3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.2.2. Tình hình phát triển thủy điện, tái định cư thủy điện ở Việt nam và ở Thừa Thiên
Thiên Huế
1.2.2.1. Tình hình phát triển thủy điện và tái định cư ở Việt Nam
Việt Nam có khoảng 2360 sông có chiều dài hơn 10km với 10 hệ thống sông ngòi có diện tích lưu vực từ 10.000 km2 trở lên. Mật độ sông suối trung bình trên lãnh thổ khoảng 0,6 km/km2. Kết quả nghiên cứu về tiềm năng thủy điện cho thấy tổng trữ năng lý thuyết của các hệ thống sông lớn đạt khoảng 300 tỷ KWh, tiềm năng kỹ thuật khoảng 123 tỷ KWh tương đương với công suất lắp máy (Nlm) Khoảng 31.000 MW. Nếu xem xét các yếu tố kinh tế, xã hội và tác động tới môi trường thì tiềm năng kinh tế - kỹ thuật giảm xuống khoảng 75-80 tỷ KWh với công suất 18.000-20.000 [8].
Ngoài ra tiềm năng thủy điện vừa và nhỏ trên các sông suối Việt Nam cũng khá lớn, theo điều tra nghiên cứu ở 472 dự án, vị trí tiềm năng có tổng công suất lắp máy vào khoảng 7.525MW [1].
Theo quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia, thủy điện được xác định là một trong những nguồn năng lượng ưu tiên đầu tư và phát triển trong giai đoạn 2007-2015 của Việt Nam. Kết quả tổng hợp từ các quy hoạch phát triển thủy điện của Bộ Công Thương và quy hoạch của các địa phương, tổng số công trình thủy điện cả nước dự kiến xây dựng khoảng 1.021 công trình phân bố ở 36 tỉnh với tổng công suất thiết kế khoảng 24 nghìn MW, trong đó có 138 công trình thủy điện nằm trên các dòng chính với tổng công suất thiết kế khoảng hơn 18.000 MW và 883 công trình thủy điện vừa và nhỏ [1]. Các tỉnh có số lượng công trình thủy điện vừa và nhỏ theo quy hoạch nhiều nhất là Gia Lai (78 dự án), Lâm Đồng (71 dự án), Kon Tum (68 dự án) và Quảng Nam (61 dự án) [8]..
Theo kế hoạch phát triển thủy điện đến năm 2015 dự kiến tổng công suất thủy điện đạt khoảng 15,278MW, chiếm 36,4% tổng công suất các nguồn điện vào năm 2025, tương đương lượng điện năng 83,42 tỷ KWh/năm.
Hơn nửa thế kỷ qua, phát triển thủy điện ở Việt Nam đã trải qua những chặng đường đầy khó khăn thách thức cả về vốn đầu tư và công nghệ kỹ thuật nhưng đã có những đóng góp quan trọng về sản xuất điện năng phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Giai đoạn 1945-1975 đã xây dựng các công trình thủy điện như Thác Bà (Nlm = 108MW), Đa Nhiêm (160MW), ... Từ năm 1975 đến nay, đặc biệt là bắt đầu từ những năm 90 đã triển khai xây dựng hàng loạt công trình thủy điện Hòa Bình (1920MW- phát điện 1994), Trị An (400MW-1989), Vĩnh Sơn (66MW-1994), Thác Mơ (150MW-1994), Yaly (720MW-2001), Sê San 3 (260MW-2007) Tuyên Quang (342MW-2008), Pleikrông (100MW-2009), Bản Vẽ (320MW- 2010), Se San 4 (360MW), Sơn La (2400MW), ... Tính đến năm 2010 đã có khoảng 50 nhà máy thủy
điện đi vào vận hành và dự kiến đến năm 2020 có khoảng 80 nhà máy thủy điện lớn và vừa được đưa vào vận hành trong hệ thống điện cả nước [8]..
Nguồn thủy năng của Việt Nam khá dồi dào và thuộc dạng năng lượng tái tạo nên việc đầu tư phát triển nguồn năng lượng thủy điện mang lại nhiều lợi ích cho nhà nước và các nhà đầu tư. Tuy nhiên việc xây dựng và đầu tư các công trình thủy điện cũng đang tiềm ẩn nhiều rủi ro và thách thức lớn, nhất là trong điều kiện quy hoạch tổng thể và xây dựng thủy điện của Việt Nam chưa được nghiên cứu, đánh giá và thực hiện một cách có hệ thống. Những rủi ro và thách thức chủ yếu trong quá trình đầu tư xây dựng và vận hành công trình thủy điện là ảnh hưởng của thời tiết và điều kiện tự nhiên, ảnh hưởng do khả năng cung cấp và chế tạo thiết bị nhất là thách thức do anh hưởng đến môi trường và cuộc sống kinh tế xã hội của người bị thu hồi đất, di dân TĐC giải phóng mặt bằng xây dựng công trình.
Việc xây dựng nhiều công trình thủy điện thời gian qua đã gây áp lực lớn vào nhu cầu thu hồi đất, giải phóng mặt bằng về di dân TĐC. Thu hồi đất xây dựng các hồ chứa thủy điện phải di chuyển toàn bộ cộng đồng dân cư trong khu vực lòng hồ, dẫn đến nơi cư trú, địa bàn sản xuất và TĐC trên nhiều vùng đất mới. Giai đoạn trước năm 1990, việc xây dựng thủy điện đã phải di dời khoản trên 120.000 người (Thác Bà 30.000 người, Hòa Bình 89.720 người, …), giai đoạn đầu những năm 90 đã phải di dời 60.000 người (Yaly 24.610 người; Hàm Thuận - Đa Mi 4.673 người, …). Từ cuối những năm 90 đến nay số lượng di dân TĐC ước tính lên đến khoản 400.000 người, gấp 3 lần so với giai đoạn trước đó [8].
Trong thời gian 1995 - 2009 đã có khoảng 22 công trình đã và đang xây dựng như công trình thủy điện Yaly (tỉnh Gia Lai và Kon Tum). Bản Vẽ (tỉnh Nghệ An), thủy điện Sơn La, thủy điện sông Tranh 2 (tỉnh Quảng Nam), thủy điện Pleikrông (tỉnh Kon Tum), thủy điện sông Ba Hạ (tỉnh Gia Lai và Phú Yên0, thủy điện Tuyên Quang, ... Tổng diện tích đất bị thu hồi để xây dựng công trình thủy điện giai đoạn này gần 80.000 ha với hơn 49.000 hộ gia đình nằm trong khu vực bị ảnh hưởng, trong đó có 40.000 hộ (khoảng 194.000 người), chiếm 80% tổng số hộ bị ảnh hưởng cần phải di chuyển ra khỏi khu vực công trình đến khu TĐC mới (Cục HTX và PTNN - Bộ NN&PTNN, 2007). Thủy điện Sơn La có quy mô di chuyển dân cư lớn nhất với gần 18.000 hộ (91.100 người), gồm dân cư của 160 bản, thuộc 17 xã ở 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu. Dự án thủy điện Tuyên Quang di chuyển khoảng 23.600 người thuộc 3 tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Cạn [8]..
Theo báo đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) của kế hoạch phát triển thủy điện từ 2006 - 2015 và tầm nhìn đến 2025 do viện môi trường Stockholm (Thụy Điển) phối hợp với Bộ Công thương thực hiện 2007 - 2008, việc xây dựng hồ chứa các công trình thủy điện dự kiến trong giai đoạn này gồm khoảng 22 công trình, chiếm dụng
khoảng 25.133 ha đất đai (chưa kể thủy điện A Lưới, Đồng Nai 5 và Vĩnh Sơn 2), trong đó có đất rừng tự nhiên khoảng 4.227 ha, đất có rừng trồng 1.367 ha, đất sản xuất nông nghiệp 5.691 ha, đất thổ cư 7.37ha và các loại đất khác (chuyên dùng, chưa sử dụng) 12.810 ha. Mặt khác, để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình phải di dời khoảng 61.571 người, trong đó chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 90,5% [8].
Lợi ích của các công trình thủy điện là rất lớn như cung cấp nguồn năng lượng cho nền kinh tế, cung cấp nguồn nước cho sản xuất, góp phần cải thiện độ ẩm, điều tiết chống lũ, ... Nhưng cái giá phải trả cũng không nhỏ, nguyên nhân một phần do các bên liên quan chưa nhận thức đầy đủ về các tác động bất lợi khi xây dựng công trình và tổ chức thực hiện dự án TĐC. Nhiều tác động tiêu cực đã xảy ra, trong đó di dân TĐC đã trở thành một vấn đề bức xúc của xã hội, thậm chí có công trình để lại những hậu quả nặng nề như không khôi phục được sinh kế, thiếu điều kiện sống tối thiểu (không đủ đất sản xuất, thiếu nguồn nước), tài nguyên môi trường bị suy thoái …, dẫn đến nghèo đói và nguy cơ bần cùng hóa gia tăng, thắc mắc khiếu kiện kéo dài và gây mâu thuẫn xung đột xã hội.
Thời gian qua, xây dựng các công trình thủy điện luôn giữ vị trí quan trọng trong kế hoạch phát triển nguồn điện của quốc gia và đã có đóng góp đáng kể trong công tác khắc phục tình trạng thiếu điện và cung cấp năng lượng cho nền kinh tế. Nếu năm 1982 nguồn điện năng từ thủy điện với công suất lắp máy chỉ có 268MW (chiếm 21,8%), thì đến năm 1992 công suất các nhà máy thủy điện đã tăng lên đạt 2.120MW chiếm 60,4% tổng công suất nguồn điện cả nước. Đến cuối năm 2006 tổng công suất lắp máy của các nhà máy thủy điện ở Việt Nam đạt khoảng 4.460MW (tương đương lượng điện năng trung bình 18 tỷ KWh/năm, chiếm 38% tổng công suất điện năng các nguồn điện) tăng 2,1 lần công suất thủy điện năm 1992 (tốc độ tăng trưởng khoản 5,5% năm). Năm 2008 công suất lắp máy các nhà máy thủy điện đạt 4.583MW và mặc dù chỉ chiếm 37,09% tổng công suất các nguồn điện nhưng vẫn là nguồn điện có vai trò chủ lực của ngành năng lượng [8].
Ngoài nhiệm vụ và hiệu quả kinh tế về phát điện, xây dựng công trình thủy điện cũng có nhiều tác động tích cực đối với kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái. Đó là việc hình thành hồ chứa góp phần cung cấp, bổ sung nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt, điều tiết phòng chống lũ về mùa mưa, điều tiết nước chống hạn cho hạ lưu về mùa khô, cải thiện độ ẩm không khí, điều hòa tiểu khí hậu tạo điều kiện cho cây trồng, thảm thực vật trên lưu vực phát triển. Đồng thời với việc hình thành hệ thống công trình (hồ chứa, công trình nhà máy và phụ trợ) tạo thêm cơ hội cho cộng đồng dân cư địa phương phát triển kinh tế và dịch vụ (nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, du lịch sinh thái, dịch vụ…).
Đối với công tác thu hồi đất và di dân TĐC, chính quyền các địa phương đã thực hiện khá tốt việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án thủy điện về cơ bản đảm bảo đúng tiến độ xây dựng công trình và kế hoạch phát điện phê duyệt. Công tác đền bù, di dân đã giải quyết cơ bản vấn đề định cư định canh góp phần ổn định cuộc sống cho người dân TĐC, thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước và đảm bảo an ninh chính trị khu vực. Nhiều cộng đồng dân cư trước đây ở vùng sâu vùng xa gặp nhiều khó khăn về tiếp cận với bên ngoài và các dịch vụ xã hội. Khi di dân đến nơi ở mới, điều kiện cuộc sống ở nhiều khu TĐC đã được cải thiện đáng kể như nhà ở, điều kiện chăm sóc y tế, điều kiện học hành của con em, điều kiện sinh hoạt văn hóa xã hội… Các khu TĐC thường xây dựng ở vị trí thuận lợi hơn, cơ sở hạ tầng được xây dựng khang trang đầy đủ hơn, nhất là hệ thống giao thông, hệ thống điện, thông tin liên lạc…. đã tạo điều kiện mở rộng giao thương với bên ngoài và tiếp cận nhanh với thị trường phục vụ tích cực đời sống, sinh hoạt góp phần nâng cao nhận thức, trình độ dân trí và từng bước thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội khu vực chịu ảnh hưởng của các công trình thủy điện.
Các công trình thủy điện xây dựng chủ yếu ở các khu vực miền núi, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống theo cộng đồng, có tập quán canh tác và văn hóa truyền thống đa dạng. Vì vậy bên cạnh những tác động tích cực, xây dựng thủy điện cũng gây ra nhiều ảnh hưởng và tác động bất lợi đến cuộc sống kinh tế xã hội của cộng đồng và môi trường sinh thái.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại và bất cập chủ yếu trong thực hiện dự án di dân TĐC xây dựng thủy điện.
Công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, ổn định cuộc sống cho người dân phải di dời TĐC và bảo vệ môi trường sinh thái giữ vị trí quan trọng để đảm bảo tiến độ xây dựng công trình và hiệu quả phát điện lâu dài cả nhà máy thủy điện. Thực tế cho thấy, đây là vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp, tác động tới mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội.
Công tác bồi thường, đền bù khi nhà nước thu hồi đất
Thực tiễn thực hiện dự án TĐC cho thấy, việc thu hồi đất và giao đất TĐC ở các dự án xây dựng thủy điện còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc. Hầu hết khu vực đất sử dụng xây dựng công trình thủy điện (vùng lòng hồ và công trình nhà máy) cũng như diện tích đất thu hồi để xây dựng các khu TĐC đều chưa đo đạc, lập bản đồ địa chính và khi tiến hành thu hồi đất cũng không trích đo địa chính (do một số dự án di dân TĐC không có khoảng kinh phí này) nên việc xác định diện tích đất để tính bồi thường đều thực hiện bằng phương pháp đo vẽ thủ công nên có sai số lớn. Điều này dẫn đến phát sinh tiêu cực trong việc xác định diện tích đất để lập phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng [8].
Về tổng thể, bồi thường/đền bù khi thu hồi đất là công đoạn quan trọng có tác động rất lớn đến tâm lý của người bị ảnh hưởng và khả năng phục hồi sinh kế và ổn định cuộc sống sau TĐC. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy công tác này là một trong những bước thực hiện có nhiều tồn tại và bức xúc lớn nhất của dự án TĐC xây dựng thủy điện:
Bồi thường/đền bù chưa đảm bảo công bằng và hài hòa lợi ích các bên:
Người bị ảnh hưởng không phải có nhu cầu bán đấtmà họ bị thu hồi đất và phải chuyển đi ra khỏi lòng hồ để lấy đất cho xây dựng thủy điện. Đầu tư xây dựng công trình thủy điện là dự án đầu tư kinh doanh (hay dự án phát triển) nên phải đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước - doanh nghiệp và cộng đồng theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Nhưng trên thực tế người bị thu hồi đất, ngoài khoản được bồi thường đền bù theo giá thị trường tại thời điểm (theo quy định) họ chưa được xem là người góp phần cho sự phát triển, hay nói cách khác họ chưa được hưởng một phần lợi ích từ kết quả phát triển giống như người góp vốn mà mới chỉ được coi là người bị thiệt hại. Mặc khác, công tác tính bồi thường, đền bù chưa có sự thống nhất và không bình đẳng ở các dự án TĐC khác nhau. Các dự án TĐC do Chính phủ quyết định đầu tư thường có mức bồi thường, đền bù hỗ trợ cao hơn các dự án địa phương quyết định đầu tư. Các dự án ở cùng một khu vực có điều kiện tương đồng lại có mức đền bù, hỗ trợ khác nhau, làm nảy sinh tư tưởng so sánh quyền lợi trong nhân dân, ảnh hưởng đến vấn đề cân bằng xã hội. Ví dụ việc bồi thường quá chênh lệch giữa dự án TĐC cảu thủy điện Hòa Bình và TĐC của thủy điện Sơn La, hay TĐC của thủy điện Yaly (được cấp 1.000m2 đất ở - đất vườn) và TĐC thủy điện Pleikrông (chỉ được cấp 400m2 đất ở - đất vườn),… Mức đền bù và hỗ trợ của dự án thủy điện Sơn La bình quân là trên 500 triệu đồng/hộ, dự án thủy điện Tuyên Quang là 450 triệu đồng/hộ và ở các dự án thủy điện công suất thấp hơn thì bình quân khoảng từ 200-250 triệu đồng/hộ (Dự án cửa Đạt, Bản Vẽ, Rào Quán,…) [8]. Như vậy có thể nói rằng, những người bị thu hồi đất chưa được đối xử cân bằng trong các dự án đầu tư phát triển thủy điện của Nhà nước.
Một số nguồn lực sinh kế của người bị thiệt hại chưa được bồi thường/đền bù:
Ngoài đất đai và tài sản trên đất hợp pháp được bồi thường/đền bù theo quy định, còn một số tài sản, một số nguồn lực bị thiệt hại của người bị ảnh hưởng còn chưa được tính đến trong quá trình thực hiện dự án (hay còn được gọi là thiệt hại gián tiếp và vô hình liên quan đối với người dân phải di dời TĐC có thể kể đến gồm: (i) Lợi thế về vị trí tiếp cận các dịch vụ xã hội và sản xuất kinh doanh; (ii) Bị suy giảm hoặc mất quyền tiếp cận tài nguyên tự nhiên, tài sản chung của cộng đồng,… (iii) Khi buộc phải di dời TĐC, người dân phải mất nhiều thời gian và công sức cho công tac chuẩn bị di dời (kê khai, kiểm đếm, nhận tiền, tổ chức vận chuyển,…) và sắp xếp tổ chức ổn định cuộc sống nơi ở mới (sắp xếp lại nhà cửa, sản xuất, liên hệ trường học cho con
em đi học,…). Trong số các thiệt hại gián tiếp và vô hình, quan trọng nhất đối với cộng đồng dân tộc miền núi là nguy cơ mất đi quyền tiếp cận các nguồn lợi tự nhiên, đặc biệt là tài nguyên rừng mà không được bù đắp đầy đủ ở các khu TĐC mới.
Bên cạnh tiền bồi thường/đền bù thấp, người bị thu hồi đất còn chịu ảnh hưởng