Nâng cao năng lực cho thành viên và lãnh đạoTHT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò và tính bền vững của tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 75 - 76)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.5.2. Nâng cao năng lực cho thành viên và lãnh đạoTHT

Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy, trình độ học vấn của thành viên THT còn khá thấp, phần lớn mới chỉ hết cấp 1 và 2, thành viên có trình độ cao hầu như không đáng kể. Đây là một hạn chế lớn của THT trong việc tiếp cận các kiến thức mới và tổ chức sản xuất, kinh doanh trong điều kiện có cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Do vậy, để THT phát triển, chính quyền cần tổ chức tốt các hoạt động nâng cao năng lực, bao gồm: năng lực sản xuất cho thành viên và năng lực quản lý cho lãnh đạo THT.

Một trong những mục tiêu thành lập THT là để tổ chức sản xuất qui mô lớn và đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hoạt động sản xuất hàng hóa yêu cầu phải áp dụng những kỹ thuật mới để không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên sản xuất của thành viên hiện nay chủ yếu dựa theo kinh nghiệm là chính. Với trình độ như vậy, THT không thể đáp ứng yêu cầu của sản xuất theo định hướng thị trường. Do đó, nâng cao năng lực sản xuất cho thành viên là giải pháp quan trọng cho sự phát triển của THT. Việc xây dựng năng lực cho thành viên cần được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau như: tập huấn, tư vấn kỹ thuật, xây dựng các mô hình trình diễn để tổ chức

các hội thảo đầu bờ, các lớp học hiện trường, tổ chức các chuyến tham quan học tập ở các nơi điển hình tiên tiến ở trong và ngoài địa phương, ... Trước mắt, THT cần tranh thủ sự giúp đỡ của các chương trình, dự án và hỗ trợ của cơ quan chức năng (tỉnh/huyện) để tổ chức các hoạt động này nhưng về lâu dài kinh phí tổ chức các hoạt động này phải được trích ra từ nguồn quỹ tự có của THT.

Nâng cao năng lực quản lý cho lãnh đạo THT cũng là giải pháp cần thiết cho THT phát triển. Vì thực tế, lãnh đạo các THT hiện nay đều là những người có uy tín và được thành viên bầu lên, họ chưa được đào tạo về quản lý. Đây là một khó khăn lớn cho sự phát triển của các THT, nhất là giai đoạn hiện nay các hoạt động quản lý phải được thực hiện một cách bài bản và khoa học. Kết quả phân tích nhu cầu đào tạo của lãnh đạo THT cho thấy, họ cần được nâng cao năng lực về các lĩnh vực: xây dựng chiến lược và định hướng phát triển, công tác lập và tổ chức thực hiện kế hoạch, các hoạt động giám sát, điều hành, năng lực tiếp cận thị trường, quảng bá sản phẩm, ... các kỹ năng về quản lý, lãnh đạo, giao tiếp và làm việc với đối tác, ... Về cách tổ chức thực hiện, các ý kiến cũng cho rằng, việc nâng cao năng lực quản lý cho lãnh đạo các THT nhất thiết phải có sự hỗ trợ của nhà nước và chủ yếu được thực hiện bằng các nguồn kinh phí của nhà nước. Các cơ quan chức năng (huyện và tỉnh) cần đánh giá nhu cầu đào tạo và tổ chức các lớp tập huấn chung cho lãnh đạo của các THT trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò và tính bền vững của tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)