Đặc điểm về điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới công tác PCCCR

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp góp phần cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện hòa an, tỉnh cao bằng (Trang 44 - 46)

Huyện Hòa An chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 22,80C, mùa đông rét đậm, nhiệt độ có lúc xuống dưới 50C, kéo dài 3 - 4 ngày và xuất hiện sương muối, sương mù từng đợt. Mùa hạ nóng bức có khi nhiệt độ lên đến 38– 400C. Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 81,8 %, tháng có độ ẩm không khí lớn nhất là tháng 8 và thấp nhất là tháng 5. Số giờ nắng trung bình hàng năm là 1404 giờ, tổng tích ôn trung bình đạt khoảng 85000C. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1937 mm tập trung vào các tháng 6,7,8,9 (chiếm >70% lượng mưa cả năm).

Khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng của đặc trưng khí hậu Đông Bắc, một năm có hai mùa: Mùa khô hanh và mùa mưa.

Yếu tố thời tiết tại huyện Hòa An được thể hiện ở bảng 3.4 sau:

Bảng 3.4. Tổng hợp trung bình yếu tố thời tiết tại huyện Hòa An năm 2019 Tháng Nhiệt độ trung bình (0C) Ẩm độ trung bình (%) Lượng mưa (mm) Số ngày mưa (ngày) 1 15 84,0 26 8 2 17,1 85,0 25 5 3 17,2 90,0 58,7 7 4 18,6 91,0 109,2 12 5 28 80,0 121,1 13 6 30,2 86,0 250,5 15 7 31,2 78,0 300,5 18 8 28 80,0 405,2 22 9 26 80,0 388,6 18 10 24 82,0 178,2 15 11 20 75,0 55,7 7 12 18,4 70,0 18,3 6 Cả năm 273,7 981 1937 146 TB tháng 22,8 81,8 161,4 12,2

Mùa mưa: Bắt đầu từ trung tuần tháng 4 đến tháng 9, lượng mưa trung bình từ 1.200 đến 1.400mm. Độ ẩm trung bình 81,8%, lượng mưa tập trung vào các tháng 7,8,9, lượng mưa chiếm 80% lượng mưa cả năm.

Mùa khô: bắt đầu từ trung tuần tháng 11 đến hết tháng 5 năm sau mùa

này lượng mưa ít độ ẩm 79%. Mùa này thường khô hanh, nắng nóng nhưng nhiều khi có rét đậm vào buổi tối và buổi sáng sớm, cũng thường xuất hiện sương mù vào buổi sáng và chiều tối.

Chế độ gió: Luân phiên thay đổi theo mùa, gió mùa Đông Bắc từ tháng

11 đến cuối tháng 01. Gió khô hanh thường xuất hiện từ đầu tháng 02 đến cuối tháng 4, đây là thời gian dễ xảy ra cháy rừng nhất vì gió khô hanh và mang theo hơi nóng.

Địa bàn khu vực nghiên cứu là huyện Hòa An có diện tích khá rộng, địa hình cơ bản là đồi núi đan xen tiếp giáp các khu vực thường xảy ra cháy rừng của các xã ở huyện Nguyên Bình, Thành Phố cùng với diễn biến thời tiết hết sức phức tạp, mùa khô hanh khô, nắng nóng kéo dài từ tháng 10 - 11 năm trước đến tháng 4 - 5 của năm sau, thường xuyên xuất hiện những đợt gió hanh thổi mạnh vì vậy luôn có nguy cơ tiềm ẩn cháy rừng cao.

Hệ thống các suối nhỏ chạy từ các khe ở các vùng đồi núi cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Tuy nhiên vào mùa khô lưu lượng nước ít, gây khô hạn kéo dài.

Khu vực nghiên cứu tại 2 xã Bạch Đằng và Lê Chung có khí hậu ảnh hưởng khu vực phía Đông bắc. Nhiệt độ và lượng mưa phân bố không đều, tháng nóng nhất là tháng 7 nhiệt độ lên đến 38 – 390C, tháng rét đậm nhất vào tháng 1 nhiệt độ xuống thấp 5 – 100C. Mùa mưa tập trung từ tháng 6 - 9, lượng mưa lớn nhất trong tháng lên đến 400mm, mùa khô có tháng lượng mưa chỉ là 14mm, lượng mưa thấp cùng độ ẩm không khí thấp làm rút ngắn quá trình khô của vật liệu cháy (VLC) cùng với làm nóng và khô nhanh mặt đất kéo theo lớp không khí sát mặt đất nóng lên bằng các phương thức.

Rừng ở khu vực nghiên cứu có cả rừng tự nhiên và rừng trồng. Trong đó rừng trồng ở xã Bạch Đằng và xã Lê Chung chủ yếu là các loài cây như Keo,Thông là các loài cây tương đối dễ bén lửa và rụng nhiều lá hơn vào mùa khô, từ đó dẫn đến tính dễ bắt lửa và nguy cơ cháy rừng. Rừng tự nhiên với các loài cây chủ yếu như: Sồi, Trẩu, Bồ đề, Sau sau, Dẻ phần lớn cũng là các loài cây rụng lá theo mùa, bên cạnh đó thảm thực vật cây bụi thảm tươi chủ yếu là Cỏ le, Guột, Chít chúng sinh trưởng phát triển tốt vào mùa mưa và khô héo vào mùa khô tạo ra một khối lượng lớn vật liệu cháy vào mỗi mùa khô, từ đó dẫn đến tính dễ bắt lửa và nguy cơ gây cháy rừng khi con người dùng lửa thiếu kiểm soát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp góp phần cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện hòa an, tỉnh cao bằng (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)