Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cá chép giai đoạn từ cá bột lên cá giống tại trung tâm đào tạo nghiên cứu và phát triển thủy sản trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 32)

Trong các loài cá nước ngọt được nuôi ở Việt Nam thì cá chép là loài được nuôi phổ biến do nó có những ưu điểm được người dân Việt Nam ưa chuộng như chất lượng thịt thơm ngon, cá có tốc độ lớn nhanh, ngoại hình đẹp. Chính vì vậy cá chép không những chỉ nuôi làm thực phẩm, nuôi làm cảnh và nuôi với mục đích tâm linh.

Trong những năm qua Viện Nuôi trồng Thuỷ sản I đã có nhiều công trình nghiên cứu nhằm cải tạo giống cá chép Việt Nam. Năm 1967, Trần Trọng Miên nghiên cứu về biến dị của loại cá chép Việt Nam, tiếp đến là nghiên cứu về lai kinh tế cá chép Việt Nam của (Phạm Mạnh Tưởng và cs, 1979)[9]. Tuy việc lai kinh tế giữa cá chép Việt Nam với cá chép Hungary cho hiệu quả kinh tế cao nhưng với thực trạng của nghề nuôi cá Việt Nam rất khó giữ được đàn bố mẹ thuần chủng. Nên trong những năm qua ngành Thuỷ sản Việt Nam đã tiếp tục các công trình nghiên cứu nhằm tạo ra giống cá chép có đặc tính tốt và ổn định. Trong giai đoạn 1981 đến 1985 tiến hành nghiên cứu đánh giá vật liệu ban đầu cho chọn lọc giống cá chép của Trần Mai Thiên công bố năm 1987. Từ năm 1991 đến nay tiếp tục chọn lọc qua thế hệ thứ 4

và 5 nhằm nâng cao hơn nữa các đặc điểm mong muốn của đàn cá chọn như: lớn nhanh, ngoại hình hấp dẫn, sức sống cao và ổn định. Các điểm này sẽ hình thành phẩm giống cá mới. Đầu năm 1995 đã thu được thế hệ 6. (Phạm Văn Trang và cs, 2005) [8].

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng

Cá Chép (Cyprinus carpio) lai (dòng Việt, Hung và Indonexia) được mua từ trung tâm Quốc gia giống nước ngọt miền Bắc.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

Địa điểm: Trung tâm đào tạo nghiên cứu và phát triển thủy sản trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Tp Thái Nguyên.

Thời gian nghiên cứu: tháng 11 năm 2019 – tháng 5 năm 2020

3.3. Nội dung thực hiện

- Đánh giá tình hình chăn nuôi thủy sản tại TTTS

- Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng cá chép giai đoạn từ cá bột lên cá giống.

• Ương nuôi cá chép ở giai đoạn cá bột lên giai đọan cá hương. • Ương nuôi cá chép từ giai đoạn cá hương lên cá giống.

• Theo dõi tình hình bệnh ký sinh trùng trên cá - Tham gia công tác khác tại cơ sở

3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện

3.4.1. Các chỉ tiêu thực hiện

- Tình hình chăn nuôi thủy sản tại trang trại

- Thực hiện công việc chăm sóc, nuôi dưỡng đàn cá chép từ bột lên giống tại cơ sở.

- Thực hiện vệ sinh phòng bệnh - Thực hiện các công tác khác

3.4.2. Phương pháp nghiên cứu

3.4.2.1. Bố trí thí nghiệm cá Chép

Cá thí nghiệm: cá chép bột được nhập từ Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Bắc.

Chuẩn bị

* Ao nuôi

- Ao ương không bị cớm rợp, dễ quản lý, chăm sóc, diện tích ao từ 500 – 1000m2, sâu từ 1,2 – 1,5m, có bờ ao chắc chắn, không bị rò rỉ nước, mái bờ phia lòng không có hang hốc, đỉnh bờ cao hơn mực nước ít nhất 0,5m.

- Đáy ao ít bùn, bằng phẳng và dễ tháo cạn, nước cấp cho ao phải sạch không bị ô nhiễm.

- Phơi ao từ 1 – 2 ngày sau đó dẫn nước ngập ao từ 20 – 30cm

Lưu ý: Trước khi thả cho cá làm quen với môi trường nơi nuôi để tránh gây sốc cho cá bằng cách Cho nước tại nơi nuôi từ từ vào túi hoặc chậu chứa cá rồi để khoảng 5 – 10 phút, sau đó từ từ mở túi ra hoặc nghiêng chậu cho cá ra lồng nuôi.

Bảng 3.1: Thông số môi trường nước tại TTTS

STT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn

1 pH 7-7,5 2 DO mg/l 4-7 3 Amoni (NH4+ tính theo N) mg/l <1 4 Độ trong Cm 10-20 5 Độ kiềm CaCO3(mg/l) 40-50 Nguồn: Do TTTS cung cấp

nguồn nước sạch, không có mạch nước ngầm độc hại gây chết cá. Ao nên đào theo hình chữ nhật (chiều dài gấp rưỡi hoặc gấp 2 chiều rộng) gần chuồng trại chăn nuôi, gần gia đình để tiện quản lý, gần đường giao thông để dễ vận chuyển cá giống và bán cá khi thu hoạch. Môi trường ao nuôi cá luôn thoáng sạch, không bị ô nhiễm.

Chăm sóc: ngày cho ăn 4 bữa vào lúc 7h30 – 10h30 sáng và 14h - 16h30 chiều. Mỗi bữa cho ăn khoảng 3% trọng lượng cá. Trộn thêm vitamin C vào thức ăn theo hướng dẫn.

Cách thức cho ăn: thức ăn dùng cho ăn là cám bột và cám hạt hình hạt cải, hãng cám sử dụng là công ty Dabaco. Lấy gáo té thức ăn xuống ao, cho cá ăn từ từ cho đến khi hết cám, theo dõi xem cám thừa hay thiếu để điều chỉnh thức ăn bữa sau.

Bảng 3.2. Thành phần dinh dưỡng của cám Tt Thành phần Loại cám bột Loại cám 1mm 1 Protein thô (%) 45 40 2 Độ ẩm (%) 11 11

3 Năng lượng (Kcal/kg) 3500 3200

4 Xơ thô (%) 5 5

5 Photpho tổng số (%) 0.8 2

6 Lysine (%) 2,8 1,8

8 Tro (%) - 14

9 Ethoxyquin (ppm) 150 150

10 Ca (%) - 2-2,5

3.4.2.2. Thiết bị, vật liệu và dụng cụ thí nghiệm cá Chép

Cơ sở vật chất, trang thiết bị

+ Thau nhựa, lưới kéo, cân, thước đo dùng để đo chiều dài và trọng lượng mỗi đợt kéo kiểm tra cá.

+ Thiết bị kiểm tra yếu tố môi trường gồm: Nhiệt kế thủy ngân, máy đo oxy hòa tan,

Diện tích ao 1000m2 Máy say thức ăn

Dụng cụ chứa đựng thức ăn.

Vợt kích cỡ 0,1- 0,25, 0,4 và 1,0 cm Cối chày dùng để dã nhỏ thuốc

Các loại hóa chất dùng để vệ sinh môi trường (vôi… Đỗ tương nghiền nhỏ, cám công nghiệp (35, 30% protein) + Sổ ghi nhật kí.

3.4.2.3. Kỹ thuật ương nuôi từ cá bột lên cá hương * Thả cá và mật độ ương.

- Diện tích ao ương : 1000m2 - Mật độ : 150/m2

- Độ sâu từ : 1,2m

Thời gian thả cá bột: nên thả vào thời gian trời mát vào 6-8 giờ và 17- 18 giờ.

Cách thả - Chọn lúc trời mát, nhiệt độ nước từ 250C - 270C: khi thả cá bột ra ao phải ngâm dụng cụ chứa cá xuống ao khoảng 5-10 phút rồi từ từ nghiêng dụng cụ chứa, té nước ao vào để cá bơi từ từ ra ao. Mục đích của ngâm là cân bằng nhiệt độ giữa môi trường bên trong và môi trường bên ngoài để cá không bị sốc nhiệt và tỷ lệ chết sẽ thấp.

Chú ý tránh thả cá vào những ngày có hiện tượng trời mưa hoặc sắp mưa, quá lạnh. Khi thả chú ý thao tác nhanh chính xác và nhẹ nhàng thả cách bờ 2-3m. Sau thả té nước cho cá bột tản ra ao

* Thức ăn

Cá mới nở dinh dưỡng bằng noãn hoàng, sau nở 3 – 4 ngày. Sau khi đi ra ao cá nhận thêm một số thức ăn bổ sung bên ngoài. Tuy nhiên, ngay sau ngày đầu tiên sử dụng cám cá loại cám bột cho ăn, ngày ăn 4 bữa, lượng thức ăn sử dụng là 10% tổng khối lượng cá. Định kỳ sau một tuần tiến hành cân mẫu để tính lại lượng thức ăn sử dụng.

- Quản lý ao ương: hàng ngày phải thăm ao vào sáng sớm, chiều tối để quan sát hoạt động của cá trong ao, màu nước, bệnh cá, địch hại trên cơ sở đó có biện pháp xử lý một cách kịp thờị

+ Nước trong ao phải thường xuyên có màu lá chuối non hoặc vỏ hạt đậu xanh là tốt nhất.

+ Vào lúc sáng sớm cá nổi đầu từ 2 - 3 giờ trở đi, nếu động nhẹ cá không lặn chứng tỏ trong ao thiếu ôxỵ

+ Cá bơi lờ đờ, bơi lẻ từng con như vậy là cá có hiện tượng bị bệnh. + Diệt địch hại có trong ao: ở giai đoạn từ cá bột lên cá hương, một trong những nhân tố quyết định đến tỷ lệ sống của cá là yếu tố địch hại, địch hại của cá ở giai đoạn này là bọ gạo, nòng nọc, bắp cầy và các sinh vật hại cá khác.

+ Cho nước mới vào ao: trong điều kiện diện tích, độ sâu có hạn, thể tích của cá lớn dần, dẫn đến yêu cầu hoạt động không gian lớn. Điều kiện môi trường cũng trở lên xấu dần, vì vậy phải thường xuyên thêm nước mới vào ao. Mục đích nhằm cải thiện môi trường nước trong ao, sinh vật làm thức ăn cho cá phát triển mạnh, mặt khác còn kích thích cho cá tăng trưởng nhanh. Bình thường cứ 3 - 5 ngày thêm nước vào ao một lần, mỗi lần dâng được 20 - 30 cm nước. Nếu ương với mật độ dày, trong quá trình ương có thể thay nước 1 - 2 lần, mỗi lần bằng 1/ 3 lượng nước trong ao.

+ Phòng trị bệnh cho cá:

Thường xuyên quan sát cá trong ao, nếu thấy cá bơi theo đàn hoạt động nhanh nhẹn là cá khoẻ. Nếu thấy nhiều con bơi lờ đờ nổi trên mặt nước, bơi tản mạn ven bờ chứng tỏ cá có hiện tượng bị bệnh. Kịp thời bắt cá lên kiểm tra và có biện pháp phòng trị kịp thờị Trường hợp nghiêm trọng nếu thấy có cá chết trong ao phải ngừng cho ăn, tiến hành điều tra để có các giải pháp kịp thời.

+ Kiểm tra tốc độ sinh trưởng: trong quá trình ương định kỳ kiểm tra tốc độ sinh trưởng của cá. Cứ một tuần kiểm tra tốc độ sinh trưởng một lần. Cách làm: dùng vợt cá bột bắt lên 15 - 30 con kiểm tra tốc độ sinh trưởng trên 2 chỉ tiêu chiều dài (L) và trọng lượng (P) quan sát độ no của cá từ đó điều chỉnh lượng thức ăn, phân bón sao cho hợp lý.

+ San cá: khi cá đạt 2,5 - 3 cm phải kịp thời san thưa, san cá là một trong những biện pháp lớn làm giảm tỷ lệ chết trong quá trình ương nuôi cá giống. Cách làm: trước khi san cá 3 - 4 ngày phải luyện cá liên tục 3 - 4 ngày, mỗi ngày 2 lần vào 9 giờ sáng và 18 giờ chiều. Chú ý: khi san cá phải tiến hành khẩn trương, nhẹ nhàng.

Diện tích ao ương : 1000m2.

Mật độ: giống cá cấp 1 là 15 - 20 con /m2 Giống cá cấp 2 là 10 – 15 con /m2

Độ sâu : 1,2 – 1,5 m - Thức ăn

Dinh dưỡng tự nhiên của cá chủ yếu là luân trùng cỡ nhỏ Rotiger, động vật phù du…, sau đó là động vật phù du cỡ lớn. Khi chuyển sang kích thước lớn hơn cá bắt đầu ăn thức ăn như cá trưởng thành. Tuy nhiên với mật độ ương cao, nên sử dụng thức ăn là cám cá là chính, sử dụng loại cám 1mm, với lượng thức ăn sử dụng là 7-10% tổng khối lượng thân, cá ăn 3 lần/ngày.

- Quản

Định kỳ 1-2 lần/tháng dùng vôi (1-2kg/100m3), chế phẩm sinh học để xử lý nước tại nơi nuôi. Tại vị trí cho ăn nên treo túi vôi để xử lý môi trường và phòng bệnh cho cá.

Tăng cường sử dụng vitamin C, tăng sức đề kháng.

Khi phát hiện cá có dấu hiệu bất thường, quan sát kỹ các dấu hiệu bên ngoài để từ đó phân loại được bệnh và tiến hành chữa trị cho cá bệnh.

3.4.3 Chỉ tiêu theo dõi

Các yếu tố môi trường

Sinh trưởng của cá bột lên hương, của cá hương lên giống cấp 1 Sinh trưởng Sinh trưởng của cá giống cấp 1 lên giống cá cấp 2 Tỷ lệ sống của giai đoạn cá bột lên hương, cá hương lên giống cấp 1 Tỷ lệ sống của giai đoạn cá giống cấp 1 lên giống cấp 2

Một số bệnh thường gặp và cách điều trị trong quá trình ương nuôi cá chép.

3.5. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp xác định chiều dài và trọng lượng của cá Quây ¼ diện tích ao, dùng vợt bắt ngẫu nhiên

+ Chiều dài cá hương lên giống dùng thước kẻ li để đo chiều dài cá (mm). Chiều dài toàn thân được tính từ miệng cá đến đuôi cá được tính theo công thức:

L = L2 (mm) – L1(mm) Trong đó

L: là tăng trưởng trung bình chiều dài L1: là chiều dài trung bình khi thả L2: là chiều dài trung bình khi thu

+ Trọng lượng cá được cân trên cân điện tử có độ chính xác ± 0,01g và được tính theo công thức:

WG (g) = KLTB khi thả (g) – KLTB khi thả (g) trong đó: WG: là tăng trưởng khối lượng

KLTB: là khối lượng trung bình

- Phương pháp xác định tỷ lệ sống của cá

Tỷ lệ sống được xác định đếm toàn bộ cá tại thời điểm kết thúc thí nghiệm và tính toán theo công thức:

S(%) = 100 × SC/SD Trong đó:

S: Là tỷ lệ sống của cá (%)

SC: Là số cá còn lại kết thúc thí nghiệm (con) SD: Là số ban đầu (con)

- Phương pháp định lượng cá bột

Dụng cụ được sử dụng là một xilanh dung tích 10ml. Lấy nước vào xilanh khoảng 9ml, sau đó cho một lượng cá bột vào đến khi đủ 10cc, sau đó cho một lượng cá bột vào đến khi đủ 10cc và đêm ra đếm số lượng cá bột có trong 1ml cá trên.

Lượng thức ăn phải tính theo từng giai đoạn và loại thức ăn

+ Giai đoạn cá bột đã ra ao thức ăn là cám cá loại cám bột, sử dụng 10% theo tổng khối lượng cá có trong ao.

+ Giai đoạn ngoài cá bột thức ăn được tạt quanh ao, không phải qua sơ chế - Phương pháp cải tạo ao

Ao được tháo cạn sau đó bắt vét cá và các động vật có thủy vực trong ao tiếp đến săn lắp mặt ao, sửa san bờ, cống rãnh, dọn sạch cây cỏ quanh bờ ao. Sau đó bón vôi với 10kg/100m2, phân. phơi ải ao 3 ngày sau khi đã phơi ao xong tháo nước vào ngâm khi kiểm tra ao đã đạt được các tiêu chuẩn ương nuôi cá chép thì ta đưa vào sử dụng.

- Phương pháp gây màu nước

Gây màu nước trong ao chủ yếu là bằng lá dầm. Lá dầm được bó thành từng bó và thả đều xuống ao đến khi lá đã rục hết thì vớt lên. Ta có thể dùng phân chuồng hoai mục để gây màu nước

- Phương pháp xác định các yếu tố môi trường + Đo nhiệt độ bằng nhiệt kế bách phân + Đo pH bằng máy đo

+ Đo DO bằng máy đo nồng độ oxy hòa tan

3.5.1. Phương pháp xử lý số liệu

Xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học và phần mềm Microsoft ecxel 2007.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Tình hình chăn nuôi thủy sản tại Trung tâm đào tạo nghiên cứu và phát triển thủy sản vùng Đông Bắc của trường Đại học Nông Lâm Thái phát triển thủy sản vùng Đông Bắc của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Tình hình chăn nuôi thủy sản của TTTS

Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi thủy sản của TTTS STT Loại cá giống Số lượng năm 5/2020

(con)

1 Cá chép 100.000

2 Cá rô phi giống 300.000

3 Trắm cỏ giống 100.000 4 Cá Mè giống 100.000 5 Cá trôi giống 50.000 6 Cá lăng chấm giống 1.000 7 Cá bỗng giống 20.000 Tổng 671.000

Qua bảng 4.1 cho thấy, cơ cấu của sản xuất của trung tâm thuỷ sản khá đa dạng, bao gồm cả cá truyền thống và cá đặc sản. Trong đó lượng cá truyển thống là chính. Tổng số cá sản xuất ra tính tới thời điểm 5/2020 là 671.000 cá giống, trong đó cá chép giống là 100.000 giống, chiếm gần 15% tổng sản lượng cá sản xuất ra.

4.2. Kết quả theo dõi môi trường ương nuôi cá tại Trung tâm

Qua theo dõi các yêu tố môi trường từ các ao đến ngày 20/05/2020

Bảng 4.2: Các yếu tố môi trường trong quá trình ương từ cá bột lên cá giống

Thời gian thu mẫu ( ngày) (01 /02/2020- 20/05/2020) Nhiệt độ pH DO (mg/l) Sáng Chiều 04/02 21,2 21,4 7,3 4,3 10/02 20,0 22,5 7,1 4,2 20/02 22,0 22,5 7,2 4,4

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cá chép giai đoạn từ cá bột lên cá giống tại trung tâm đào tạo nghiên cứu và phát triển thủy sản trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)