3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.2.3. Công tác phòng cháy chữa cháy rừng ở huyện ALưới
3.2.3.1. Xác định vùng trọng điểm cháy
A Lưới có diện tích rừng trồng lên đến 15.516,78 ha, trong đó diện tích rừng trồng tập trung có nguy cơ cháy tương đối lớn (gần 6000 ha), phân bố trên 4 vùng được xác định là trọng điểm cháy trên địa bàn huyện với địa hình phức tạp độ dốc lớn.
3.2.3.2. Tổ chức lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng
Ban chỉ đạo Thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng (BCĐ THKHBV&PTR) huyện do đồng chí Hồ Văn Ngưm PCT UBND huyện làm Trưởng ban.
Kiện toàn 25 BCĐ THKHBV&PTR: Tại BQL KBT Sao La; Công ty Lâm nghiệp Nam Hoà; BQL RPH A Lưới, Đoàn KTQP 92 và 21 xã, thị trấn để chỉ huy việc thực hiện công tác QLBVR-PCCCR trên địa bàn do đơn vị mình quản lý và chịu sự chỉ đạo của BCH huyện.
Văn phòng thường trực BCĐ THKHBV&PTR đặt tại cơ quan Hạt Kiểm lâm huyện, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm làm Phó ban trực có trách nhiệm bố trí cán bộ trong biên chế được giao để thực hiện các nhiệm vụ của Văn phòng, đồng thời sử dụng con dấu và tài khoản của Hạt Kiểm lâm để thực hiện các công việc của BCĐ.
Văn phòng thường trực có nhiệm vụ kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện phương án của các đơn vị chủ rừng, nếu phát hiện sai phạm thì lập biên bản và báo cáo cho UBND huyện để có hướng xử lý đúng theo qui định.
3.2.3.3. Phân công nhiệm vụ cho các đơn vị tham gia công tác PCCCR
* Đối với Hạt Kiểm lâm
Củng cố hệ thống thông tin liên lạc, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong chỉ huy, chỉ đạo; Biên tập danh bạ điện thoại để dễ dàng thông tin khi có cháy rừng hoặc các hành vi vi phạm luật BV&PTR xảy ra.
Chuẩn bị và kiểm tra công tác chuẩn bị các phương tiện, dụng cụ phục vụ công tác PCCCR của các đơn vị chủ rừng Nhà nước.
Hạt Kiểm lâm giám sát, đôn đốc, chỉ đạo các đơn vị Chủ rừng trên điạ bàn tu sửa, xây dựng mới các công trình QLBVR-PCCCR đảm bảo phục vụ công tác QLBVR-PCCCR. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, uốn nắn kịp thời các chủ rừng có dấu hiệu sai phạm trong công tác PCCCR.
Tập huấn nghiệp vụ và tổ chức diễn tập cho đội ngũ dân quân tự vệ địa phương và lực lượng PCCCR của các thôn bản, chủ rừng là các hộ gia đình, cá nhân và nhân viên bảo vệ rừng (nếu cần thiết).
Chỉ đạo Kiểm lâm địa bàn (KLĐB) tham mưu cho UBND các xã củng cố và duy trì lực lượng chữa cháy tại các thôn, bản, tích cực tham gia chữa cháy khi có cháy xảy ra, xác định các vùng trọng điểm cháy và điểm lấy nước chữa cháy, đường đưa lực lượng chữa cháy tiếp cận điểm cháy.
Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác QLBVR - PCCCR cho mọi tầng lớp nhân dân dưới nhiều hình thức hấp dẫn, hiệu quả, thu hút được đông đảo người dân tham gia. Cấp phát Panô, áp phích, ký cam kết bảo vệ rừng, PCCCR cho các hộ dân cư.
Thực hiện chế độ trực hàng ngày trong thời gian nắng nóng, có nguy cơ cháy rừng cao, Cụ thể: từ 10h00 đến 20h00 khi dự báo cháy rừng cấp 3; từ 08h00 đến 20h00 khi dự báo cháy rừng cấp 4 và 24h/24h khi dự báo cháy rừng cấp 5.
* Đối với các đơn vị chủ rừng:
Thực hiện việc chăm sóc rừng, xử lý thực bì; Củng cố và triển khai làm mới hệ thống đường ranh cản lửa những khu vực có nguy cơ cháy cao.
Trang bị các phương tiện máy móc phục vụ thông tin và chữa cháy.
Xây dựng các công trình phòng cháy như bảng biển cảnh báo, đường vào lô rừng, hồ đập chứa nước chữa cháy…
Tuyên tuyền nâng cao nhận thức của người dân trong vùng về PCCCR, đặc biệt cảnh báo việc dùng lửa ở những nơi dễ cháy.
Bố trí lực lượng túc trực hàng ngày, thời gian theo quy định tại Quyết định số 09/2013/QĐ-UBND ngày 23/02/2013 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Ban hành quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Thường xuyên bố trí lực lượng trực chòi canh, tuần tra kiểm soát và ngăn chặn kịp thời những người không có trách nhiệm vào khu vực rừng trồng, nhất là những đối tượng rà tìm phế liệu chiến tranh.
Xác định điểm lấy nước chữa cháy và đường đưa lực lượng chữa cháy vào tiếp cận điểm cháy.
* Đối với các đơn vị đang thực hiện công tác rà phá bom mìn và các đơn vị thi công trên tuyến Quốc lộ 49
Phải có phương án xử lý vật liệu cháy và sử dụng lửa trong rừng, ven rừng, đồng thời tổ chức tuyên truyền cho cán bộ, công nhân thuộc trách nhiệm quản lý biết và thực hiện đúng quy định về phòng cháy. Khi có điểm cháy xuất hiện trong vùng thì phải tổ chức lực lượng dập tắt ngay từ đầu không để cháy lan, đồng thời điện báo cáo tình hình cho cơ quan thường trực Ban chỉ huy BVR-PCCCR hoặc UBND huyện.
Trước khi xử lý thực bì thì phải thông báo cho chính quyền địa phương, chủ rừng, văn phòng Hạt Kiểm lâm nếu được sự đồng ý thì phải tổ chức canh lửa và chịu trách nhiệm khi để xảy ra cháy lan.
* Đối với các cơ quan phối hợp và các đơn vị liên quan
Có phương án cử lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy rừng khi được điều động và có trách nhiệm huy động lực lượng tham gia chữa cháy rừng khi có cháy lớn xảy ra.
* Chủ tịch UBND, BCĐ THKHBV&PTR các xã, Thị trấn
Trực tiếp chỉ đạo việc triển khai thực hiện các phương án phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng, chống cháy nỗ và phải chịu trách nhiệm về công tác phòng cháy chữa cháy rừng trên địa phương mình; Khi phát hiện cháy rừng xảy ra thì báo lên Ban chỉ huy BVR-PCCCR huyện để có phương án huy động lực lượng khi cần thiết.
Lực lượng nòng cốt trong công tác chữa cháy rừng của từng địa phương là lấy lực lượng dân quân tự vệ, cơ động mỗi xã làm chủ công.
Trong thời gian nắng nóng diễn ra liên tiếp, phải phối hợp với Hạt Kiểm lâm để tổ chức tuyên truyền, cảnh báo nguy cơ cháy rừng thường xuyên trên hệ thống loa phát thanh của xã.
Hướng dẫn các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, tổ chức lập phương án PCCCR, đồng thời tăng cường kiểm tra công tác thực hiện phương án của họ.
3.2.3.4. Kiểm tra công tác PCCCR của các chủ rừng, địa phương
Văn phòng thường trực BCĐ THKHBV&PTR huyện (Hạt Kiểm lâm) có trách nhiệm xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra định kỳ và đột xuất công tác phòng cháy, chữa cháy rừng của các BCĐ THKHBV&PTR cấp xã, các chủ rừng nhằm phát hiện những thiếu sót, những vi phạm để kịp thời xử lý theo qui định.
3.2.3.5. Dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng, thông tin cấp dự báo cháy rừng
Tại thời điểm nắng nóng, nguy cơ cháy rừng cao, BCĐ THHKBV & PTR huyện tham mưu UBND huyện ban hành Công điện tăng cường các biện pháp PCCCR, thường xuyên phát trên hệ thống đài PTTH huyện và triển khai tuyên truyền lưu động nhằm nâng cao cảnh giác cho nhân dân sống trong rừng, gần rừng và ven rừng.
3.2.3.6. Tuyên truyền nâng cao nhận thức và triển khai cho cộng đồng về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng
UBND các xã, thị trấn, các chủ rừng phối hợp với Hạt Kiểm lâm có kế hoạch tổ chức các hoạt động tuyên truyền như họp dân, kí cam kết, thi tìm hiểu, dán pano, thi văn nghệ... về công tác PCCCR ngay từ các tháng đầu năm.
3.2.3.7. Sửa chữa, mua sắm dụng cụ, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy rừng, xây dựng các công trình phòng cháy
Các đơn vị chủ rừng, BCĐ THKHBV&PTR các cấp chủ động xây dựng kinh phí để thực hiện phương án PCCCR.
Hạt kiểm lâm, chủ rừng được hưởng ngân sách Nhà nước xây dựng kế hoạch tu sửa, trang cấp phương tiện và thiết bị PCCCR theo qui định.
Các chủ rừng không được bố trí kinh phí cấp từ ngân sách, phải tự đảm bảo mua sắm các trang thiết bị, phương tiện PCCCR cần thiết.