Công tác phòng bệnh cho đàn lợn nái và lợn con theo mẹ tại trại bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn nguyễn văn hiệp, xã tân kim, huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 54 - 55)

bằng thuốc và vắc-xin

Với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, Bên cạnh công tác vệ sinh khử trùng trang trại thì công tác phòng bệnh bằng thuốc và vắc-xin cho đàn lợn là không thể thiếu, do đó việc tiêm phòng vắc-xin cho đàn lợn là biện pháp tích cực và bắt buộc. Tiêm thuốc và vắc-xin giúp cho cơ thể lợn có khả năng miễn dịch chủ động, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus. Việc tiêm phòng vắc-xin phải được thực hiện nghiêm túc theo đúng lịch quy định nhằm hạn chế dịch bệnh xảy ra, giảm thiệt hại về kinh tế. Bảng 4.9. là lịch phòng bệnh vắc-xin trong trại Nguyễn Văn Hiệp.

Bảng 4.9. Lịch phòng bệnh cho đàn lợn nái và lợn con theo mẹ tại trại bằng thuốc và vắc-xin

Loại lợn

Dùng vắc-xin

và hóa dược Phòng bệnh Liều lượng Đường dùng Thời gian phòng

Lợn con

Toltrazuril Cầu trùng 50 mg/con Uống 3 - 5 ngày G - Myco Pig

Vac

Suyễn,

Glasser 1 ml/liều Tiêm bắp 7 - 14 ngày Circo pig vac Circo 1 ml/liều Tiêm bắp 14 - 21 ngày

Lợn nái

Aftopor LMLM 2 ml/liều Tiêm bắp Lợn mang thai được 12 tuần Porcilis Begonia Giả dại 2 ml/liều Tiêm bắp Tiêm tổng đàn 1 năm 3 lần

(tháng 4,8,12) Colapest Dịch tả 2 ml/liều Tiêm bắp Lợn mang thai được

10 tuần

Ingelvac Tai xanh 2 ml/liều Tiêm bắp Tiêm tổng đàn 1 năm 3 lần (tháng 3,7,11)

Trong quá trình thực tập em và cán bộ kỹ thuật trại đã tiêm phòng vắc- xin cho lợn nái sinh sản và lợn con.

Bảng 4.10. Kết quả thực hiện phòng bệnh cho đàn lợn tại trại

Loại lợn vắc-xin và hóa dược Phòng bệnh Số lượng (con) Số lượng lợn an toàn sau tiêm (con) Tỷ lệ (%) Lợn con Toltrazuril Cầu trùng 1860 1860 100

G - Myco Pig Vac Suyễn, Glasser 1447 1447 100

Circo pig vac Circo 1447 1447 100

Lợn nái

Aftopor LMLM 112 112 100

Porcilis Begonia Giả dại 134 134 100

Colapest Dịch tả 102 102 100

Kết quả ở bảng 4.10. cho thấy kết quả tiêm phòng cho lợn nái và lợn con ở trại đều đạt tỷ lệ cao. Để đạt được kết quả như trên trại đã tích cực chủ động trong việc thực hiện nghiêm ngặt các quy trình tiêm phòng vắc-xin và vệ sinh phòng bệnh, hàng tháng đều lên lịch tiêm phòng cụ thể, dẫn đến khả năng nhiễm bệnh của đàn lợn sau khi tiêm phòng giảm thấp.

Qua nhiều lần được thực hiện tiên phòng em đã học được cách bảo quản, pha vắc-xin, kỹ thuật tiêm để hạn chế làm cho lợn bị đau, thuốc bị chảy ra ngoài hay bị áp xe ở vết tiêm, thực hiện tiêm đúng thời điểm, đúng liều lượng để nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi, hạn chế dịch bệnh xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn nguyễn văn hiệp, xã tân kim, huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 54 - 55)