Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ thống hỗ trợ quyết định dựa trên cơ sở GIS trong nghiên cứu nguy cơ cháy rừng ở huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 61 - 63)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Hình 3.1. Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu

A Lưới là huyện miền núi thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, cách Thành phố Huế 70 km về phía Tây Nam. Địa bàn huyện được bao bọc bởi các dãy núi có diện tích chiếm 1/3 diện tích đất lâm nghiệp của toàn tỉnh. Huyện A Lưới là một thung lũng lớn với chiều dài hơn 50 km và chiều rộng là 20 km nằm trên một vùng đất có độ cao trung bình cao hơn mực nước biển 800. Được xác định bởi tọa độ địa lý:

- Từ 160 00’ 57” đến 160 26’ 59” vĩ độ Bắc

- Từ 1070 00’ 51” đến 1070 31’ 39” kinh độ Đông

- Phía Bắc tiếp giáp huyện Phong Điền và tỉnh Quảng Trị - Phía Nam tiếp giáp tỉnh Quang Nam

- Phía Đông tiếp giáp huyện Hương Trà và huyện Hương Thủy - Phía Tây tiếp giáp nước CHDCND Lào

3.1.1.2. Địa hình

Huyện A Lưới là vùng núi cao với hơn 2/3 diện tích là rừng có địa hình hiểm trở, độ dốc lớn bao gồm dãy núi Trường Sơn kéo dài theo phương Đông Bắc - Tây Nam, có đỉnh núi cao 850 m – 950 m. Sườn phía Tây từ cao độ 850 m – 950 m đến cao độ 500 m – 550 m. Thung lũng sông A Sáp có chiều dài 6 km. Độ dốc chung trung bình không quá 10% nhưng địa hình có sông suối dày đặc nên cục bộ là sườn đồi dốc lớn.

3.1.1.3. Đất đai

Trên địa bàn huyện có 2 loại nền vật chất chủ yếu là đá sét và biến chất (Fs) chiếm 63%; đá cát (Fc) chiếm 28%.

3.1.1.4. Khí hậu

Nhiệt độ trung bình năm đạt 220

C, ở độ cao lớn hơn 1000m đạt khoảng hơn 180C. Trong năm nhiệt độ cao nhất từ tháng 5 đến tháng 8, đạt khoảng 24 – 260

C và nhiệt độ thấp nhất vào các tháng từ tháng 11 đến tháng 3, đạt khoảng 16 – 200

C. Tương ứng với sự giảm nhiệt độ trung bình năm theo đai cao là sự giảm của tổng nhiệt năm. Tổng nhiệt năm trung bình xấp xỉ 80000C ở độ cao 500 – 600 và ở độ cao hơn 1000 m tổng nhiệt giảm chỉ còn khoảng 65000C. Chênh lệch nhiệt độ các tháng mùa đông và mùa hè 8 – 90C. Biên độ nhiệt ngày khoảng 9 – 120C.

Độ ẩm: A Lưới có độ ẩm không khí trung bình tháng và năm khá cao, trung bình các tháng từ 76 - 94% và trung bình năm là 89,4%. Thấp nhất là tháng 6 và 7 (76 - 82%), cao nhất là vào các tháng 11, 12, 1 (94%). Có thể coi A Lưới là nơi có độ ẩm phong phú nên đây là điều kiện rất thuận cho việc phát triển trồng cây công nghiệp dài ngày như cao su, cà phê...

Gió: Nằm trong khu vực gió mùa Đông Nam Á, huyện A Lưới chịu ảnh hưởng của hai loại gió mùa chính là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam. Gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện vào mùa mưa từ tháng 10 trong năm đến tháng 3 năm sau, thường kèm theo mưa, lạnh, nhiệt độ không khí thấp, độ ẩm cao. Gió mùa Tây Nam thường xuất hiện vào mùa hè, từ tháng 4 đến tháng 9 trong năm, với đặc điểm là khô nóng, nhiệt độ không khí cao, độ ẩm thấp. Tuy nhiên, do điều kiện lãnh thổ có nhiều dãy núi cao, đặc biệt là dãy Trường Sơn vuông góc với hướng gió Đông Bắc về mùa đông và Tây Nam về mùa hạ nên hướng gió thịnh hành ở A Lưới lại bị lệch so với hướng ban đầu. Nhìn chung, đây là nơi có tốc độ gió mạnh nhất tỉnh với trung bình năm là 2,3 m/s, trong khi ở đồng bằng là 1,8 m/s nên việc bố trí cây cao su nên tránh những sườn đó n gió.

Bão thường xuất hiện vào các tháng từ tháng 7 - 11 trong năm, bình quân mỗi năm trên địa bàn chịu ảnh hưởng từ 4 - 6 cơn bão.

Mưa: Huyện A Lưới có lượng mưa rất phong phú nhưng phân bố không đồng đều giữa các khu vực

3.1.1.5. Thủy văn

A Lưới là thượng nguồn của các con sông: Hữu Trạch, Sông Bồ, A Sáp, ngoài ra trên địa bàn còn có hệ thông các suối dày đặc. Lưu lượng nước của các sông suối thay đổi theo mùa và lượng mưa trong năm. A Lưới là khu vực có lượng mưa năm lớn (trên 3.000 mm) và có số ngày mưa đạt đến 200 - 220 ngày/năm, trong khi đó ở đồng bằng chỉ có 160 ngày/năm nên việc chăm sóc các loại cây trồng cần tưới vào mùa thiếu ẩm gặp rất nhiều thuận lợi cụ thể như cà phê, cao su...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ thống hỗ trợ quyết định dựa trên cơ sở GIS trong nghiên cứu nguy cơ cháy rừng ở huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)