Định luật III Niutơn:

Một phần của tài liệu giáo án môn vật lí 10 cơ bản (Trang 31 - 32)

1. Sự tương tác giữa các vật:

Hiện tượng hai vật A và B tác dụng vào nhau, gây ra gia tốc hoặc biến dạng cho nhau, gọi là hiện tượng tương tác.

2. Định luật III Niutơn:

Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược

- Nêu khái niệm lực, lực tác dụng và phản lực.

- Phân tích ví dụ về cặp lực và phản lực ma sát.

- Trả lời C5.

- Nêu các đặc điểm của cặp lực và phản lực. - Phân biệt cặp lực và phản lực với cặp lực cân bằng. - Hiểu kỹ hơn về cặp lực và phản lực ma sát. chiều. A B B A F F→ =−→ Hay FAB =−FBA 3. Lực và phản lực:

Một trong hai lực tương tác giữa hai vật gọi là lực tác dụng còn lực kia gọi là phản lực.

a) Đặc điểm của lực và phản lực:

- Lực và phản lực luôn luôn xuất hiện hoặc mất đi đồng thời.

- Lực và phản lực là hai lực trực đối (cùng giá, cùng độ lớn, ngược chiều và đặt vào hai vật khác nhau).

- Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau.

b) Ví dụ: Cặp lực và phản lực ma sát.

4. Củng cố: 10 phút

Hướng dẫn HS làm bài tập 13, 14 trang 62 SGK.

5. Hướng dẫn học tập về nhà: 2phút

- Cần nắm được: phát biểu và biểu thức định luật III Niutơn; phân biệt trọng lực và trọng lượng; khái niệm lực và phản lực và những đặc điểm của chúng.

- Làm các bài tập 9, 15 trang 62 SGK. - Đọc phần “Em có biết?”. ... Tiết 19: BÀI TẬP Ngày:.../.../... I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức:

- Củng cố kiến thức về điều kiện cân bằng của chất điểm, các định luật Niutơn. 2. Kỹ năng:

- Vận dụng được kiến thức về điều kiện cân bằng của chất điểm, các định luật Niutơn để giải thich một số hiện tượng và làm bài tập.

3. Thái độ:

- Cẩn thân, xem xét vấn đề một cách khoa học.

Một phần của tài liệu giáo án môn vật lí 10 cơ bản (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w