Đánh giá kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã đồng thịnh, huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 77 - 85)

3.4.1.1. Kết quảđạt được

a) Hoàn thành xây dựng CSDL địa chính xã Đồng Thịnh, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc phản ánh đúng hiện trạng tài liệu, dữ liệu bản địa chính, hồ sơ địa chính của địa phương tại thời điểm nghiên cứu. Sản phẩm CSDL địa chính xã Đồng Thịnh được thực hiện xây dựng bằng công nghệ tin học hiện đại; tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy phạm của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các quy định, hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc về xây dựng CSDL địa chính; đảm bảo các yêu cầu về chuẩn kỹ thuật địa chính theo quy định hiện hành. Sản phẩm đã hoàn thành gồm có:

- Dữ liệu không gian địa chính hoàn chỉnh tích hợp đầy đủ các đối tượng không gian theo nội dung bản đồđịa chính xã Đồng Thịnh, của 59 tờ bản đồđịa chính tỷ lệ 1:1000. Dữ liệu được lưu trữ ở khuôn dạng file *.SDE;

- Dữ liệu thuộc tính địa chính tích hợp đầy đủ thông tin thuộc tính của thửa đất theo đúng thực trạng dữ liệu hồ sơ địa chính xã Đồng Thịnh tại thời điểm nghiên cứu; bao gồm: 38.371 thửa đất, thông tin của 2916 giấy chứng nhận cũ. Dữ liệu thuộc tính địa chính được lưu trữ ở khuôn dạng file *.LIS;

- Dữ liệu quét (chụp) bản lưu Giấy chứng nhận QSD đất được lưu giữ ở khuôn dạng file *.PDF đối với từng GCN, tổng số có 2.916 Giấy chứng nhận.

b) Sản phẩm CSDL địa chính xã Đồng Thịnh đề tài hoàn thành đã được thử nghiệm vận hành, khai thác, sử dụng và đáp ứng phục vụ tốt các nhiệm vụ chuyên môn trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai.

Sản phẩm hoàn thành đã được bàn giao cho Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Vĩnh Phúc, thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc để tiếp tục khai thác sử dụng, hoàn thiện, tích hợp bổ sung dữ liệu sau thời điểm bàn giao tháng 12 năm 2019, dữ liệu quét (chụp) các giấy tờ pháp lý và thực hiện kiểm tra, bàn giao đưa vào vận hành, khai thác sử dụng.

3.4.1.2. Ý nghĩa, hiệu quảđạt được từ việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã

Đồng Thịnh, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc

a) Đối với cơ quan quản lý Nhà nước

- Sản phẩm CSDL địa chính xã Đồng Thịnh hoàn thành có ý nghĩa thiết thực góp phần đẩy mạnh ứng dụng thành tựu của CNTT để phát triển giá trị gia tăng của sản phẩm đo đạc bản đồđịa chính; thay đổi cách quản lý tài liệu, hồ sơ địa chính theo phương thức truyền thống chuyển sang ứng dụng những tiến bộ của khoa học và công nghệ.

- Cơ sở dữ liệu địa chính khi được đưa vào vận hành, khai thác, sử dụng chính thức sẽ giúp công tác quản lý, cập nhật, chỉnh lý biến động dữ liệu, hồ sơ địa chính được hiện đại hoá, đồng bộ từ cấp tỉnh, đến cấp huyện, cấp xã. Thông tin, dữ liệu địa chính được cập nhật thường xuyên giữa các cấp là nền tảng quan trọng trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, cũng như việc thực thi nhiệm vụ chuyên môn của cán bộđược thuận tiện và kịp thời.

- Từ cơ sở dữ liệu địa chính bảo đảm cung cấp thông tin, dữ liệu nhanh gọn, chính xác, đầy đủ, phục vụ tốt công tác quản lý Nhà nước về đất đai, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương và đặc biệt là nhu cầu khai thác thông tin thường xuyên của người dân, doanh nghiệp, tăng cường tính minh bạch trong quản lý, sử dụng đất, thị trường Bất động sản.

- Cơ sở dữ liệu địa chính là dữ liệu cơ sở để xây dựng và định vị các cơ sở dữ liệu thành phần khác (cơ sở dữ liệu giá đất; cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai), tiến tới xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phục vụđa mục tiêu, đa lĩnh vực.

b) Đối với người sử dụng đất

- Quyền sử dụng đất hợp pháp; các thông tin cần thiết liên quan đến thửa đất của người sử dụng đất được thể hiện đầy đủ, đồng bộ, thống nhất trong hồ sơđịa chính dạng số và tích hợp vào cơ sở dữ liệu địa chính.

- Người sử dụng đất được tiếp cận với hệ thống thông tin đất đai hiện đại, minh bạch. Các thông tin liên quan đến đất đai được Nhà nước cung cấp cho người dân, doanh nghiệp như một dịch vụ.

3.4.1.3 Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

Hệ thống hạ tầng cơ sở, trang thiết bịđể vận hành CSDL còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu hiện tại. Đặc biệt là đội ngũ cán bộđể vận hành, sử dụng và quản lý cần được hướng dẫn, đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ và trình độ kỹ thuật. Bên cạnh đó cần có sự quan tâm hơn nữa trong phối hợp chỉđạo, kiểm tra giam sát của các cơ quan quản lý Nhà nước vềđất đai từ Trung ương đến địa phương.

Dữ liệu kê khai, đăng ký cấp Giấy chứng nhận chưa đầy đủ, biến động về thửa đất trong quá trình thực hiện dẫn đến tình trạng một số trường thông tin trong dữ liệu thuộc tính còn thiếu. Bên cạnh đó việc nhập các thông tin từ kết quả kê khai, từ giấy chứng nhận cũ ...được nhập bộ vào Excel cho nên không trách khỏi nhập nhầm. Sựđồng bộ giữa CSDL thuộc tính, CSDL không gian và hệ thống hồ sơ quét vẫn còn bất cập, khi có biến động về thửa đất tiến hành cập nhật dữ liệu thuộc tính xong phải thực hiện biên tập lại bản đồ, sửa hồ sơ quét để cập nhật thay đổi.

3.4.2. Đề xut gii pháp

Để bảo đảm thực hiện hiệu quả công tác xây dựng và quản lý, vận hành, khai thác sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính của địa phương cần thực hiện những giải pháp như:

- Công tác xây dựng CSDL địa chính nói riêng và CSDL đất đai nói chung cần có sự phối hợp chỉđạo của các cơ quan quản lý Nhà nước vềđất đai từ Trung ương đến địa phương. Các cơ quan quản lý cần có hướng dẫn và quy định cụ thể đối với công tác xây dựng CSDL. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách, quy định nhất là về các quy chế quản lý, quy trình kỹ thuật về CSDL, giao dịch điện tử, liên thông dữ liệu.

- CSDL địa chính đã được xây dựng theo các quy định, quy chuẩn của Nhà nước. Khi có biến động về ranh giới thửa đất, chủ sử dụng, tính pháp lý… cán bộ làm hồ sơ phải chỉnh lý thao tác nghiệp vụ ngoài thực địa và được dựng hình trên máy tính bằng phần mềm chuyên dụng để tránh những sai xót không đáng có xảy ra.

- Hoàn thiện hạ tầng cơ sở, trang thiết bị để vận hành CSDL giúp khai thác, sử dụng có hiệu quả CSDL đã xây dựng.

- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ứng dụng công nghệ thông tin cho ngành, chuyển đổi tư duy quản lý vận hành truyền thống trước đây sang quản trị hệ thống hiện đại.

- Trên cơ sở các nghiên cứu và ý kiến chuyên gia cần lựa chọn một mô hình hệ thống, cấu trúc hệ thống thông tin đất đai đa mục tiêu và trên một phần mềm thống nhất cả nước để quản lý.

- Việc xây dựng CSDL phải được coi là công tác bắt buộc, nếu đo đạc, đăng ký cấp Giấy chứng nhận hoàn thiện mà không tiến hành xây dựng CSDL ngay thì kết quả đo đạc, đăng ký cấp Giấy chứng nhận sẽ bị lạc hậu, không kịp cập nhật các biến động vào CSDL dẫn đến tình trạng CSDL không còn phù hợp so với hiện trạng quản lý đất đai. Ngoài ra các đơn vịđã được đầu tư xây dựng CSDL xong cần được đưa vào khai thác, sử dụng, quản lý…

- Tích hợp, đồng bộ CSDL đất đai với CSDL của các ngành khác như giao thông, xây dựng, thuế… tiến tới mục tiêu xây dựng CSDL đất đai đa mục tiêu.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. Kết Luận:

1. Xã Đồng Thịnh là xã trung du, nằm ở phía Nam của huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc với diện tích tự nhiên là 1,117.68 ha. Đây là một xã nông nghiệp đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ về kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo…

2. Về thực trạng hồ sơ địa chính: Công tác lưu trữ, cập nhật, chỉnh lý hồ sơđịa chính còn nhiều bất cập; nguồn tài liệu được sử dụng hầu hết là dạng giấy, chồng chéo nhiều nguồn tài liệu khác nhau và không được cập nhật chỉnh lý thường xuyên khi có biến động. Dẫn đến việc quản lý, tra cứu, cập nhật chỉnh lý và giải quyết các vấn đề liên quan trong lĩnh vực đất đai gặp nhiều khó khăn.

3. Kết quả xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính: Trong quá trình thực hiện đề tài đã tiến hành kê khai đăng ký đất đai, biên tập chuẩn hóa toàn bộ 59 tờ bản đồ địa chính xã Đồng Thịnh đưa vào xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính. Đối với những thửa đất có biến động về nội dung, hình thể đã tiến hành chỉnh lý biến động trước khi đưa vào cơ sở dữ liệu. Dữ liệu không gian địa chính hoàn chỉnh tích hợp đầy đủ các đối tượng không gian theo nội dung bản đồ địa chính. Dữ liệu thuộc tính địa chính tích hợp đầy đủ thông tin thuộc tính và được lưu trữ ở khuôn dạng *.LIS.bak, *.XML; Dữ liệu quét (chụp) bản lưu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được lưu trữở khuôn dạng *.PDF, gồm tổng số 2916 file ảnh Giấy chứng nhận. Sản phẩm CSDL địa chính xã Đồng Thịnh đề tài hoàn thành đã được thử nghiệm vận hành, khai thác, sử dụng và đáp ứng phục vụ tốt các nhiệm vụ chuyên môn trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai.

4. Quá trình thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính còn gặp phải một số khó khăn tồn tại nhất định; đề tài đã đề xuất một số giải pháp thiết thực cụ thể như công tác quản lý chỉđạo, kỹ thuật, con người ....phù hợp với điều kiện, đặc

điểm tình hình của địa phương nhằm góp phần hoàn thiện công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

2. Đề nghị:

1. Hồ sơ kê khai, đăng ký cấp GCN quyền sử dụng đất và xây dựng CSDL địa chính tại xã Đồng Thịnh, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc cần được đẩy nhanh hơn nữa trong việc xét duyệt, thẩm định cấp GCN từ cấp xã đến Văn phòng Đăng ký chi nhánh huyện Lập Thạch, đến Sở Tài nguyên và Môi trường; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp còn rất hạn chế so với lượng hồ sơ kê khai đăng ký được hoàn thiện, xét duyệt.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc cần trú trọng từng bước đầu tư trang bị về hạ tầng công nghệ thông tin phù hợp từ cấp Sở tới các cơ quan, bộ phận chuyên môn liên quan của cấp Huyện, cấp xã để đưa hệ thống CSDL địa chính của tỉnh đi vào hoạt động, quản lý, vận hành, khai thác sử dụng. Bên cạnh đó, Sở cần tích cực quan tâm chỉđạo, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng CNTT cần thiết đối với cán bộ, công chức, viên chức liên quan của Sở tới cấp Huyện, cấp Xã nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác, bảo đảm thực hiện hiệu quả, an toàn việc xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác sử dụng, cập nhật CSDL địa chính của địa phương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Thông tư 17/2010/TT-BTNMT, ngày 04/10/2010, quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính, Hà Nội.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (9/2012), Kinh nghiệm nước ngoài về quản lý và pháp luật đất đai.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014, quy định về hồ sơĐịa chính, Hà Nội.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014, quy định về bản đồ Địa chính, Hà Nội.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Thông tư 75/2015/TT-BTNMT, ngày 28/12/2015, quy định kỹ thuật về cơ sở dữ liệu đất đai, Hà Nội.

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2017), Thông tư 05/2017/TT-BTNMT, ngày 25/04/2017, quy định về quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, Hà Nội. 7. Doãn Ngọc Chiến (2015), "Bốn cái được khi xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai

và mô hình quản lý đất đai hiện đại", Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, 208 (2), tr. 62 -63.

8. Đàm Xuân Vận (2009), Bài giảng cao học hệ thống thông tin địa lý, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

9. Đỗ Như Hiệp (2019), Nghiên cứu ứng dụng GIS xây dựng thử nghiệm cơ sở

dữ liệu để phục vụ quản lý đất đai ở Hải Phòng, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, Kỳ 1 tháng 02/2019,tr.23.

10. Lê Trọng Nghĩa (2017), Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ

công tác quản lý đất đai tại phường Dữu Lâu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sĩ Quản lý đất đai, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 11.Lê Văn Thơ (2018), Bài giảng Công nghệ thành lập bản đồđịa chính,Trường

12.Ngọc Yến (2016), Hiện đại hóa hệ thống hồ sơ địa chính cơ sở dữ liệu đất

đai và cấp giấy chứng nhận, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, 2016, Số 23 (253), tr. 34-35.

13.Nguyễn Trung Tiến (2017), Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý nhà nước vềđất đai trên địa bàn Phường 10, Quận 6, thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ Quản lý đất đai, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

14.Nguyễn Thị Ngọc Hải (2015), Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã Tuân Chính – huyện Vĩnh Tường – tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sĩ Quản lý đất đai, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

15.Phạm Hồng Thắng, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Đỗ Thị Minh Hiền (2015), Đề

xuất quy trình chuẩn hóa tư liệu bản đồ địa chính phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, 2015, Số 14(220), tr.44-45.

16.Tạ Ngọc Long (2011), Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số phục vụ công tác quản lý đất đai trên địa bàn Thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sĩ Quản lý đất đai, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 17.Tạ Quốc Vinh (2016), Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã Chiến Thắng,

huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, Luận văn thạc sĩ Quản lý đất đai, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

18.Trần Tuấn Minh (2017), Nghiên cứu xây dựng hồ sơđịa chính dạng số phục vụ công tác quản lý đất đai tại xã Trung Hội-huyện Định Hóa-tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ Quản lý đất đai, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

19.Trịnh Hữu Liên (2013), Giáo trình Trắc địa nâng cao dành cho đào tạo sau

20.Trung tâm Viễn thám - Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Hướng dẫn sử

dụng phần mềm ViLIS 2.0, Hà Nội.

21.Quốc hội khóa XIII (2013), Luật đất đai 2013, Hà Nội.

22.UBND xã Đồng Thịnh (2019), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2019 và nhiệm vụ trọng tâm phát triển KT-XH năm 2020. 23.UBND xã Đồng Thịnh (2019), Báo cáo Công tác thống kê đất đai năm 2018

trên địa bàn xã Đồng Thịnh, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc theo Thông tư

số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 24.Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Vĩnh Phúc (2019), Báo cáo về việc “Cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã đồng thịnh, huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 77 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)