3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
3.1.2.1. Dân số, dân tộc, lao động
A Lưới có tổng diện tích tự nhiên là 122.463,6 ha; dân số là 47.233 người, mật độ dân số 39 người/km2
. Phân bổ dân số theo nam giới là 50,60%, nữ 49,40%; phân bổ dân cư theo nơi ở: thị trấn là 15,63%; nông thôn 84,37%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,58%, đại đa số nhân dân sinh sống bằng nghề nông phân bổ theo ngành nghề nông, lâm chiếm 38,35% lao động, dịch vụ 8,25%, công nghiệp xây dựng 23,40%.
Các cộng đồng dân tộc sinh sống ở đây là dân tộc Kinh, Cơ Tu, Tà Ôi và dân tộc Pa Cô, trong đó dân tộc Tà Ôi chiếm đa số (44,3%).
Tổng số người trong độ tuổi lao động của toàn huyện là 74.928 người, trong đó có khả năng lao động là 73.272 người và mất khả năng lao động là 1.656 người. Trình độ văn hóa và kỹ năng sản xuất của lao động có nhiều tiến bộ, mặt dù những năm gần đây số lao động được chú trọng đào tạo nhưng tỷ lệ lao động lành nghề vẫn còn thấp. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 là 18,7 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới quốc gia là: 8%.
3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành
a. Tình hình sản xuất nông ngư nghiệp
- Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cả năm đạt 5.974,3 ha. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 16.646 tấn.
- Chăn nuôi: Phát triển theo mô hình trang trại có hiệu quả, thường xuyên quan tâm và thực hiện tốt công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm không để xảy ra dịch bệnh, tỷ trọng chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp đạt 26,89%.
- Thủy sản: Đánh bắt, nuôi trồng chưa phát triển mạnh với sản lượng đánh bắt ước đạt 649 tấn năm 2014 tương ứng với diện tích ao hồ toàn huyện là 324,8 ha.
b. Tình hình sản xuất lâm nghiệp
Sản xuất lâm nghiệp có những chuyển biến tích cực. Trong những năm gần đây ngành lâm nghiệp được phát triển theo hướng khoán cho người dân quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng mới để khai thác, do đó diện tích rừng tăng nhanh, góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, nâng cao độ che phủ. Hiện nay nhiều diện tích rừng trồng đã có thể khai thác làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất giấy và chế biến gỗ nhân tạo. Công tác QLBVR tốt, đặc biệt là công tác giao khoán RTN cho cộng đồng quản lý bảo vệ đã phát huy được hiệu quả.
Rừng và đất rừng cũng có thay đổi hàng năm do các nguyên nhân như trồng mới, chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thác…Diễn biến diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo các nguyên nhân được thể hiện rõ ở bảng sau:
Bảng 3.1. Diễn biến diện tích rừng và đất lâm nghiệp huyện A Lưới
Đơn vị: ha TT Nội dung Năm Tổng 2010 2011 2012 2013 2014 2015 I. Biến động rừng tăng 1 Trồng rừng 541.92 697.32 705.09 1.509.38 1,157.26 550.90 5,161.87 II. Biến động rừng giảm
1 Khai thác rừng trồng 400.13 864.55 652.89 1,413.34 77734 612.30 4,720.55 2 Cháy rừng 21.85 1.03 0.49 0.26 1.50 0.00 25.13 3 Phá rừng 36.89 41.04 15.72 10.71 4.02 108.37 4 Chuyển đổi mục đích sử dụng 129.11 8.80 2.00 2.10 142.01
c. Thương mại và dịch vụ
Tham gia hội chợ các HTX làng nghề truyền thống Huế năm 2015. Đồng thời tiến hành rà soát, thống kê làng nghề, nghề truyền thống tại 04 xã: A Đớt, A Roàng, Nhâm, A Ngo. Đã tổ chức Hội nghị bình chọn và trao Giấy chứng nhận 10 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2015 trên địa bàn huyện. Vận động thương nhân, các doanh nghiệp tham gia hưởng ứng chương trình bán hàng khuyến mãi năm 2015 tại huyện.
Hoạt động dịch vụ đã có những tác động tích cực trong nền kinh tế vùng dân tộc và miền núi. Huyện đã phối hợp với Công ty lữ hành khảo sát tour du lịch sinh thái tại A Roàng, A Sho, A Bia, Anôr đã thu hút được nhiều đoàn khách trong và ngoài nước đến tham quan.
d. Công nghiệp
Về lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ từng bước phát triển như thủy điện ALưới, mây tre đan, dịch vụ bưu chính viễn thông, dịch vụ ngân hàng, du lịch… nghề thủ công truyền thống như rèn, đan lát, dệt thổ cẩm (vải zèng)… từng bước được phục hồi và một số ngành nghề mới như gò hàn, cơ khí, mộc, nề, dịch vụ sửa chữa điện, điện tử, xay sát đã hình thành và phát triển.
3.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
a. Giao thông
Nhìn chung, giao thông huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế tương đối hoàn thiện. Hầu hết các tuyến đường liên xã đều được trải nhựa hoặc bê tông hóa kiên cố, giúp đi lại thuận lợi. Đặc biệt trên địa bàn có đường Hồ Chí Minh chạy qua đã làm thay đổi bộ mặt Thị Trấn huyện A Lưới và giao lưu hàng hóa giữa miền núi với thành phố Huế, giữa các tỉnh với nhau làm phong phú thị trường hàng hóa, tạo đà phát triển kinh tế xã hội A Lưới nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế, vùng Trung Trung Bộ nói chung
b. Thuỷ lợi
Toàn huyện hiện có 86 hồ đập, công trình thủy lợi, đảm bảo tưới cho diện tích lúa nước, ao hồ cá. Số kênh mương đã cứng hóa 75,63 km, đạt tỷ lệ 76%, kết hợp với các sông, suối tự nhiên cơ bản đảm bảo nước tưới cho sản xuất nông nghiệp. Công tác đầu tư công trình nước sạch được thực hiện tốt và đảm bảo; Tỷ lệ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt > 85%.
c. Y tế
Công tác khám, chữa bệnh, chăm lo sức khỏe của nhân dân được quan tâm thực hiện tốt. Công tác khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế được triển khai trên tất cả 21 trạm Y tế xã, thị trấn. Trung tâm y tế huyện đã được đầu tư xây đựng mới, nhiều trạm y tế
được tầng hóa, cơ sở vật chất được trang bị hiện đại, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân. Đến nay, có 12/21 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2011- 2020 (theo tiêu chí mới). Tổ chức phun thuốc phòng chống dịch bệnh nhất là đối với dịch sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh thông thường khác... Triển khai Hội nghị ký cam kết mô hình thôn, bản, cụm dân cư giảm nhanh tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, lồng ghép tổ chức tư vấn tuyên truyền kiến thức phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em tại 10 xã, thị trấn có tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cao. Đến nay, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng đang ở mức 20%, giảm 1,45%.
d. Giáo dục
Toàn huyện A Lưới có 21 trường mầm non, 18 trường tiểu học, 6 trường trung học cơ sở, 3 trường trung học phổ thông. Các cơ sở trường học đều được xây dựng kiên cố và tầng hóa. Chất lượng giáo dục các bậc học được nâng lên.Đến nay, đã được tỉnh công nhận là đơn vị đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 05 tuổi; toàn huyện tiếp tục duy trì phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
3.2. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHÁY RỪNG VÀ CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG HUYỆN A LƯỚI