Kết quả thực hiện vệ sinh, sát trùng chuồng trại tại cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái mang thai và hậu bị tại trang trại lê khắc nhạc, huyện vĩnh bảo, thành phố hải phòng (Trang 47 - 49)

Trong quá trình chăn nuôi, việc vệ sinh chuồng nuôi là việc rất quan trọng giữ cho chuồng trại luôn sạch sẽ, thông thoáng, mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Tại trại, em được thực hiện một số công việc vệ sinh dụng cụ chăn nuôi như khay múc thức ăn, xe đẩy thức ăn, cào, hốt rác,… phun thuốc sát trùng, thuốc diệt côn trùng như: gián, ruồi muỗi, bọ,… rắc vôi quanh khu vực chăn nuôi, rắc thuốc đánh chuột quanh khu chuồng và trang trại.

Dụng cụ chăn nuôi được ngâm, rửa bằng NaOH 10% sau khi tách lợn mẹ. Phun thuốc sát trùng xung quanh khu chăn nuôi, và bên trong chuồng sử dụng thuốc sát trùng APA Clean của công ty CP Việt Nam, pha với tỷ lệ 2,5ml/lít nước. Thuốc diệt ký sinh trùng tại trại là neogen viroide super của công CP Việt Nam. Pha với tỷ lệ 1:250, phun vào tường, vách, gầm, nền chuồng,… Vôi bột

rắc xung quanh chuồng trại, lối đi, trên nền chuồng, hoặc pha loãng với nước quét lên tường, ô chuồng, dụng cụ chăn nuôi, nền chuồng,…

Bảng 4.2. Kết quả vệ sinh, sát trùng tại trại

Công việc Số lượng cần thực hiện (lần) Số lượng công việc thực hiện được (lần) Tỷ lệ hoàn thành (%)

Vệ sinh chuồng trại hàng ngày 200 180 90,0

Phun sát trùng 200 197 98,5

Quét và rắc vôi 200 200 100,0

Tắm sát trùng 200 200 100,0

Kết quả tại bảng 4.2 cho thấy, Trong 6 tháng thực tập tại cơ sở, theo định mức vệ sinh chuồng trại là 200 lần, trong đó em đã trực tiếp thực hiện là 180 lần đạt 90%, kế hoạch phun sát trùng tiêu độc chuồng trại của cơ sở là 200 lần, em đã trực tiếp phun khử trùng 197 lần đạt 98,5%. Kế hoạch rắc vôi đường đi là 200 lần, em đã thực hiện 200 lần đạt 100%. Tắm sát trùng đạt 100%.

Tỷ lệ phun khử trùng chuồng trại tại cơ sở là 1/250 và tỷ lệ pha sát trùng vệ sinh là 1/3200. Khi phun khử trùng cần pha đúng tỷ lệ, nếu pha nhiều thì tốn kém, gây tổn thương bề mặt da của lợn, nếu pha ít quá thì không đủ liều để tiêu diệt vi khuẩn dẫn đến lợn bị bệnh. Rắc vôi trong chuồng được em thực hiện hàng ngày. Khi rắc vôi không nên rắc quá nhiều, nên đi từ cuối hường gió ngược lại để tránh lợn bị sặc vôi bột, người rắc vôi phải đeo găng tay, đi ủng, đeo khẩu trang để đảm bảo sức khỏe. Hằng ngày tại cơ sở thực hiện sát trùng một lần (sáng sát trùng trong chuồng trại và ngoài chuồng trại) và chuồng cách ly để chăn hậu bị ngày sát trùng 2 lần, mỗi tuần xả gầm 1 lần.

như: quét dọn hành lang đường đi, quét dọn đường cấp thức ăn, lau máng, cào phân. Khi rửa máng thì tránh phun nước vào tai của heo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái mang thai và hậu bị tại trang trại lê khắc nhạc, huyện vĩnh bảo, thành phố hải phòng (Trang 47 - 49)