân địa phương để chủ động năm bắt và thực hiện.

3.5.3.2. Tổ chức thực hiện và nâng cao năng lực PCCCR

- Kiện toàn, củng cố bộ máy Ban chỉ huy công tác PCCCR từ Trung ương xuống địa phương, phải đồng bộ chặt chẽ và thống nhất.

- Ban chỉ huy PCCCR thường xuyên chỉ đạo các ban chỉ huy PCCCR ở cấp xã và các tổ đội xung kích PCCCR ở các Khu dân cư.

- Hàng năm vào đầu mùa khô, tăng cường tập huấn, diễn tập chữa cháy rừng cho lực lượng PCCCR và người dân trong xã.

- Mọi lực lượng, phương tiện phải chuẩn bị chu đáo, sẵn sàng phối hợp cứu chữa khi xảy ra cháy rừng.

- UBND các xã thực hiện tốt các nội dung về công tác quản lý bảo vệ rừng: Xác định rõ diện tích từng loại rừng, ranh giới các khu rừng, các hợp đồng giao nhận khoán bảo vệ, khoanh tái sinh và trồng rừng của các tổ chức,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp góp phần cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện hòa an, tỉnh cao bằng (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)