Đẻ là một quá trình sinh lý phức tạp chịu sự điều hòa của cơ chế thần kinh - thể dịch, với sự tham gia tác động cơ giới của thai đã thành thục.
Khi gần đẻ, con cái sẽ có những biểu hiện: trước khi đẻ 1 - 2 tuần nút niêm dịch cổ tử cung, dịch trong đường sinh dục lỏng, sánh và dính chảy ra ngoài. Trước khi đẻ 1 - 2 ngày, cơ quan sinh dục bên ngoài bắt đầu có những thay đổi: âm môn phù to, nhão ra và xung huyết nhẹ, đầu núm vú to, bầu vú căng to, sữa bắt đầu tiết.
Heo nái có hiện tượng cắn ổ, bứt rứt, khó chịu, thường đứng lên nằm xuống liên tục. Heo cong lưng rặn, ỉa liên tục, mỗi lần ỉa rất ít.
Thời gian đẻ của heo thường từ 1 - 6 giờ, được tính từ khi cổ tử cung mở cho đến khi bào thai cuối cùng ra ngoài.
Ở heo, sữa đầu là một trong những chỉ tiêu quan trọng để xác định thời gian heo đẻ:
Trước khi đẻ 3 ngày, hàng vú giữa vắt ra nước trong. Trước khi đẻ 1 ngày, hàng vú giữa vắt ra sữa đầu. Trước khi đẻ 12 giờ, hàng vú trước vắt ra sữa đầu. Trước khi đẻ 2 - 3 giờ, hàng vú sau vắt ra sữa đầu
2.4. Một số bệnh thường gặp trên lợn hậu bị và lợn nái mang thai
2.4.1. Sảy thai
Các trường hợp thai bị đẩy ra ngoài trước ngày đẻ dự kiến dược gọi là sảy thai. Sảy thai do sức sống của thai yếu, bộ phận sinh dục hoặc cơ thể của con mẹ bị bệnh. Có biểu hiện đẻ dù chưa tới ngày đẻ dự kiến, con sơ sinh khi đẻ ra thường bị chết, con ít, con sinh non có sức sống rất yếu.
Sảy thai có thể do các nguyên nhân sau: - Nguyên nhân truyền nhiễm:
Heo mẹ mắc các bệnh truyền nhiễm như brucellosis, bệnh xoắn khuẩn, bệnh do Parvovirus… Chuồng trại chật hẹp, thời tiết nắng nóng làm khả năng sảy thai tăng cao hơn.
- Nguyên nhân không do truyền nhiễm:
Do cơ thể heo nái mẹ bị các bệnh lý như nhiễm trùng đường sinh dục: viêm niêm mạc tử cung, viêm âm đạo do vi khuẩn có sẵn trong chuồng nuôi hoặc bị nhiễm khi thụ tinh, sảy thai do thói quen hoặc do vận động mạnh, hoặc bị đánh đập gây sảy thai.
Chế độ dinh dưỡng chăm sóc trong thời kỳ mang thai kém, thiếu protein, khoáng chất cần thiết cho cơ thể mẹ và sự phát triển của bào thai. Thức ăn bị nấm mốc, nhiễm độc làm cho heo bị ngộ độc gây sảy thai.
Heo nái bị mắc các bệnh lý ở nhau thai hay bào thai: nhau thai phát triển không bình thường, bào thai có sức sống quá yếu...
- Phòng bệnh:
Khi chọn heo làm giống không được chọn những con bị mắc các bệnh truyền nhiễm như Leptospilosis, Brucellosis…
Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin trong quá trình mang thai như dịch tả, tai xanh, lở mồm long móng…
Những con nái thường bị sảy thai, chết thai ở lứa trước (nguyên nhân không do truyền nhiễm) thì có thể tiêm thuốc an thai progesterone sau khi phối giống.
Trong thời gian mang thai phải có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, khẩu phần ăn phải có đủ protein, khoáng chất, có thể bổ sung một số vitamin A, D, E để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
2.4.2. Viêm tử cung
Theo nghiên cứu của Tô Thị Phượng, Khương Văn Nam (2014) [8]: sau khi phối giống 18 - 21 ngày lợn động dục trở lại, có trường hợp sau nhiều kỳ phối giống vẫn không đậu thai. Nguyên nhân có thể do trong quá trình thụ tinh nhân tạo không đúng kỹ thuật làm tổn thương niêm mạc tử cung, dụng cụ
dẫn tinh không được khử trùng triệt để, quá trình bảo quản pha chế tinh không đạt tiêu chuẩn... vi khuẩn đã xâm nhập, phát triển và gây bệnh.
- Phòng bệnh: Trong quá trình thụ tinh nhân tạo hay tự nhiên cần thực
hiện đúng quy định vệ sinh đầy đủ dụng cụ, tay chân. Các dụng cụ sử dụng trong thụ tinh nhân tạo cần được vô trùng, không dùng dụng cụ quá cứng gây xây sát nhiễm trùng đường sinh dục. Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, cẩn thận.
- Lợn hậu bị cũng có khả năng mắc phải viêm tử cung nếu người chăm sóc không vệ sinh chuồng nuôi tốt.
2.4.3. Bỏ ăn không rõ nguyên nhân
Trong giai đoạn chăm sóc heo nái mang thai ta thường gặp heo nái mang thai bỏ ăn nhưng không có những biểu hiện sốt, mệt mỏi, hay đau đớn. Trường hợp này thường sảy ra sau khi phối giống 1 - 2 tháng, có con đến tháng thứ 3 vẫn bỏ ăn. Do một vài nguyên nhân gây ra như: do rối loạn nội tiết tố sau khi heo đậu thai, tăng hoặc giảm một số hoóc môn làm ảnh hưởng đến tính thèm ăn. Do thai bị chết khô 1 - 2 bào thai. Thai chết do nhiêu nguyên nhân như độc tố nấm mốc từ thức ăn hay bệnh truyền nhiễm như dịch tả, lở mồm long móng, tai xanh,… Khi thai chết chất độc hấp thu vào máu gây nhiễm độc huyết, làm cho con vật mệt mỏi, bỏ ăn. Do thai quá nhiều, gần đẻ thai thúc mạnh vào thành bụng làm heo mẹ đau, mỏi, bỏ ăn. Do thời tiết thay đổi bất thường, quá nóng hoặc quá lạnh, nhiệt độ trong chuồng nuôi thay đổi nhiều dẫn đến những con vật mang thai khó chịu, bỏ ăn.
Triệu chứng này thường sảy ra ở heo hâu bị mới về trại, do thay đổi môi trường sống,vài ngày sau heo lại ăn khỏe trở lại.
2.4.4. Đau móng, viêm khớp
Các tổn thương trên móng, khớp làm cho heo đi lại khó khăn, lười ăn hoặc bỏ ăn. Móng hoặc khớp bị viêm có thể do thiết kế chuồng, nền chuồng, do trong quá trình vệ sinh làm va đập tới móng, khớp của heo dẫn đến tổn thương, viêm, do chế độ chăm sóc, dinh dưỡng.
làm yếu. Heo hậu bị, heo nái lười vận động, thai to đè lên chân. Móng chân bị tổn thương bên ngoài do trong quá trình vệ sinh, nền chuồng gồ ghề, vi khuẩn xâm nhập vào vết thương làm viêm, nhiễm trùng, mưng mủ móng, heo nái đi lại khó khăn, bỏ ăn, còn có thể gây sốt cho heo nái.
- Phòng bệnh:
Dinh dưỡng trong khẩu phần ăn đảm bảo phải có canxi, phốt pho với tỷ lệ cân đối cả trong khi nuôi nái hậu bị và trong quá trình mang thai.
Vệ sinh chăm sóc, nuôi dưỡng tránh thao tác quá mạnh làm tổn thương đến móng, khớp chân của heo.
2.4.5. Hội chứng hô hấp.
+ Bệnh hô hấp do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể xếp vào 2 nhóm chính như sau: (1) Do vi sinh vật và (2) Do môi trường và chăm sóc quản lý.
1. Do vi sinh vật:
- Virus: Do virus gây bệnh giả dại, virus gây bệnh Tai xanh, virus gây bệnh cúm, circovirus…
- Do vi trùng: Actinobacillus pleuropneumoniae (APP), Bordetella bronchiceptica, Haemophilus parasuis, Pasteurella multocida, Streptococcus suis, Salmonella cholera suis, Mycoplasma…
- Do ký sinh trùng: Do giun phổi, do sự di hành của ấu trùng giun tròn
2. Do môi trường và chăm sóc quản lý: Bệnh hô hấp có liên quan rất
mật thiết với tiểu khí hậu chuồng nuôi. Nếu các nguyên nhân sau đây tồn tại trong chuồng thì dễ gây bệnh hô hấp cho heo: Chuồng trại luôn ẩm ướt, ẩm độ cao, vệ sinh kém, nuôi nhốt heo chật chội, không thông thoáng, tồn đọng nhiều khí độc trong chuồng như NH3, H2S, CO2…
Do nguyên nhân gây bệnh hô hấp cho heo quá đa dạng như vậy cho nên nếu dùng thuốc để điều trị hoặc phòng bệnh không phù hợp thì kết quả sẽ không như mong đợi là điều dễ xảy ra.
Trong số các vi khuẩn gây bệnh viêm phổi, có một số vi khuẩn phổ biến như: Mycoplasma, Pasteurella multocida, Haemophillus parasuis, Actinobacillus
pleuropneumoniae thường xuyên có mặt trong chuồng trại và trong vòm họng của
heo. Một khi sức đề kháng của heo bị suy giảm do đại thực bào bị hư hại khi heo bị nhiễm virus bệnh tai xanh. Niêm mạc và hệ thống lông rung đường hô hấp bị hư hại do nhiễm Mycoplasma. Hoặc khi nhiễm Cirovirus, các hạch bạch huyết bị viêm làm giảm khả năng diệt khuẩn.
Thêm vào đó, nếu điều kiện nuôi dưỡng kém, heo bị stress do môi trường, vi khuẩn sẽ xâm nhập xuống phổi và gây viêm cấp tính. Trong số
đó Pasteurella multocida thường gây bệnh cấp tính làm heo chết đột
ngột, Actinobacillus pleuropneumoniae với ngoại độc tố gây tràn dịch phổi - màng phổi và gây xuất huyết cấp tính tại phổi nên khi heo chết thường bị chảy máu mũi. Heo con bị nhiễm Mycoplasma rất sớm, từ khi còn theo mẹ, nhưng đến khi cai sữa do heo bị stress, bệnh mới phát ra.
+ Triệu chứng:
Đặc trưng của bệnh đường hô hấp là heo ho, sốt cao, khó thở, thở thể bụng, chảy nhiều dịch mũi, giảm ăn hoặc bỏ ăn.Một vài trường hợp có thêm triệu chứng chảy máu mũi. Để phân biệt bệnh viêm phổi do Mycoplasma thì heo ho to từng cơn dài 7 - 10 tiếng, ho mọi lúc: sáng sớm, chiều tối, sau khi ăn, bị rượt đổi v.v…
2.5. Một số loại thuốc được sử dụng trong trị bệnh của chuyên đề
* Oxytocin
- Thành phần: Oxytocin USP 20 Untis.
- Công dụng: Tăng cường trương lực cơ trơn tử cung: Kích đẻ, kích thích ra nhau sớm, kích thích tiết sữa, tăng cường co bóp đẩy các chất dơ bẩn hoặc ổ viêm hóa mủ trong tử cung ra ngoài.
- Liều lượng: 1 - 2 ml/con * Amoxinject LA
- Thành phần: Amoxicillin trihydrate 172.2 mg (tương ứng với amoxicillin 150 mg); aluminium stearate.
- Công dụng: kháng sinh phổ rộng chống lại vi khuẩn gram dương và gram âm.
- Liều lượng: 20 - 24 ml/con. * Analgin
- Thành phần: Analgin 25.000 mg
- Công dụng: Giúp làm giảm đau, hạ sốt nhanh, trị cảm cúm, khi phối hợp với kháng sinh làm tăng hiệu quả điều trị.
- Liều lượng: 1ml/10 - 15 kg TT. * ADE-B.Comlex
- Thành Phần: Vitamin A, vitamin D3, vitamin C.
- Công dụng: Phòng và trị các bệnh thiếu vitamin A, D3, C. Tăng sức đề kháng.
- Liều lượng: Heo con: 0,5 ml/10 - 50Kg TT; heo nái: 15ml/con. * Nova - Fe + B12
- Thành phần: Iron 10.000 mg, vitamin B12 10.000 mg.
- Công dụng: Phòng ngừa và điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt cho heo. - Liều lượng: Heo con 2ml/con.
* Nova Amcoli - 100ml
- Thành phần: Ampicilin 10.000mg, colistin sulfate 25 triệu UI. - Công dụng:
+ Đặc trị các bệnh nhiễm trùng trên gia súc, gia cầm.
+ Lợn: Phù đầu, viêm ruột tiêu chảy, viêm phổi, tụ huyết trùng, viêm vú, viêm tử cung, hội chứng MMA.
- Liều lượng: 1ml/5 - 10kg TT. * Totralzuril 5%
- Thành phần: Totralzuril 5.000 mg. - Công dụng: Phòng trị cầu trùng heo.
- Liều lượng: Heo con 3 - 5 ngày tuổi 1ml/lcon. * Hitamox LA
- Thành phần: 20gr Amoxycillin/100 ml.
- Công dụng: Điều trị ho, co giật, viêm rốn, viêm khớp. - Liều lượng: 1ml/10 - 13kg TT.
* Pendistrep LA
- Thành phần: procaine benzylpenicillin eq. 120 000 I.U, benzathine benzylpenicillin eq. 80 000 I.U, dihyrostreptomicin sulphate eq. 200 mg, tá dược lên tới 1ml.
- Công dụng: Phòng ngừa và điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây nên hoặc do các vi sinh vật nhạy cảm với DHS như nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng đường sinh dục.
- Liều lượng: 1ml/10kg TT. * Amoxicol
- Thành phần: Amoxicillin 100.000mg, colistin 400.000mg, tdvd 1kg. - Công dụng: Đặc trị các bệnh viêm phổi cấp tính với các triệu chứng ho kéo dài, thở thể bụng, tụ huyết trùng, viêm ruột, tiêu chảy, sưng phù đầu.
- Liều lượng: 1g/10kg TT. DEXA
- Thành phần: Dexamethason
2.6. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.6.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam các nhà khoa học đã nghiên cứu tổng kết về bệnh sinh sản trên đàn heo nái và quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng của heo nái trong quá trình mang thai. Bệnh sinh sản trên heo nái có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản, không chỉ khiến heo nái giảm khả năng sinh sản mà có thể làm
mất khả năng sinh sản, chậm làm giảm khả năng sống sót của heo con.
Theo Nguyễn Xuân Bình (2000) [1]: khi lợn nái có triệu chứng sảy thai tiêm Progestero l50mg trong một ngày, tiêm bắp liên tục 3 - 5 ngày, thuốc ở dạng ống Lutogyl 1cc có chứa 25mg.
Vương Nam Trung và cs (2017) [10]: điều chỉnh khẩu phần ăn cho lợn nái mang thai dựa vào độ dày mỡ lưng đã giúp cải thiện đáng kể năng suất sinh sản của lợn nái thuần Đan Mạch, làm tăng 3,6% số con đẻ ra/ổ; 1,6% số con sống/ổ và 2,5% số con cai sữa/ổ, giúp rút ngắn thời gian động dục trở lại sau cai sữa 1 ngày.
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2011) [6] cho biết: dụng cụ thụ tinh nhân tạo quá cứng sẽ gây xây sát và tạo ra các ổ viêm trong âm đạo, tử cung. Tinh dịch bị nhiễm khuẩn, lợn đực giống bị viêm niệu quản và dương vật nên khi nhảy trực tiếp hoặc khai thác tinh nhân tạo sẽ truyền lây mầm bệnh cho lợn nái. Rối loạn sinh sản do nhiều nguyên nhân gây ra.
Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ (2004) [7] cho biết: do trong quá trình mang thai lợn ăn nhiều chất dinh dưỡng, ít vận động, hoặc bị một số bệnh truyền nhiễm như: sảy thai truyền nhiễm (Brucellosis), xoắn khuẩn (Leptospirosis) và một số bệnh truyền nhiễm khác làm cho cơ thể lợn nái yếu dẫn đến việc sảy thai, đẻ non, thai chết lưu từ đó dẫn đến viêm tử cung.
Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (2003) [2] cho rằng: không nên cho phối giống ở lần động dục đầu tiên vì lợn nái động dục lần đầu cơ thể chưa phát triển chưa đầy đủ, chưa tích tụ chất dinh dưỡng nuôi thai, trứng chưa chín một cách hoàn chỉnh. Để đạt được hiệu quả sinh sản tốt và duy trì con cái lâu bền cần bỏ qua 1 - 2 chu kỳ rồi mới cho phối giống. Thường cho động dục thứ 2 - 3 trở đi.
Theo Bùi Kim Dung và Bùi Huy Như Phúc (2008) [3]: Việc bổ sung các nguyên liệu giàu xơ cám lúa mỳ, vỏ đậu nành và lá khoai mì vào khẩu phần lợn nái mang thai không ảnh hưởng xấu đến năng suất sinh sản của lợn
nái, đặc biệt nó có thể làm giảm tỉ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung từ 44,4% xuống còn 11,1%; làm tăng sức sống của lợn con sơ sinh, tăng tỉ lệ lợn con nuôi đến rẽ bầy và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với lô đối chứng.
Theo Lã Như Kính và cs (2019) [5]: khi tăng tỷ lệ xơ trong khẩu phần lợn nái mang thai từ 8% lên 10 - 12% đã giúp tăng khối lượng lợn nái lúc mang thai lên 24 - 35%, tăng khả năng ăn vào của lợn nái nuôi con từ 12 - 17%, tăng khối lượng lợn con sơ sinh/ổ từ 2 - 8% và tăng khối lượng lợn con cai sữa/ổ từ 6 - 10%. Tỷ lệ xơ trong khẩu phần lợn nái mang thai tối ưu là 10 - 12%. Không nên phối hợp khẩu phần có tỷ lệ xơ trong khẩu phần vượt quá 12%.
2.6.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài
Trên thế giới, ngành chăn nuôi đang rất phát triển đặc biệt là chăn nuôi heo. Các quốc gia không ngừng đầu tư cải tạo chất lượng đàn giống và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để chăm sóc, nuôi dưỡng đàn heo với mục đích nâng cao năng suất chăn nuôi. Tuy nhiên vấn đề hạn chế các bệnh trong quá trình sinh trưởng của đàn heo nhất là đối với đàn heo nái sinh sản vẫn là vấn đề tất yếu cần phải giải quyết để đưa ra kết luận giúp người chăn nuôi hạn chế được bệnh tật trên đàn heo nái sinh sản, đem lại chất lượng chăn nuôi tốt nhất.
Viêm tử cung thường sảy ra trong lúc sinh do vi khuẩn E.coli gây dung