Kết quả phòng bệnh cho lợn tại trại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phòng, trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn việt anh, huyện vĩnh bảo, thành phố hải phòng (Trang 46 - 52)

4.2.3.1. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái và lợn con

Trong thời gian thực tập tại trại từ tháng 6-8/2019 em thực hiện công tác phòng trừ bệnh dịch tả châu Phi xảy ra tại cơ sở 1. Từ tháng 9 đến tháng 11 em được trực tiếp chăm sóc cho đàn lợn nái sinh sản ở cơ sở 2, cụ thể là: Lợn nái mang thai ở kỳ chửa cuối, lợn nái đẻ và nuôi con, lợn con giai đoạn theo mẹ (từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi). Kết quả được trình bày ở bảng 4.5.

Bảng 4.5: Kết quả số lượng lợn nái trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại 6 tháng thực tập Tháng Loại lợn Nái chửa ở kỳ cuối 100-114 ngày (con) Nái đẻ nuôi con (con) Lợn con (con) Lợn con cai sữa (con) 9 34 34 449 448 10 34 34 442 438 11 34 33 429 426 Tổng 102 101 1320 1312

Kết quả ở bảng 4.5. cho thấy: Số lượng lợn nái chửa mỗi tháng em chăm sóc trung bình là 34 con, đây là những lợn nái chửa kỳ cuối (100 - 114 ngày) được chuyển lên chuồng lợn nái đẻ để chờ đẻ và tập làm quen với chuồng đẻ. Số lượng lợn nái mỗi tháng em trực tiếp chăm sóc trung bình là 34 con, số lượng còn thấp vì mỗi chuồng đẻ có 56 ô chuồng chia làm 4 dãy, 2 dãy có 1 người làm, vì vậy em được phân công chăm sóc trung bình 34 lợn nái/tháng và tổng số lợn con em trực tiếp chăm sóc trong 3 tháng là 1320 con.

Trong quá trình chăm sóc lợn nái chửa ở kỳ chửa cuối (100 - 114 ngày), em đã rút ra được một số kinh nghiệm như sau: Khi chăm sóc lợn nái mang thai giai đoạn 2 tuần trước khi đẻ phải chú ý đến khẩu phần ăn của từng lợn, khi tra cám lợn phải nhìn vào bảng cám của từng con, nếu cho ăn quá nhiều hoặc quá ít đều ảnh hưởng tới sự phát triển của bào thai. Đặc biệt phải chú ý đến khẩu phần ăn của những lợn đẻ lứa 1,2. Buổi sáng thường cho lợn ăn vào 7 giờ sáng ngay sau khi vào chuồng và buổi chiều lúc 4 giờ chiều.

Đối với lợn nái đẻ, khẩu phần ăn được chia làm 3 bữa, vì sau khi đẻ lợn mệt mỏi, ăn ít hoặc không ăn, vì vậy cần cho lợn ăn nhiều bữa để tăng khả năng thu nhận thức ăn, cho ăn nhiều vào bữa sáng và chiều tối, vào mùa hè nắng nóng, bữa trưa cho ăn ít hơn do bữa trưa thường nắng, lợn không ăn được hết thức ăn. Cung cấp đầy đủ nước uống cho lợn. Việc tắm chải cho lợn mang thai là rất cần thiết, đặc biệt là vào mùa hè. Do thời tiết nóng nên lợn thường ăn ít hơn những ngày trời mát mẻ, vì vậy tắm chải cho lợn giúp cho lợn mát hơn, giảm stress khi nhiệt độ môi trường quá cao. Tắm lợn giúp cho lợn sạch sẽ, sàn chuồng sạch sẽ, khi lợn đẻ sẽ tránh nhiễm trùng cho lợn con và tránh được vi khuẩn xâm nhập vào tử cung gây viêm nhiễm.

Chú ý công tác chăm sóc: Hộ lý khi lợn đẻ khó nếu lợn đẻ quá lâu (30 phút chưa đẻ thêm), có thể đập lợn mẹ dậy cho trở mình để ngôi thai được xoay thuận lợi cho quá trình đẻ. Trường hợp phải can thiệp cần thực hiện đúng thao tác kỹ thuật, tránh gây sây sát cho lợn mẹ và lợn con. Phải thường xuyên theo dõi lợn mẹ đến khi hoàn thành quá trình đẻ.

4.2.3.2. Kết quả theo dõi tình hình sinh sản của lợn nái tại trại

Trong thời gian thực tập, em đã trực tiếp chăm sóc cho đàn nái đẻ được chuyển từ chuồng lợn mang thai lên. Trong thời gian này, em đã trực tiếp chăm sóc, đỡ đẻ cho lợn và can thiệp khi lợn đẻ khó.

Kết quả được trình bày ở bảng 4.6.

Bảng 4.6: Kết quả theo dõi tình hình sinh sản của lợn nái ở trại

Tháng Số nái nuôi con (con) Đẻ bình thường (con) Tỷ lệ (%) Đẻ can thiệp (con) Tỷ lệ (%) 9 34 33 97,06 1 2,94 10 34 32 94,12 2 5,88 11 33 31 93,94 2 6,06 Tổng 101 96 95,05 5 4,95

Qua bảng 4.6. cho biết: Trong 6 tháng thực tập tại cơ sở, em đã trực tiếp đỡ đẻ cho 101 lợn nái, trong đó có 96 trường hợp đẻ thường và 5 trường hợp đẻ khó phải can thiệp. Tỉ lệ lợn nái đẻ khó phải can thiệp chiếm tỷ lệ thấp, trung bình chỉ 4,95 %. Nguyên nhân làm cho lợn đẻ khó có rất nhiều nguyên nhân. Do lợn đẻ ở những lứa đầu, do lợn ăn nhiều vào kỳ chửa cuối làm thai quá to, hay do ngôi thai không thuận, do lợn mẹ ít được vận động và do sức khỏe của con mẹ không tốt… Số lợn nái đẻ phải can thiệp tại trại chiếm tỉ lệ thấp là do trong quá trình chăm sóc trại đã thực hiện nghiêm ngặt, đúng qui trình về thức ăn cho lợn nái mang thai.

Bản thân em là người được trực tiếp chăm sóc những lợn nái đẻ khó này, em đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm quan sát, can thiệp khi lợn đẻ khó, kỹ năng đỡ đẻ nhanh, kỹ năng cứu lợn con mới đẻ yếu...và chăm sóc lợn nái sau sinh.

Từ đây ta thấy nếu muốn hạn chế lợn đẻ khó, phải chú ý công tác nuôi dưỡng: Cho lợn ăn đúng bữa theo bảng cám những con lợn gầy yếu phải được ăn thêm 0,5 - 1kg/ngày tùy thể trạng của lợn.

4.2.3.3. Biện pháp vệ sinh phòng bệnh

Việc vệ sinh sát trùng chuồng trại có vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi. Vệ sinh bao gồm nhiều yếu tố: vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh đất, nước, vệ sinh chuồng trại…. Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét vôi, phun thuốc diệt muỗi, quét mạng nhện trong chuồng và rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng, đường đi nhằm đảm bảo vệ sinh. Do nhận thức rõ được điều này, nên trong suốt thời gian thực tập, tôi đã thực hiện tốt các công việc như:

+ Hàng ngày, trước khi vào chuồng làm việc công nhân cũng như sinh viên chúng tôi tất cả đều phải đi qua phòng sát trùng và tắm sạch sẽ, mặc quần áo lao động, đi ủng rồi mới vào chuồng.

+ Việc đầu tiên vào chuồng là cào phân tránh lợn nằm đè lên phân. + Bắt nhốt lợn con vào ô úm rồi lau sàn nhựa

+ Rắc vôi lối đi giữa, xung quanh chuồng và dưới gầm chuồng. + Thu phân vào bao và quét dọn sạch sẽ chuồng.

Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ và được tiêu độc bằng thuốc sát trùng 2 lần trên ngày.

4.2.3.4. Kết quả thực hiện phòng bệnh bằng vắc xin

Việc phòng bệnh bằng vắc xin luôn được cán bộ kĩ thuật coi trọng và đặt lên hàng đầu với mục tiêu phòng hơn chữa. Quy trình phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn được thể hiện qua các bảng sau:

Bảng 4.7. Kết quả tiêm phòng bệnh cho đàn lợn con tại trại

Ngày tuổi Tên vắc xin

Số lượng (con) Kết quả an toàn Số lượng (con) Tỷ lệ (%)

2 - 3 ngày tuổi Tiêm NOVA Fe - B12

phòng bệnh thiếu máu 1320 1320 100 3 - 5 ngày tuổi Cầu trùng (cho uống) 1320 1320 100

18 - 21 ngày tuổi

Tiêm vắc xin

Mycoplasma 1312 1312 100

Tiêm vắc xin Circo 1312 1312 100 Số liệu bảng 4.7 ta thấy được việc phòng bệnh cho đàn lợn con bằng thuốc và vắc xin của trại. Lợn con từ 2 - 3 ngày tuổi sẽ được tiêm NOVA Fe - B12 để phòng bệnh thiếu máu ở lợn con, đồng thời tăng sức đề kháng cho lợn con. Số lợn con trực tiếp tham gia chăm sóc là 1320 con kết quả an toàn là 100%. Từ 3 - 5 ngày tuổi cho lợn con uống thuốc cầu trùng phòng bệnh cầu trùng, với số lượng lợn con được cho uống là 1320 con đạt tỷ lệ an toàn 100%. Lợn con từ 14 - 18 ngày tuổi sẽ được tiêm vắc xin Mycoplasma phòng bệnh suyễn lợn và tiêm vắc xin Circo, với tổng lợn con là 1312 con đạt tỷ lệ ăn toàn là 100%. Tất cả lợn con đều được tiêm phòng và đạt tỷ lệ an toàn 100%. Do trong quá trình tiêm phòng có người khác hỗ trợ nên đây là kết quả số lượng lợn con em tiêm phòng đạt được.

Qua đây cho chúng ta thấy tỷ lệ phòng trị bệnh cho đàn lợn con ở trại đạt mức tuyệt đối để cho đàn lợn con có kháng thể tốt để phát triển. bên cạnh đó vẫn còn những trường hợp lợn con yếu và chết tỷ lệ chiếm ít không đáng kể.

4.2.3.5. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu về số lượng lợn con theo mẹ

Trong quá trình thực tập em được phân công theo dõi và chăm sóc lợn nái từ tháng 9 đến tháng 11/2019. Kết qủa được trình bày qua bảng 4.8.

Bảng 4.8. Một số chỉ tiêu sinh sản về số lượng lợn con của lợn nái

Tháng (2019)

Nái đẻ (con)

Số lợn con đẻ ra/ lứa/ nái

Số lợn con cai sữa/lứa/nái Tỷ lệ lợn con cai sữa (%) 9 34 13,26 13,12 98,94 10 34 13,13 13,07 99,61 11 33 12,82 12,77 99,60 Tính chung 101 13,07 12,99 99,38

Bảng 4.8 cho thấy, các chỉ tiêu về sinh sản là tương đối cao. Theo dõi 101 lợn nái, số con đẻ ra trung bình là 13,07 con/lứa/nái, số con còn sống đến cai sữa là 12,99 con/lứa/nái, tỷ lệ sống là 99,38%.

Để có tỷ lệ lợn con cai sữa cao phải chú ý chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, nếu nhiệt độ môi trường thấp phải đưa lợn con vào ô úm, không nên để chuồng, sàn chuồng ẩm hơn để tránh lợn con bị cảm lạnh và tiêu chảy. Nên cho lợn con tập ăn sớm lúc 7 ngày tuổi để tăng khả năng tăng trọng của lợn. Phải tạo mọi điều kiện thích hợp, tối ưu nhất để lợn con có khả năng phát triển tốt nhất. Trong quá trình đỡ đẻ, thiến phải đảm bảo sát trùng đúng kỹ thuật. Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật thì mới có thể hạn chế được tỷ lệ lợn con chết, đảm bảo tỷ lệ lợn con xuất bán cao, mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.

Số lượng lợn con bị chết chiếm tỷ lệ thấp 0,62%. Nguyên nhân là do lợn mẹ đè chết, một số lợn con mắc bệnh dẫn đến chết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phòng, trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn việt anh, huyện vĩnh bảo, thành phố hải phòng (Trang 46 - 52)