3. Ý nghĩa của đề tài
3.2. Đánh giá diễn biến thiên tai sạt lở đất trên địa bàn huyện Ba Bể giai đoạn
đoạn 2010-2020.
Hiện tượng sạt lở đất tại Huyện Ba Bể trong giai đoạn 2010-2020 xảy ra với tần suất rất lớn, và có xu hướng gia tăng. Qua thống kê cho thấy, từ năm 2010 đến năm 2020, trên địa bàn huyện Ba Bể đã có trên 1200 vụ sạt lở đất. Kết quả điều tra chi tiết năm 2019-2020 cho thấy, hiện tượng trượt lở đất đá chủ yếu xảy ra tại 5 khu vực, và số lượng điểm sạt lở cụ thể như sau:
1, Khu vực thị trấn Chợ Rã
Khu vực này bao gồm hầu hết diện tích thị trấn Chợ Rã và một phần diện tích xã Thượng Giáo. Đây là khu vực tập trung dân cư, các trụ sở cơ quan chính quyền địa phương, các tổ chức hoạt động kinh tế trong huyện.
Diện tích 15 km2. Địa hình chủ yếu là thung lũng có đáy hình chữ “U”, được bao bọc bởi các dãy núi thấp và trung bình. Nền địa chất gồm các đá phiến sét, phiến vôi, cát bột kết và các chỏm đá vôi thuộc các hệ tầng Phú Ngữ, Khao Lộc, Mia Lé. Theo báo cáo kết quả điều tra và thành lập bản đồ hiện trạng trượt lở đất đá tỷ lệ 1:50.000 khu vực miền núi tỉnh bắc kạn năm 2014, tại đây đã xác định có 22 khối trượt, trong đó có 3 khối trượt quy mô lớn. 2, Khu vực dọc đường TL.258
Khu vực này được giới hạn bởi hai bên hành lang TL.258 thuộc địa phận các xã Địa Linh, Yến Dương, Chu Hương, Mỹ Phương. Diện tích 52 km2. Dân cư thưa, tập trung thành những cụm, bản nhỏ sống dọc hai bên đường. Địa hình núi cao, độ dốc lớn. Nền địa chất chủ yếu là đá phiến sét, phiến thạch anh, cát bột kết, cát kết dạng quarzit thuộc hệ tầng Phú Ngữ. Một đứt gãy lớn chạy dọc theo TL.258 khiến cho cấu tạo ĐCCT ở đây cực kỳ kém bền vững và là nguyên nhân quan trọng cho sự trượt lở đất đá hoạt động mạnh. Tại đây ghi nhận có 62 khối trượt, trong đó chủ yếu là các khối trượt lớn và trung bình. Các vụ trượt lở thường gây ách tắc giao thông trên tuyến đường này và đổ tràn các vật liệu trượt xuống diện tích đất canh tác nông nghiệp. Khu vực này được xếp loại có nguy cơ trượt lở đất đá cao
3, Khu vực xã Cao Thượng
Khu vực này thuộc địa phận xã Cao Thượng, diện tích 20 km2. Địa hình núi cao, phân cắt mạnh và độ dốc lớn. Dân cư trong vùng rất thưa, chỉ có vài cụm nhỏ sống khá cách biệt. Nền địa chất gồm các đá phiến sét, cát kết xen các chỏm đá vôi thuộc các hệ tầng Pia Phương và Mia Lé. Đới phá hủy kiến tạo phát triển rộng cùng độ dốc địa hình lớn khiến khả năng trượt lở trong khu vực khá cao. Đã xác định có 12 khối trượt có quy mô trung bình. Mặc dù các điểm trượt chủ yếu nằm ngoài khu vực cư dân nhưng cần có sự đề phòng đối phó và nâng cao ý thức cảnh giác của người dân trước những diễn biến bất ngờ của các dạng thiên tai.
4, Khu vực Hà Hiệu-Phúc Lộc
Khu vực này được giới hạn bởi hành lang tuyến đường 212 thuộc địa phận các xã Hà Hiệu, Phúc Lộc. Diện tích 23 km2. Dân cư thưa thớt nhưng tập trung thành những cụm, bản nhỏ sống dọc hai bên đường. Địa hình chủ yếu là thung lũng dọc theo sông Hà Hiệu giữa các dãy núi được hình thành trên nền các đá cát kết, phiến sét, sét vôi thuộc các hệ tầng Nà Quản, Mia Lé, Tòng Bá. Tuyến đường 212 chạy qua địa phận này được xây dựng trên nền đới phá hủy dọc đứt gãy sâu nên thường bị ách tắc giao thông trong mùa mưa vì sạt lở đất đá. Đã xác định có 13 khối trượt nhỏ và trung bình.
5, Khu vực Khang Ninh-Đồng Phúc
Khu vực này kéo dài thành một dải qua các xã Khang Ninh, Quảng Khê, Đồng Phúc. Diện tích 30 km2. Dân cư nhìn chung thưa thớt và phân bố không đều, tập trung thành các bản nhỏ ở phía tây sườn núi Phia Bioc. Địa hình chủ yếu là thung lũng hẹp giữa các dãy núi có độ dốc lớn. Khu vực này chủ yếu nằm trên ranh giới các đá phiến silic, phiến sét, đá vôi của hệ tầng Phú Ngữ, Mia Lé và các khối granit Phia Bioc. Đứt gãy sâu phân đới phương TB-ĐN cắt qua một loạt các đứt gãy phương ĐB-TN đã khiến cho cấu trúc địa chất tại khu vực này cực kỳ phức tạp. Đã xác định có 24 khối trượt quy mô nhỏ và trung bình. Nhiều điểm xảy ra ngay sát khu dân cư khiến nguy cơ thiệt hại khá cao nếu không có biện pháp đề phòng.