Đánh giá biến động lớp phủ huyện Ba Bể giai đoạn 2010-2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng viễn thám GIS trong nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của lớp phủ rừng tới nguy cơ sạt lở đất huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 52 - 56)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.1.4. Đánh giá biến động lớp phủ huyện Ba Bể giai đoạn 2010-2020

Để xác định tình trạng biến đổi sử dụng đất huyện Ba Bể giai đoạn 2010-2020, tiến hành xây dựng bản đồ biến động lớp phủ huyện Ba Bể giai đoạn 2010-2020 dựa trên việc chồng lớp hai bản đồ lớp phủ năm 2010 và năm 2020, từ đó tiến hành xác định vị trí biến động và diện tích các khu vực lớp phủ bị biến động. Qua quá trình biên tập bản đồ thu được kết quả như sau:

Bảng 3.2. Ma trận chuyển đổi các loại hình lớp phủ 2020 2010 SX Nông nghiệp Đất rừng Phi nông nghiệp Mặt nước Tổng diện tích SX Nông nghiệp 5150.29 944.86 1407.43 155.42 7658 Đất rừng 1420.76 56737.40 322.45 145.07 58625.68 Phi nông nghiệp 237.06 0 1007.91 0 1244.97 Mặt nước 317.89 0 0 521.11 839 Tổng diện tích 7126 57682.26 2737.79 821.6 68367.65

Từ kết quả biên tập bản đồ và ma trận chuyển đổi các loại hình lớp phủ, ta có thể thấy rằng trong giai đoạn 2010-2020, diện tích các loại lớp phủ sử dụng đất có sự thay đổi đáng kể. Đáng chú ý là việc chuyển đổi từ đất sản xuất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, có diện tích là 1407.43 Ha chủ yếu ở các xã Thượng Giáo, Khang Ninh, Quảng Khê, Đồng Phúc, Chu Hương, Hà Hiệu và Thị trấn Chợ Rã… Điều này thể hiện rõ nét sự thay đổi cơ cấu kinh tế của huyện Ba Bể giai đoạn 2010-2020, từ tập trung phát triển ngành nông nghiệp chuyển hướng phát triển các ngành thương mại du lịch, dịch vụ.

Trong giai đoạn đầu những năm 2013,2014, một phần lớn diện tích đất rừng được chuyển đổi sang mục đích sản xuất nông nghiệp, nguyên nhân là do trong giai đoạn này, huyện vẫn tập trung vào việc phát triển nông nghiệp. Thêm vào đó là hiện trạng khai thác rừng bừa bãi, phá rừng làm nương rẫy vẫn còn xảy ra nhiều. Giai đoạn sau này, những năm 2017,2018, việc phát

đổi mục đích sang đất sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2010-2020 vẫn là tương đối lớn, chiếm tới 1420.76 Ha, tập trung nhiều nhất ở các xã Cao Thượng và Cao Trĩ (đầu năm 2020 đã được gộp toàn bộ diện tích vào xã Thượng Giáo). Trong số diện tích đất rừng chuyển đổi, có một phần lớn diện tích rừng chuyển đổi là rừng tự nhiên, điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái và sinh cảnh rừng nơi đây.

Một điểm nổi bật trong những năm gần đây là việc chính quyền địa phương huyện Ba Bể đã có nhiều phương án bảo vệ và phát triển rừng. Rất nhiều chỉ tiêu kế hoạch trồng rừng đã được đưa vào nghị quyết HĐND huyện, thông qua đó, huyện giao trách nhiệm cho UBND các xã, coi đó là nhiệm vụ trong công tác phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Do đó, ở nhiều nơi đã có sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ phát triển nông nghiệp sang trồng rừng, dẫn tới việc trong giai đoạn 2010-2020, có 944.86 Ha đất sản xuất nông nghiệp được chuyển đổi sang mục đích trồng rừng, phần lớn diện tích tập trung tại các xã Cao Thượng, Thượng Giáo, Bành Trạch và xã Phúc Lộc. Tuy vậy, việc trồng mới rừng vẫn còn nhiều hạn chế và chưa thể bù đắp vào khối lượng rừng tự nhiên bị mất đi trong giai đoạn này.

Ngoài ra, còn có một số loại đất được chuyển đổi mục đích từ đất rừng sang như đất phi nông nghiệp và đất mặt nước, có diện tích lần lượt là 322.45 và 145.07. Diện tích đất mặt nước phần lớn không thay đổi, một số được chuyển đổi sang đất nông nghiệp 317.89 Ha, chủ yếu nhằm mục đích nuôi trồng thủy sản, trồng lúa và các loại cây hàng năm.

Kết quả cho thấy, trong giai đoạn 2010-2020 có nhiều biến động lớn về hiện trạng lớp phủ sử dụng đất huyện Ba Bể, trong đó nổi bật nhất là sự gia tăng nhanh chóng diện tích đất phi nông nghiệp và sự suy giảm diện tích đất nông, lâm nghiệp, đặc biệt là đất rừng tự nhiên. Những năm gần đây, diện tích rừng trồng tăng, nhưng diện tích rừng tự nhiên lại bị suy giảm tại huyện Ba Bể là một thực trạng rất đáng quan ngại. Theo thống kê từ quyết định công bố

hiện trạng rừng huyện Ba Bể, năm 2010, tổng diện tích rừng tự nhiên có trên 35 nghìn Ha (35125.4 Ha theo số liệu năm 2012) và tổng diện tích rừng trồng là trên 12 nghìn Ha (12043.7 Ha theo số liệu năm 2012). Tuy nhiên, đến năm 2019, diện tích rừng tự nhiên đã bị suy giảm chỉ còn 33380.9 Ha và diện tích rừng trồng là 14375.9 Ha. Có thể thấy rằng, giai đoạn 2010-2020, tuy rằng việc trồng và phát triển rừng được thúc đẩy tuy nhiên vẫn có khoảng 2000 Ha diện tích rừng tự nhiên biến mất, đây là một con số đáng kể. Việc trồng mới rừng là tốt tuy nhiên việc giữ rừng tự nhiên thậm chí có vai trò quan trọng hơn. Nguyên nhân chính là do vai trò của hai loại rừng này là khác nhau, rừng tự nhiên có mật độ che phủ cao với nhiều tầng thực vật phong phú, là lá chắn quan trọng trong việc điều hòa dòng chảy, phòng chống mưa lũ, sạt lở. Rừng trồng được phát triển nhằm mục đích kinh tế, được khai thác sau 3-5 năm, do đó khả năng phòng hộ kém hơn hẳn rừng tự nhiên. Qua nhiều báo cáo thống kê cho thấy, diện tích rừng tự nhiên tại huyện Ba Bể có sự suy giảm nguyên nhân chính là do khai thác chặt phá rừng bừa bãi, việc đốn hạ các cây gỗ quý như nghiến, trai… vẫn còn xảy ra, gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái rừng nơi đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng viễn thám GIS trong nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của lớp phủ rừng tới nguy cơ sạt lở đất huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)