sóc nuôi dưỡng tại trại trong thời gian thực tập
Trong thời gian thực tập 6 tháng tại trại em đã thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái tại trại được trình bày trong bảng 4.2.
Bảng 4.2. Kết quả theo dõi khả năng sinh sản của lợn nái nuôi tại trại lợn Nguyễn Văn Hiệp
Tháng theo dõi Số con đẻ (con) Đẻ bình thường (con) Tỷ lệ (%) Số con đẻ khó phải can thiệp
(con) Tỷ lệ (%) 7/2020 … … … … … 8/2020 68 66 97,06 2 2,94 9/2020 31 29 93,55 2 6,45 10/2020 56 52 92,86 4 7,14 11/2020 50 47 94,00 3 6,00 12/2020 60 58 96,67 2 3,33 Tổng 265 252 94,83 13 5,17
Qua bảng 4.2. cho thấy trong thời gian thực tập tại trại, em được làm việc trực tiếp tại chuồng, em theo dõi 265 nái đẻ, trong đó nái đẻ bình thường 252 con chiếm tỷ 94,83%, có 13 nái đẻ khó phải can thiệp chiếm tỷ lệ 5,17%.
Đẻ khó xuất hiện dưới nhiều hình thức và do nhiều nguyên nhân gây ra: * Do cơ thể mẹ
- Do chăm sóc nuôi dưỡng không tốt, thức ăn không đầy đủ, chất dinh dưỡng thiếu so với nhu cầu dinh dưỡng của lợn mang thai nên làm cho cơ thể mẹ bị suy nhược, sức khỏe kém. Trong quá trình đẻ, sức rặn đẻ của lợn yếu, cổ tử cung co bóp yếu nên không đẩy được thai ra ngoài.
- Do cấu tạo các tổ chức phần mềm: cổ tử cung, âm đạo giãn nở không bình thường nên việc đẩy con ra ngoài gặp nhiều khó khăn.
- Hệ thống khung xương chậu hẹp hay bị biến dạng, khớp bán động háng phát triển không bình thường hay bị cốt hóa.
- Tử cung bị xoắn hay bị vặn ở thời gian có thai kỳ cuối. * Do bào thai
- Chiều hướng, tư thế của thai không bình thường.
- Chế độ dinh dưỡng không phù hợp hoặc do quá ít thai, làm thai quá to không phù hợp với kích thước xương chậu và đường sinh dục của lợn mẹ.
- Thai bị dị hình hoặc quái thai.
Hiện tượng đẻ khó do nguyên nhân bào thai thường chiếm ¾ các trường hợp ở gia súc lớn. Những nguyên nhân và loại hình đẻ khó có thể xảy ra đơn độc mà cũng có thể kết hợp lại với nhau.
Từ quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng, em rút ra được một số kinh nghiệm như sau: Để hạn chế lợn nái đẻ khó trong quá trình chăm sóc cần phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng, không nên cho ăn quá nhiều tinh bột, protein. Khi phát hiện lợn nái đẻ khó cần can thiệp kịp thời, các thao tác phải đảm bảo vệ sinh và đúng kĩ thuật.
Số lượng lợn nái và lợn con trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại
trại qua 6 tháng thực tập
Trong 6 tháng thực tập tại trại em đã được tham gia và làm các công tác về nuôi dưỡng, chăm sóc cho đàn lợn nái tại trại dưới sự chỉ bảo của cán bộ kỹ thuật trại em học hỏi được nhiều kiến thức về cách cho ăn, thức ăn dành cho từng loại lợn, khẩu phần ăn của từng từng thời kỳ mang thai, các kỹ thuật để chăm sóc lợn mẹ tốt…
Trong 6 tháng thực tập em đã chăm sóc cho 265 lợn nái với tổng số 3737 lợn con, lợn con sống đến cai sữa là 3130 lợn con qua đó em đã học được nhiều kinh nghiệm như: về cách lập khẩu phần ăn cho lợn mẹ, lợn con, kỹ thuật quan sát các biểu hiện của lợn mẹ trước khi đẻ để chuẩn bị ô úm, đèn sưởi cho lợn con, các biện pháp chăm sóc lợn con mới sinh như: Lau nhớt ở mũi miệng để dễ thở, cho bú sữa đầu để tăng sức đề kháng, bắt lợn con vào ô úm để tập cho lợn con vào ô úm khi trời lạnh và giữ ấm cho lợn con trong thời gian theo mẹ, giữ vệ sinh chuồng trại, đảm bảo độ thông thoáng trong chuồng nuôi và cung cấp đầy đủ thức ăn phù hợp lợn con.
Bảng 4.3. Số lượng lợn nái và lợn con theo mẹ trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng trong thời gian thực tập
Tháng Lợn nái đẻ
(con)
Lợn con
(con)
Lợn con sống đến cai sữa
(con) 7/2020 … … … 8/2020 68 896 800 9/2020 31 413 345 10/2020 56 836 667 11/2020 50 746 609 12/2020 60 846 709 Tổng 265 3737 3130