Phương pháp thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn thịt tại farm s1 masan công ty TNHH MNS farm nghệ an, huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an (Trang 35 - 41)

3.4.2.1. Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi

Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi: để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại chúng em tiến hành thu thập thông tin từ trại thông qua việc hỏi ý kiến của các cán bộ quản lý, các công nhân của trại và qua các sổ sách theo dõi của trại, kết hợp với kết quả theo dõi tình hình thực tế tại trang trại tại thời điểm thực tập.

- Việc đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió của chuồng nuôi luôn là yếu tố cần thiết và quan trọng trong chăn nuôi tạo ra một trường thuận lợi và thích

hợp nhất cho lợn thịt đảm bảo lợn không bị bệnh cũng như sự sinh trưởng và phát triển đạt hiệu quả tốt nhất.

Bảng 3.1. Điều chỉnh nhiệt dộ, độ ẩm, tốc độ gió chuồng nuôi Ngày tuổi Nhiệt độ và độ ẩm thích hợp

Tốc độ gió (m/s) Nhiệt độ (oC) Độ ẩm (%)

7 - 42 0,3 - 0,4 24 - 26 70 - 75

42 - 70 0,5 - 1,0 21 - 24 70 - 75

70 - 105 0,5 - 1,0 21 - 24 70 - 75

105 - xuất bán 1,0 - 1,5 15 - 21 70 - 75

Tại mỗi phòng, công ty đã lắp đặt hệ thống tự động bảng nhiệt độ, đồ ẩm, tốc độ gió tạo nên môi trường kép kín đảm bảo phù hợp nhất khí hậu, môi trường của chuồng nuôi hiệu quả cao.

Việc theo dõi bảng điều khiển hiện thị mỗi ngày sẽ đảm bảo cho chuồng nuôi luôn được giữ ở mức ổn định nhất, tránh sảy ra sự cố sai sót về máy móc để điều chỉnh kịp thời, chủ động trong nắm bắt tình hình chuồng trại.

3.4.2.2. Thực hiện quy trình phòng bệnh tại trại

Với kinh nghiệm từ người đi trước, từ ông cha ta đã có câu nói: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, công tác phòng bệnh cho đàn lợn là ưu tiên quan trọng hàng đầu luôn được quan tâm nhất. Tại công ty nơi em thực tập, công tác này cũng luôn được thực hiện một cách tích cực và chủ động. Trong khu vực chăn nuôi, hạn chế tối đa đi lại giữa các chuồng, các khu với nhau. Đi từ khu vực này tới khu vực khác phải tắm rửa sát trùng sạch sẽ, tất cả các phương tiện ra vào cũng phải sát trùng nghiêm ngặt tại các cổng.

Qua đó quy trình tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn nuôi luôn được thực hiện đúng theo quy định, nghiêm túc, đầy đủ, đúng kỹ thuật, đúng các bước. Tiêm Phòng nhằm tạo ra trong cơ thể lợn có miễn dịch chủ động

theo thời kỳ phát triển của cơ thể, chống lại sự xâm nhập của vi rút hay vi khuẩn và tăng cao sức đề kháng nhằm hạn chế rủi ro tối đa, bất cập trong khi thực hiện chăn nuôi.

Trên cơ sở đó, công ty đã thực hiện nghiên cứu và cho ra bảng tiêm phòng lịch vắc xin theo định kỳ và tiêm cho những con khỏe mạnh hay không bị mắc bệnh truyền nhiễm hoặc các bệnh gây nên mãn tính khác để tạo ra hiệu quả miễn dịch tốt nhất cho đàn.

Tuy nhiên tuỳ theo tình hình dịch tễ tại Farm s1 mà giám độc của trại sẽ có cuộc họp thảo luận với quản lý trại cũng như kỹ sư để đưa ra quyết định lịch phòng bệnh vắc xin cho phù hợp nhất.

Lịch phòng bệnh bằng vắc xin lợn thịt được trình bày tại bảng

Bảng 3.2. Lịch tiêm phòng vắc xin được áp dụng cho lợn thịt tại trại Ngày tuổi Loại vắc xin Cách dùng Phòng bệnh

61 Auskipra Tiêm bắp Giả dại

70 Ingelvac PRRS Tiêm bắp Tai xanh

77 Aftogen Tiêm bắp Lở mồm long móng

3.4.2.3. Phương pháp xác định mắc bệnh trên lợn thịt

*Công tác theo dõi chăm sóc phát hiện lợn ốm

Trong chăn nuôi nuôi lợn thì các yếu tố kỹ thuật, thức ăn, giống, chuồng trại, thú và công tác quản lý sẽ quyết định đến hiệu quả năng xuất, chát lượng và nó ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành lợi nhuận.

Vì vậy việc tiến hành phân tách, phân loại lợn để có phương pháp và kế hoạch nuôi dưỡng những con bị ốm, bị bệnh đưa ra 1 - 3 ô riêng để có thể chăm sóc, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho lợn bị bệnh.

Sáng sớm và trưa sẽ đi kiểm tra tình hình chung của lợn sau đó mới cho ăn. Sau đó sẽ vệ sinh chuồng trại và điều trị bệnh cho những con đã phát hiện

đánh dấu đưa ra ô riêng. Việc tập chung lợn bệnh lại dễ dàng điều trị cũng như chăm sóc theo dõi.

Tùy thuộc vào thời tiết hay nhiệt độ ngày hôm đó sẽ được các anh kĩ thuật trại đi kiểm tra và điều chỉnh phù hợp, tốc độ gió, độ ẩm sẽ đc thông tin ở bảng nhiệt độ do tự động dưới mỗi phòng chuồng.

Bằng biện pháp quan sát ta có thể thấy được tình trạng sức khỏe chung của đàn lợn và phân biệt lợn ốm với lớn khỏe để có biện phát hay cách ly riêng,..

- Lợn khỏe:

+ Trạng thái chung: Lợn khỏe mạnh, nhanh nhẹn và hoạt động như bình thường, thích đi lại quanh ô chuồng, khi đói thì kêu rít tranh nhau ăn,...

+ Nhiệt độ cơ thể trung bình của lợn khỏe mạnh vào khoảng 38,5oC; với nhịp thở 8 - 18 lần/phút.

+ Mắt lợn mở to và khô ráo, không bị sưng hay không có rỉ mắt kèm theo. Niêm mạc, kết mạc có màu vàng nhạt.

+ Gương mũi ướt không chảy dịch, không cong vẹo, không bị loét. + Phần chân có thể đi lại một cách bình thường, không sưng khớp hay cơ bắp không bị tổng thương, phần móng chân cũng bình thường không bị dính hay bị đau và không khó đi lại.

+ Lông lợn không có màu sắc nhợt nhạt, mượt, mềm, không dựng đứng, cũng không bị rụng.

+ Phân lợn thải ra thành khuân, không có triệu trứng bị táo hay lỏng. Màu sắc phụ thuộc vào thức ăn nhưng thường có màu nâu không có đen đặc hay đỏ. Phân không bị bao quanh màng tráng hay có mùi tanh khắm,...

+ Lợn thường xuyên uống và rất hay đi đái, nước tiểu nhiều, màu vàng nhạt hay màu trắng.

- Lợn ốm: Trong thời gian nuôi dưỡng và chăm sóc đàn lợn, tôi đã quan sát và phát hiện ra các triệu chứng, những biểu hiện không được bình thường như:

+ Trạng thái chung nhất là lợn thấy uể oải, mệt mỏi, nằm im lìm cách xa phía ngoài và nằm hẳn vào phía trong góc của ô chuồng, đi lại xiêu vẹo không vững hay không muốn hoạt động. Lợn kém ăn, lưng gồng lên do bị tiêu chảy hay bị vấn đề liên quan tới hệ tiêu hóa.

+ Nhiệt độ cơ thể của lợn bệnh thường tăng cao, lên 40oC (có khi lên đến 420C). Nhịp tim hoặc nhịp thở cao hoặc thấp hơn bình thường.

+ Mắt của lợn bệnh thường nhắm hoặc chỉ hé mở, nháy lia lịa khi có ánh sáng chiếu vào, có thể bị mù, viêm kết mạc mắt.

+ Mũi thường nhìn thấy khô. Nếu mũi bị cong vẹo lợn có thể mắc bệnh viêm teo mũi truyền nhiễm. Mũi bị loét có thể do lợn mắc bệnh ở miệng hoặc Lở mồm long móng (LMLM).

+ Chân có thể bị tụt móng, vành và kẽ móng bị loét nếu lợn mắc bệnh LMLM. Khoeo chân bị dính bết phân là do lợn bị ỉa chảy. Lợn có thể bị què, bại liệt, không đi lại được nếu thức ăn bị thiếu khoáng.

+ Tai lợn là phần nhạy cảm, là nơi dễ nhận biết khi tai lợn có màu xanh hay màu tím, đỏ là do lợn bị sốt hay bị dịch tả hoặc bị tai xanh.

+ Màu của phân lợn rất quan trọng. Màu và mùi khác thường của phân cho thấy lợn đang bị bệnh. Phân màu trắng là bị bệnh phân trắng lợn con, phân màu đen là dấu hiệu bị xuất huyết dạ dày, ruột non, phân màu đỏ là bị xuất huyết ở ruột già, phân có mùi tanh khắm là dấu hiệu của bệnh dịch tả.

+ Khi quan sát lượng máu và nước tiểu của lợn bị bệnh, những dấu hiệu không bình thường về chất lượng hay màu đều cho thấy những vấn đề trong hệ bài tiết. Nước tiểu mà ít, có màu đỏ là do bị xuất huyết, màu vàng đỏ có thể do viêm thận, có màu đó trong có khả năng bị xuất huyết, màu đỏ sẫm có thể bị kí sinh trùng đướng máu, màu vàng thường do các bệnh ở gan gây ra.

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu thập được xử lý trên phần mềm Mycrosoft Excell

* Công thức cách tính tỉ lệ lợn mắc bệnh: - Tỷ lệ lợn mắc bệnh: Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) =  số lợn mắc bệnh x 100  số lợn theo dõi - Tỷ lệ khỏi bệnh:

Tỷ lệ khỏi (%) =  số con khỏi bệnh

x 100

 số lợn theo dõi Số con chết

Tỷ lệ chết (%) = x 100 Tổng số con mắc

Phần 4

KẾT QUẢ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn thịt tại farm s1 masan công ty TNHH MNS farm nghệ an, huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an (Trang 35 - 41)