Các nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng sử dụng đất và sinh kế của người dân tái định cư khi xây dựng thủy điện bình điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 45 - 46)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.2.3. Các nghiên cứu liên quan

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các chương trình tái định cư cho người dân bị di dời để phát triển thủy điện còn rất nhiều hạn chế, đặc biệt là việc phục hồi sinh kế và các chương trình chuyển đổi việc làm. Các chương trình đền bù và tái định cư, các chương trình hỗ trợ cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp chỉ mang tính ngắn hạn, chẳng hạn như hỗ trợ gạo, nhiên liệu, chăm sóc sức khỏe và học phí, và hỗ trợ cho các lễ hội, công cụ sản xuất nông nghiệp và dạy nghề. Hầu hết các dự án hỗ trợ gạo cho một năm, một số cung cấp hai năm như Sơn La và Bản Vẽ. Do đó, khoảng 87% người tái định cư cho rằng các hỗ trợ đó đảm bảo cho điều kiện sống mới của họ. Các chương trình chuyển đổi nghề nghiệp cho những người nông dân dân tộc thiểu số cũng không hiệu quả. Các khu tái định cư nằm nằm ở những vị trí khó khăn, không điều kiện để phát triển nông nghiệp và thiếu cơ hội việc làm phi nông nghiệp (Viện tư vấn phát triển, 2010). Ngay cả những đập thủy điện được xây dựng cách đây 30 năm trước, người dân tái định cư vẫn đang đối mặt với vấn đề tương tự, ví dụ người dân ở khu vực đập thủy điện Hòa Bình. Mặc dù người dân tái định cư đã được nhận ba chương trình hỗ trợ để giảm thiểu tác động tiêu cực, bao gồm các chương trình 747 (giai đoạn 1995 và 2001), 472 (2002-2006), 1588 (2009 và 2015), và chương trình 134 và 135, nhưng hiệu quả không cao do quy mô đầu tư nhỏ và phân tán, và các khoản chi phí được sử dụng để phục hồi sản xuất nông nghiệp và phát triển chưa đầy đủ. Các chương trình sản xuất nông nghiệp đã không giúp nông dân sản xuất các sản phẩm cạnh tranh trên thị trường, do đó nông dân không được hưởng lợi đầy đủ [5].

Ở Thừa Thiên Huế cũng đã có một số đề tài nghiên cứu về vấn đề việc làm và thu nhập của người dân tái định cư. Nghiên cứu của Lê Thị Nguyện, (2011, 2012, và 2013) [2;3;4] chỉ ra rằng cuộc sống của người dân tái định cư đa số là bị nghèo đi, họ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận đất đai, đất đai có chất lượng kém, không có việc làm ổn định, và thu nhập thấp. Ngoài ra, một đề tài cấp tỉnh thực hiện năm 2010 của Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp đảm bảo ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân vùng di dân, tái định cư thuộc các dự án thủy lợi, thủy điện ở Thừa Thiên Huế” do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chủ trì đề tài cũng đã đánh giá được cơ bản thực trạng về đời sống, việc làm và thu nhập của người dân tái định cư [6]. Qua việc điều tra, khảo sát, thu thập dữ liệu, tổng hợp kết quả điều tra, đề tài đã rút ra kết luận, về chất lượng cuộc sống của người dân đã được cải thiện, như nhà ở, điều kiện sinh hoạt văn hóa, xã hội, điều kiện chăm sóc y tế, học hành của con em… Tuy nhiên, so với trước tái định cư, thu nhập bình quân của hộ gia đình/tháng giảm sút và người dân nghèo đi, cả về diện tích canh tác, điều kiện canh tác, nhà ở, tài sản, và các nguồn thu nhập chính [2;3;4]

Như vậy, qua các nghiên cứu trong nước cũng chỉ ra rằng việc giải quyết đất đai và việc làm cho người dân tái định cư cũng gặp rất nhiều thách thức. Đây là vấn đề cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để tìm ra các giải pháp hợp lý hơn cho việc bố trí đất đai và phát triển sinh kế của người dân tái định cư.

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng sử dụng đất và sinh kế của người dân tái định cư khi xây dựng thủy điện bình điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)