Phương pháp phân tích đa tiêu chí để xây dựng bản đồ nguy cơ sạt lở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng viễn thám GIS trong nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của lớp phủ rừng tới nguy cơ sạt lở đất huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 39 - 43)

3. Ý nghĩa của đề tài

2.2.4. Phương pháp phân tích đa tiêu chí để xây dựng bản đồ nguy cơ sạt lở

Sử dụng phương pháp phân tích đa tiêu chí để xác định các biến đầu vào, đó lànhững nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề sạt lở đất ở huyện Ba

Bể, tỉnh Bắc Kạn (Lớp phủ rừng, độ dốc, lượng mưa, thổ nhưỡng, địa chất, hệ thống giao thông…), nhằm xây dựng bộ trọng số phù hợp với yêu cầu đặt ra. Lớp phủ rừng là một biến đầu vào quan trọng để xác định nguy cơ sạt lở đất. Việc xây dựng bản đồ sạt lở đất nhằm phục vụ nội dung đánh giá tương quan giữa biến động lớp phủ và nguy cơ sạt lở.

Tiến hành cho điểm các lớp dữ liệu đầu vào trong bản đồ, dữ liệu đầu vào và trọng số được đưa ra dựa trên việc nghiên cứu, khảo sát thực địa về sạt lở đất đã từng sảy ra trên địa bàn toàn tỉnh. Việc cho điểm các lớp dữ liệu đầu vào được tính toán theo các công thức dưới đây. (Mai Thành Tân, Nguyễn Văn Tạo, 2014)

Điểm Xi của một biến đầu vào được cho trong khoảng 1 đến 9 trên cơ sở chuẩn hóa mật độ sạt lở đất theo công thức:

Trong đó:

-Xi: Điểm đánh giá cho lớp i của một biến (lớp i chính là lớp dữ liệu đầu vào, bao gồm lớp phủ rừng, lớp dữ liệu độ dốc, lượng mưa, hệ thống giao thông, địa chất, thổ nhưỡng);

-Mi: Mật độ sạt lở đất của lớp i;

-Min(M): Giá trị mật độ sạt lở đất nhỏ nhất trong khu vực; -Max(M): Giá trị mật độ sạt lở đất lớn nhất trong khu vực;

Đánh giá vai trò của các biến đầu vào được xác định bởi trọng số Wj, đồng nghĩa với việc nhân tố ảnh hưởng càng lớn tới nguy cơ sạt lở đất thì sẽ có trọng số càng lớn ( vd độ dốc càng cao, lượng mưa càng lớn… thì trọng số Wj sẽ càng cao). Trọng số của một biến được tính toán theo theo công thức:

- Wj – trọng số của biến j;

- Nj - Số lượng sạt lở đất có thể gây ra bởi nhân tố j

Việc cảnh báo sạt lở đất được thực hiện dựa trên cơ sở bản đồ phân vùng nguy cơ sạt lở đất, được đánh giá định lượng thông qua tích hợp các biến đầu vào theo công thức sau:

Trong đó:

-H- nguy cơ sạt lở đất;

-Xij-Điểm của lớp i của trong nhân tố j; -Wj-Trọng số nhân tố j.

Các yếu tố đầu vào ảnh hưởng tới nguy cơ sạt lở đất sẽ được phân lớp theo các tiêu chí, cấp độ như bảng dưới đây.

Bảng 2.1. Phân loại các yếu tốảnh hưởng tới nguy cơ sạt lở

Yếu tốảnh hưởng STT Phân loại

Lớp phủ

1 Rừng tự nhiên 2 Rừng trồng 3 Nông nghiệp 4 Phi nông nghiệp 5 Mặt nước Độ dốc 1 <2.5 2 2.5-15 3 15-30 4 30-45 5 >45 Lượng mưa 1 <3000 mm 2 >3000 mm Thổ nhưỡng 1 Ferralite 2 Ferrosialite 3 Sialferite 4 Saprolite 5 Loại khác Ảnh hưởng đứt gãy địa chất 1 Ảnh hưởng mạnh 2 Ảnh hưởng yếu 3 Không ảnh hưởng Khoảng cách đến 1 <100m 2 100m-200m

Sau khi tính toán xác định được chỉ số H - chỉ số thể hiện nguy cơ sạt lở đất. Tiến hành thành lập bản đồ phân vùng nguy cơ sạt lở của huyện Ba Bể. Chỉ số H sẽ được đưa vào bảng thuộc tính của bản đồ nguy cơ sạt lở đất, dựa vào đó ta có thể tiến hành phân cấp nguy cơ sạt lở theo 4 mức ( Rất cao, cao, trung bình, thấp). Nguy cơ sạt lở đất sẽ tỷ lệ thuận với chỉ số H, nghĩa là chỉ số H càng cao thì nguy cơ sạt lở sẽ càng lớn và ngược lại. Cánn c ngưỡng giá trị xác định cho 4 mức nguy cơ như sau: thấp (1 - 3), trung bình (3- 5), cao (5- 7), rất cao (7 - 9).

Sau khi hoàn thành việc phân loại nguy cơ sạt lở đất, sử dụng công cụ Symbology trong phần mềm ArcGIS để hiển thị nguy cơ sạt lở đất trên bản đồ và sau đó tiến hành biên tập bản đồ. Từ kết quả xây dựng bản đồ lớp phủ và biến động lớp phủ, có thể tiến hành đánh giá hiện trạng rừng, mối tương quan giữa sự biến động lớp phủ rừng và thiên tai sạt lở đất giai đoạn 2010-2020 tại địa bàn huyện Ba Bể.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng viễn thám GIS trong nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của lớp phủ rừng tới nguy cơ sạt lở đất huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)