3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.2.1.2. Đánh giá của thành viên về vai trò cung cấp dịch vụ đầu vào của tổ
Để tìm hiểu chất lượng cũng như hiệu quả của các hoạt động cung cấp dịch vụ đầu vào mà THT đang thực hiện. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 112 thành viên thuộc 24 THT. Thang điểm đánh giá mức độ thực hiện các hoạt động của THT được xếp theo thứ tự từ 1-5; tương ứng: 1=kém; 2=tạm; 3=trung bình, 4=khá; 5=tốt. Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở hình 3.3:
Hình 3.3 cho thấy, thành viên đánh giá tốt về các hoạt động cung cấp dịch vụ đầu vào cho sản xuất của THT. Hầu hết các hoạt động đều được đánh giá ở mức trung bình khá và khá (từ 3,3 – 3,6). Đây là kết quả rất ấn tượng về vai trò của các THT. Để tìm hiểu sâu hơn về việc thực hiện các vai trò này của THT, nghiên cứu đã khảo sát ý kiến đánh giá của thành viên về một số khía cạnh cần thiết cho sản xuất. Đó là: Mức độ đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng; Giá cả của vật tư; Tính kịp thời; và Xu hướng của các dịch vụ do THT cung cấp; ... để có cái nhìn toàn diện hơn về chất lượng và hiệu quả hoạt động của các THT.
Hình 3.3: Đánh giá của thành viên về vai trò cung cấp dịch vụ đầu vào của các THT (n=112 người)
Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2017
a) Đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng các dịch vụ đầu vào của tổ hợp tác
Số lượng và chất lượng các dịch vụ/vật tư đầu vào là yếu tố rất quan trọng quyết định đến năng suất sản xuất. Nghiên cứu đã tìm hiểu mức độ đáp ứng của THT về các yêu cầu này của thành viên và kết quả được trình bày tại bảng 3.5:
Số liệu tại bảng 3.5 cho thấy: THT đáp ứng khoảng 63,2% số lượng các dịch vụ/vật tư đầu vào cho sản xuất so với nhu cầu của thành viên. Trong đó, dịch vụ về thủy lợi, và dịch vụ khác (dầu, đá cho đánh bắt; thức ăn chăn nuôi) có tỷ lệ đáp ứng rất cao (hơn 90%) nhu cầu về số lượng của thành viên. Ngược lại, việc cung cấp giống vật nuôi và thuốc bảo vệ thực vật có tỷ lệ đáp ứng thấp nhất, tương ứng là 26,7% và 18,6% so với nhu cầu về số lượng vật tư của thành viên.
Giống vật nuôi và thuốc bảo vệ thực vật có tỷ lệ đáp ứng thấp là do tính đặc thù của 2 loại dịch vụ này. Nhu cầu về con giống của các thành viên là rất khác nhau về loại giống (ngoại, lai hay nội), mục đích nuôi (nuôi thịt hay nái), trọng lượng con giống (khi đưa vào nuôi) và thời điểm cần cung cấp, ... Hơn nữa, việc mua con giống đòi hỏi phải có chuyên môn cao để chọn được những con giống tốt, thủ tục pháp lý phức tạp (con giống phải được kiểm định, tiêm phòng đầy đủ trước khi vận chuyển, phải được nuôi cách ly
một thời gian trước khi nhập đàn, ...). Hiện tại, THT chưa có đủ các điều kiện này nên không thể thực hiện được dịch vụ về giống nhằm đáp ứng nhu cầu của thành viên. Tương tự, thuốc bảo vệ thực vật có rất nhiều nhãn hiệu và mỗi loại thuốc lại phòng ngừa và điều trị các loại bệnh khác nhau. Tình hình sâu bệnh của từng hộ cũng khác nhau nên THT không thể dự trữ lâu dài và cũng khó đáp ứng theo nhu cầu của từng người vì không có hiệu quả trong kinh doanh. Chính vì thế nên THT chỉ đáp ứng nhu cầu của thành viên khi dịch bệnh xảy ra trên diện rộng và các thành viên cùng có nhu cầu mua một loại sản phẩm thuốc nào đó với số lượng lớn. Còn khi mua số lượng ít, không đủ chi phí giao dịch, không có hiệu quả kinh tế thì các thành viên tự mua.
Bảng 3.5: Đánh giá của thành viên về mức độ đáp ứng số lượng và chất lượng dịch vụ đầu vào do THT cung cấp so với nhu cầu của họ (% số người được khảo sát)
n = 112 người
Loại dịch vụ/vật tư đầu vào cho sản xuất Mức độ đáp ứng về số lượng so với nhu cầu (%) Đánh giá về chất lượng dịch vụ/vật tư đầu vào do THT cung
cấp so với cá nhân tự mua (%) Kém hơn Bằng Tốt hơn Phân bón 78,0 - - 100,0 Thuốc bảo vệ thực vật 18,6 - 42,9 57,1 Giống cây trồng 70,7 4,8 33,3 61,9 Giống vật nuôi 26,7 - - 100,0 Thủy lợi 91,0 - 9,4 90,6
Cung cấp thông tin, giá vật tư
đầu vào 62,8 3,1 25,5 71,4
Tập huấn kỹ thuật (Thực hiện thông qua các chương trình dự án)
66,8
-
7,1 92,9
Hỗ trợ vay vốn sản xuất 55,8 - 24,2 75,8
Hướng dẫn, tư vấn kỹ thuật 63,0 - 11,1 88,9
Khác (Dịch vụ dầu, đá; thức
ăn chăn nuôi) 97,1 - - 100,0
CHUNG 63,2 3,9 21,9 83,9
Số liệu ở bảng 3.5 cũng cho một kết quả thú vị: Thành viên đánh giá rất tốt về chất lượng các dịch vụ/vật tư đầu vào do THT cung cấp so với cá nhân tự mua. Hầu hết (90%) thành viên đánh giá chất lượng dịch vụ của THT là bằng và tốt hơn, trong đó nhiều loại dịch vụ có trên 90% đến 100% thành viên đánh giá tốt hơn. Ý kiến đánh giá kém hơn không đáng kể (3,95%) và chỉ ở 2 loại dịch vụ là: cung cấp giống cây trồng và thông tin giá cả với tỷ lệ tương ứng là 4,8% và 3,1% thành viên có ý kiến.
Các thành viên cho rằng các dịch vụ/vật tư đầu vào thông qua THT có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng tốt, giá cả phù hợp và không sợ hàng giả, hàng nhái trên thị trường. Vì khi thành viên đăng ký với số lượng nhiều, THT sẽ liên hệ, hợp đồng và mua được hàng tốt trực tiếp từ các công ty, nhà máy, hoặc đại lý có uy tín. Do vậy, đã giảm thiểu tối đa các sản phẩm có chất lượng thấp, hàng trôi nổi trên thị trường mà thành viên thường gặp khi tự mua.
b) Giá của các vật tư, dịch vụ cung ứng thông qua tổ hợp tác
Ngoài số lượng và chất lượng, giá cả cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của THT. Nghiên cứu đã xem xét về giá của các loại vật tư, dịch vụ cung ứng thông qua THT so với cá nhân tự mua. Kết quả thể hiện tại hình 3.4.
Hình 3.4: Đánh giá của thành viên về giá dịch vụ đầu vào do THT cung cấp so với cá nhân tự mua (% số thành viên được khảo sát, n=122 người)
Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2017
1 9 5 57 24 36 17 44 6 33 38 100 76 64 81 56 84 67 57 43 100 0% 20% 40% 60% 80% 100%
Khác (Dịch vụ dầu đá; thức ăn chăn nuôi) Hướng dẫn, tư vấn kỹ thuật Hỗ trợ vay vốn sản xuất Tập huấn kỹ thuật Cung cấp thông tin, giá vật tư đầu vào Thủy lợi Giống vật nuôi Giống cây trồng Thuốc bảo vệ thực vật Phân bón
Số liệu tại hình 3.4 cho thấy: Giá của hầu hết các loại dịch vụ/vật tư đầu vào do THT cung cấp rẻ so hơn với cá nhân tự mua. Riêng sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật, phần lớn (57%) ý kiến cho rằng có giá cao hơn. Các thành viên lý giải là do có một số loại thuốc đặc thù, ít thành viên cần nên THT không thể hợp đồng trực tiếp với các công ty, đại lý lớn. Do đó, THT phải lấy ở các điểm bán lẻ nên không mua được giá ưu đãi, hơn nữa có một vài chi phí phát sinh như xăng xe để đi lại giao dịch và vận chuyển, ....
c) Tính kịp thời khi cung ứng các dịch vụ đầu vào của tổ hợp tác
Tính kịp thời là yếu tố quan trọng của sản xuất và cũng là một tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động của THT. Nghiên cứu đã tìm hiểu về tính kịp thời trong việc cung ứng các dịch vụ đầu của THT so với cá nhân tự mua hay tự thực hiện, kết quả được thể hiện tại hình 3.5.
Hình 3.5: Đánh giá về tính kịp thời của THT trong việc cung ứng các dịch vụ đầu vào so với cá nhân tự mua (% số thành viên được khảo sát, n=122 người)
Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2017
Số liệu ở hình 3.5 cho thấy, có 9 trong tổng số 10 loại dịch vụ/vật tư đầu vào cho sản xuất do THT cung cấp được phần lớn (trên 80%) thành viên đánh giá là kịp thời (bằng hoặc nhanh hơn) so với cá nhân tự thực hiện. Nghiên cứu đã phỏng vấn sâu các thành viên và kết quả cho thấy: Vào đầu vụ hoặc đầu mỗi chu kỳ sản xuất, THT thường có kế hoạch và thông báo để các thành viên đăng ký nhu cầu về vật tư. Trên cơ sở đó, THT
2 7 7 6 19 29 20 6 42 10 21 3 24 100 92 58 83 71 91 100 57 71 80 0% 20% 40% 60% 80% 100%
Khác (Dịch vụ dầu đá; thức ăn chăn nuôi) Hướng dẫn, tư vấn kỹ thuật Hỗ trợ vay vốn sản xuất Tập huấn kỹ thuật Cung cấp thông tin, giá vật tư đầu vào Thủy lợi Giống vật nuôi Giống cây trồng
Thuốc bảo vệ thực vật
Phân bón
chủ động liên hệ với các đơn vị cung ứng để họ chuẩn bị trước nên khi thành viên cần, các đơn vị cung ứng sẽ cung cấp được ngay. Tuy nhiên, một vài thành viên có nhu cầu các loại vật tư riêng và thời điểm cần khác với phần lớn các thành viên còn lại nên THT không thể đáp ứng kịp thời như bản thân họ tự thực hiện. Do đó, ở một vài dịch vụ, cũng có một tỷ lệ nhất định (cao nhất là 29%) số ý kiến đánh giá là chậm hơn so với cá nhân tư mua.
d) Xu hướng đáp ứng các nhu cầu của thành viên về số lượng và chất lượng dịch vụ đầu vào
Xu hướng hoạt động là một tiêu chí quan trọng đánh giá sự phát triển của một tổ chức nói chung và các THT nói riêng. Nghiên cứu đã tìm hiểu ý kiến đánh giá của thành viên về xu hướng đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ/vật tư đầu vào của các THT. Kết quả cho thấy: hầu hết (>95%) thành viên cho rằng xu hướng dịch vụ của THT ngày càng tốt hơn; số ý kiến đánh giá kém hơn không đáng kể (2-4%) và chỉ ở 4/10 loại dịch vụ. Có 9/10 loại dịch vụ được thành viên đánh giá ngày càng tốt hơn với tỷ lệ từ 66-100%, trong đó, cao nhất (100%) là 4 loại dịch vụ (cung cấp phân bón; thuốc bảo vệ thực vật; giống vật nuôi; và dịch vụ khác). Riêng dịch vụ hỗ trợ thành viên vay vốn sản xuất thì phần lớn (61%) ý kiến cho rằng không có sự thay đổi (hình 3.6).
Hình 3.6: Xu hướng đáp ứng các nhu cầu về dịch vụ đầu vào cho thành viên của THT (Tỷ lệ % số thành viên được khảo sát, n=112 người)
Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2017
4 4 2 3 32 61 27 32 31 38 100 64 39 69 66 66 100 62 100 100 0% 20% 40% 60% 80% 100%
Khác (Dịch vụ dầu đá; thức ăn chăn nuôi) Hướng dẫn, tư vấn kỹ thuật Hỗ trợ vay vốn sản xuất Tập huấn kỹ thuật Cung cấp thông tin, giá vật tư đầu vào Thủy lợi Giống vật nuôi Giống cây trồng Thuốc bảo vệ thực vật Phân bón
Tóm lại: Vai trò cung ứng dịch vụ đầu vào của các THT đã cơ bản đã được làm tốt và đáp ứng được sự mong đợi của thành viên. Các thành viên đánh giá cao và hài lòng về vai trò cung ứng dịch vụ đầu vào của THT. Đây là yếu tố quan trọng để các THT phát triển cũng như tăng cường sự kết nối giữa các thành viên với THT trong tương lai.
3.2.2. Vai trò liên kết sản xuất của các tổ hợp tác
3.2.2.1. Thực trạng thực hiện vai trò liên kết sản xuất của các tổ hợp tác
Liên kết sản xuất là một trong những vai trò quan trọng của THT. Khảo sát thực tế cho thấy, các THT đã và đang thực hiện 5 hoạt động chủ yếu là: i) Vận động được chính quyền cấp đất, quy hoạch chung của tổ; ii) Hướng dẫn, tư vấn và áp dụng khoa học kỹ thuật; iii) Tập hợp, vận động, thay đổi cách nghĩ, cách làm cho người dân; v) Liên kết sản xuất cùng quy trình khoa học kỹ thuật; và vi) Tổ chức quản lý đồng ruộng, rừng cộng đồng, khu sản xuất chung. Tỷ lệ THT có thực hiện các hoạt động này được trình bày ở hình 3.7.
Hình 3.7: Tỷ lệ (%) THT thực hiện các hoạt động trong vai trò liên kết sản xuất (n=24 THT)
Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2017
Hình 3.7 cho thấy, khoảng 80% số THT đã thực 4/5 hoạt động trong vai trò tổ chức và liên kết sản xuất, trong đó, hoạt động “Tập hợp, vận động, thay đổi cách nghĩ, cách làm của người dân” được tất cả (100%) các THT thực hiện. Riêng hoạt động “Vận động được chính quyền cấp đất, quy hoạch chung” chỉ có 45% số THT thực hiện.
Tập hợp, vận động, thay đổi cách nghĩ, cách làm của thành viên: Kết quả khảo sát định tính cho thấy, đây là sự khác biệt quan trọng mà thành viên ghi nhận về vai trò của THT.
46 92 100 79 79 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% Vận động được chính quyền cấp đất, quy
hoạch chung của tổ
Hướng dẫn, tư vấn và áp dụng khoa học kỹ thuật
Tập hợp, vận động, thay đổi cách nghĩ,
cách làm cho người dân
Liên kết thành viên để sản xuất theo cùng một quy trình kỹ thuật
Tổ chức quản lý đồng ruộng, rừng cộng đồng, khu sản xuất chung, …
Hoạt động này được thể hiện rõ ngay từ khi thành lập. THT vận động tất cả thành viên thay đổi cách thức sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất hàng hóa hướng đến thị trường và đáp ứng nhu cầu của thị trường; Chuyển từ lối sản xuất quảng canh, lạc hậu sang sản xuất có kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị của sản phẩm. Cùng với việc vận động, THT đã thực hiện các biện pháp để giúp các thành viên thực hiện được các hoạt động này như: giới thiệu thành viên đến tham quan các hộ làm tốt; hướng dẫn cho các thành viên trong nhóm thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật; tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm và chia sẻ những mô hìnhthành công của THT đã thực hiện để người dân tham khảo, học tập và áp dụng nhằm thay đổi tập quán sản xuất.
Việc vận động người dân thay đổi cách nghĩ, cách làm trong phát triển sản xuất nông nghiệp cũng là một trong những định hướng lớn của chính quyền các cấp hiện nay. Các THT đang đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ này ở địa phương. Chính vì thế, tất cả (100%) các THT khảo sát đều đã thực hiện hoạt động này.
Hướng dẫn, tư vấn và áp dụng khoa học kỹ thuật: Hầu hết (92%) số THT thực hiện. Hoạt động này thường được tiến hành sau khi thành viên đã được tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật. Các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật sẽ trực tiếp tư vấn và hướng dẫn trên đồng ruộng (theo cách cầm tay chỉ việc) để họ áp dụng được những kỹ thuật đã học vào sản xuất. Ngoài ra, hoạt động này cũng thường được các dự án, chương trình khuyến nông (cơ quan tài trợ cho THT) áp dụng nhằm thử nghiệm các kỹ thuật mới để đánh giá kết quả trước khi chuyển giao cho người dân; Hoặc để xây dựng các mô hình trình diễn nhằm tổ chức các hội nghị đầu bờ, hay các lớp học hiện trường nhằm nhân rộng ra sản xuất của cộng đồng. Những hoạt động này rất có ý nghĩa, vì nó không chỉ mang lại lợi ích cho thành viên THT, giúp họ tăng năng suất sản xuất và chất lượng sản phẩm mà còn giúp cho việc chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật tại địa phương. Tuy nhiên, các hoạt động này mới chỉ được thực hiện ở những THT có sự hỗ trợ của nhà nước hoặc được tài trợ bới các chương trình, dự án. Có ít THT tự bỏ kinh phí mời chuyên gia, để tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật cho các thành viên.
Liên kết thành viên để sản xuất theo cùng một quy trình kỹ thuật: Một số THT được các chương trình, dự án chuyển giao một quy trình kỹ thuật chung để phát triển sản xuất hoặc xây dựng mô hình liên kết sản xuất. Các thành viên phải áp dụng đúng qui trình kỹ