Cuối năm 2018 ngành chăn nuôi lợn của nước ta phải chứng kiến và đứng giữa một loại dịch bệnh hành hoành mạnh mẽ là “dịch tả lợn châu Phi “ dịch lan rộng và bùng phát rất nhanh, đã lây lan ra đến 63 tỉnh thành của nước ta để lại nhiều hậu quả và tổn thất to lớn đối với ngành chăn nuôi lợn.
Dịch bệnh không chỉ xảy ra ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ mà xảy ra ở các các trang trại lớn phòng dịch rất tốt nhưng vẫn bị dịch. Trước tình hình dịch bệnh tăng nhanh, dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn của quản lý trại, kỹ sư trại chúng em đã được điều động từ cơ sở 2 tới cơ sở 01 từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2019 để hỗ trợ thực hiện công tác phòng chống dịch và khắc phục hậu quả của dịch với các công việc cụ thể như sau:
- Nghe giới thiệu về tình hình dịch tại trại, học trên lý thuyết về công tác phòng trừ dịch bệnh tại trại.
- Tham gia vào quá trình tháo dỡ toàn bộ khu chuồng bầu đẻ và cai sữa để làm sạch và làm mới lại toàn bộ khu chuồng.
- Lật tấm đan chuồng thực hiện sát trùng tấm đan
- Vệ sinh gầm chuồng sạch sẽ (làm đi làm lại rất nhiều lần)
- Xử lý khung sắt của chuồng bầu và chuồng đẻ để sơn mới lại toàn bộ - Phun sát trùng omisahe hoặc apaclearn với tỉ lệ 1/100
- Vệ sinh, quyét bức tường vôi xung quanh và phun sat trùng trên các bức tường và cửa kính
- Vệ sinh trần của từng ô chuồng và hệ thống dây điện. Trần được rửa sạch nhiều lần rồi phun khử trùng nhiều lần, làm mới hệ thống đường điện.
- Sau khi bên trong được làm sạch hoàn tất, bắt đầu làm sạch với các dàn mát và các quạt thông thoáng của từng chuồng, dàn mát được tháo ra và lắp đặt mới hoàn toàn
- Dọn dẹp xung quanh khu chăn nuôi vệ sinh làm sạch các ao cá ao bèo phát quang, bắn lưới xung quanh khu trại
- Rải vôi rắc vôi vào các đường đi dợn dẹp kho phân rải vôi và phun vôi nhiều lần quanh trại
- Sau khi làm xong khâu sát trùng, lấy mẫu tại các điểm để mang đi xét nghiệm nhằm xác định chính xác trước khi tái đàn mầm bệnh không còn tồn tạị tại chuồng và xung quanh khu chuồng.
=> kết quả sau những ngày tháng vất vả hỗ trợ tạ trại em đã học được cách xử lý và cách khắc phục phòng chống bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tránh được bệnh dịch ta châu phi nhưng em nghĩ tuy không thể đạt được mức độ 100% nhưng với những kiến thức được trải nghiệm thì em có thể phòng bệnh đạt hiệu quả 80% hoặc có thể cao hơn. Nếu sau này ra ngoài làm việc tại các trại em chắc chắn có thể giúp trại đó có một sơ đồ phòng dịch hiệu quả nhất để trại được ổn định sản xuất bằng những kiến thức em đã học được khi đã tham gia phòng chống và khắc phục hậu quả mà dịch tả lợn đã gây ra.