Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ dung môi trên nguyên liệu đến hàm lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tách chiết polyphenol từ bã ổi đào sau khi sản xuất nước ép và hướng tới ứng dụng kiểm soát quá trình oxy hóa thức ăn chăn nuôi giàu chất béo (Trang 46 - 47)

hàm lượng polyphenol

Nhìn vào bảng 4.1 cho thấy hàm lượng polyphenol thu được thấp nhất là 36.87 mg GAE/g DW khi sử dụng dung môi là meOH, cao thứ 2 là nước với hàm lượng polyphenol là 37,19 mg GAE/g DW và cao nhất là EtOH với hàm lượng polyphenol là 37,23 mg GAE/g DW. Ta thấy ở dung môi là nước và EtOH cho hàm lượng polyphenol không có sự sai khác về giá trị trung bình. Chính vì vậy chúng tôi đã lựa chọn nước là dung môi để tránh ô nhiễm, giảm công đoạn thu hồi dung môi và tiết kiệm được chi phí tách chiết.

Bởi vì lựa chọn dung môi nước cho nên không có nồng độ dung môi.

Bảng 4.1. Bảng so sánh hàm lượng polyphenol thu được ở các loại dung môi khác nhau

Dung môi Hàm lượng polyphenol

(mg GAE/ g DW)

MeOH 36,87b

Nước 37,19a

EtOH 37,23a

4.2.2. Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ dung môi trên nguyên liệu đến hàm lượng polyphenol polyphenol

Tỷ lệ dung môi trên nguyên liệu ảnh hưởng tới hàm lượng polyphenol thu được. Nếu lượng dung môi quá ít thì không đủ để hòa tan, chiết rút các cấu tử ra bên ngoài môi trường, chỉ đủ làm ướt nguyên liệu. Nếu dùng lượng dung môi lớn thì gây lãng phí, tốn kém dung môi, chi phí cao. Thí nghiệm tiến hành để khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ dung môi/nguyên liệu đến hàm lượng polyphenol thu được và tìm ra tỷ lệ dung môi/nguyên liệu tốt nhất cho quá trình chiết, kết quả được trình bảy ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ dung môi trên nguyên liệu đến hàm lượng polyphenol

Công thức Tỷ lệ dung môi/nguyên liệu

(ml/g) Hàm lượng polyphenol (mg GAE/ g DW) CT1 5/1 36,22b CT2 10/1 37,06a CT3 15/1 35,93b CT4 20/1 35,49c

Ghi chú: Các chữ trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức α<0,05

Qua bảng trên ta thấy được tỷ lệ dung môi/nguyên liệu có ảnh hưởng tới hàm lượng polyphenol được chiết từ bã ổi đào. Ở tỷ lệ 10/1, hàm lượng polyphenol đạt cao nhất là 37,06 mg GAE/g DW, hàm lượng polyphenol cao thứ 2 là 36,22 mg GAE/g DW ở tỷ lệ 5/1 và giảm dần ở 2 tỷ lệ 15/1 và 20/1 với hàm lượng polyphenol lần lượt là 35,93 mg GAE/g DW và 35.8 mg GAE/g DW. Đạt hàm lượng polyphenol cao nhất 37,06 mg GAE/g DW ở tỷ lệ dung môi/ nguyên liệu là 10/1 (v/w). Vì vậy chúng tôi lựa chọn tỷ lệ dung môi trên nguyên liệu thích hợp là 10/1 (v/w). Kết quả này được sử dụng cho thí nghiệm tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tách chiết polyphenol từ bã ổi đào sau khi sản xuất nước ép và hướng tới ứng dụng kiểm soát quá trình oxy hóa thức ăn chăn nuôi giàu chất béo (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)