Kết quả điều trị một số bệnh trên đàn heo nái mang thai và hậu bị tại cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái mang thai và hậu bị tại trang trại lê khắc nhạc, huyện vĩnh bảo, thành phố hải phòng (Trang 51)

cơ sở

trình thực tập và sự hỗ trợ từ kỹ thuật của trại, em đã tiến hành điều trị các bệnh thường gặp trong quá trình mang thai của heo nái sinh sản như sảy thai, viêm tử cung, đau móng, viêm khớp, bỏ ăn không rõ nguyên nhân, và đau móng viêm khớp, phổi của hậu bị theo những phác đồ và loại thuốc sử dụng tại trại để điều trị, hỗ trợ sức đề kháng được thể hiện ở bảng 4.6 dưới đây:

Bảng 4.6. Kết quả điều trị một số bệnh trên đàn heo mang thai và hậu bị tại trại

Tên bệnh

Phác

đồ Thuốc điều trị Liệu trình

Kết quả Số nái điều trị (con) Số nái khỏi (con) Tỷ lệ (%) Sảy thai 1

Oxytocin USP 20 Untis 1 - 2 ml/con Amoxinject LA 20 - 24 ml/con ADE.Bcomlex: 15ml/con Tiêm gốc tai 5 ngày 4 2 50,0 Viêm tử cung 1

Tiêm: Amoxinject LA (24 ml/con): 1 lần/2 ngày.

+ Oxytocin (2 ml/con): 2 lần/1 ngày. + ADE-B.Complex : 15ml/con Tiêm gốc tai 5 ngày 8 7 87,50 Đau móng, viêm khớp

1 - Tiêm pendistrep L.A: 1ml/10kg TT + DEXA Tiêm gốc tai 5 ngày 15 14 93,33 Bỏ ăn 1 - Tiêm Analgin 1ml/10 - 15 kg TT. + Amoxinject LA

+ ADE. Bcomlex: 15ml/con

Tiêm gốc

tai 4 ngày 3 3

100,0 0

Phổi - Tiêm hitamox LA: 1ml/10kg TT. + Analgin 1ml/ 10 - 15 kg TT.

Tiêm gốc

tai 5 ngày 5 4 80,00

Khi heo sảy thai, em sử dụng kháng sinh phổ rộng chống lại vi khuẩn gram dương và gram âm Amoxinject LA để kháng viêm trong trường hợp thai chết, bị phân hủy, thối rữa trong tử cung khiến heo mẹ bị viêm tử cung. Ngoài ra em cũng tiêm Oxytocin để đẩy nhau thai còn sót lại trong tử cung ra ngoài và bổ sung thuốc bổ ADE. B comlex tránh nái bị suy kiệt cộng với thụt rửa bằng KMnO4 0,1% giúp heo nái không bị viêm nhiễm tử cung nặng.

Đối với viêm đường sinh dục ngoài hay viêm tử cung trong quá trình mang thai do dụng cụ phối quá cứng, không được vô trùng, làm niêm mạc đường sinh dục, dẫn đến viêm nhiễm đường sinh dục. Em đã tiến hành điều trị với phác đồ, sử dụng hai lọai thuốc kháng sinh là Amoxinject LA trong điều trị viêm đường sinh dục cộng với Oxytocin đem lại hiệu quả khá cao, giảm bớt hiện tượng nhờn thuốc, giảm chi phí điều trị, thời gian khỏi bệnh nhanh hơn. Điều trị heo nái mang thai và hậu bị bị đau móng, viêm khớp bằng Pendistrep cộng với Dexa đạt 93,33%, điều trị heo nái mang thai bỏ ăn không rõ nguyên nhân đạt 100%.

Từ kết quả trên, việc chẩn đoán đúng bệnh và lựa chọn đúng thuốc điều trị là rất quan trọng. Chọn đúng thuốc, trị đúng bệnh thì kết quả điều trị cao nâng cao được năng suất chăn nuôi, giảm bớt chi trong chăn nuôi.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Trong quá trình hơn 5 tháng thực tập tại trại, em tiến hành chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và điều trị các bệnh cho heo nái trong thời gian mang thai và hậu bị tại trại nái Lê Khắc Nhạc, em có một vài kết luận sau đây:

Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho heo nái mang thai đã hạn chế được các rủi ro và nâng cao năng suất chăn nuôi.

Tiến hành sử dụng phác đồ để điều trị nái mắc bệnh trong thời gian mang thai và hậu bị thay thế. Điều trị cho heo nái sau khi sảy thai bằng Amoxinject LA khỏi 2 nái trên 4 nái điều trị đạt 50%. Điều trị viêm tử cung sử dụng Amoxinject LA khỏi 7 nái trên 8 nái điều trị đạt 87,5%. Điều trị nái bỏ ăn không rõ nguyên nhân khỏi đạt 100%, nái bị đau móng viêm khớp khỏi 8 trên 8 con mắc hiệu quả điều trị đạt 100%. Điều trị cho heo hậu bị thay thế bị phổi khỏi 4 trên 5 con mắc đạt 80%, điều trị heo mắc đau móng viêm khớp khỏi 6 trên 7 con mắc đạt 85,7%.

Quy trình phòng bệnh bằng vắc xin tại trại được thực hiện chặt chẽ, đúng kỹ thuật. Heo được tiêm phòng đều đảm bảo khỏe mạnh, được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm, các bệnh mãn tính, hiệu quả phòng bệnh 100%.

Công tác vệ sinh phòng bệnh bằng cách phun thuốc sát trùng chuồng trại, rắc vôi đường đi, hành lang, vệ sinh sát trùng dụng cụ chăn nuôi được tiến hành chặt chẽ, đảm bảo vệ sinh trong chuồng trại.

5.2. Đề nghị

Trong thời gian tới, trại Lê Khắc Nhạc cần thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh phòng, trị bệnh cho đàn heo nái mang thai giảm tỷ lệ mắc các bệnh sinh sản và các bệnh khác nói chung.

Trang trại cần đảm bảo công nhân luôn đầy đủ, có kỹ thuật tốt, trách nhiệm cao với công việc. Sự phân chia công việc hợp lí, phù hợp với sức khỏe, kinh nghiệm, chuyên môn của công nhân làm việc tại trại.

Các công tác sát trùng tiến hành chặt chẽ, thường xuyên hơn, nhất là trong thời điểm dịch bệnh bùng phát mạnh như năm nay, hạn chế công nhân, người ngoài ra vào trại. Nếu ra vào thì sát trùng, cách ly nghiêm túc, cẩn thận, đồ vật đưa từ bên ngoài vào có thể phun thuốc sát trùng, bỏ vào tủ UV sát trùng.

Công tác thú y cần đẩy mạnh việc sử dụng thử ghiệm các loại thuốc mới có hiệu quả cao hơn, các loại thuốc đó yêu cầu phải an toàn đối với heo nái mang thai, không gây ra ảnh hưởng có hại đến sự phát triển của bào thai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng Việt

1. Nguyễn Xuân Bình (2000), Phòng trị bệnh lợn nái, lợn con, lợn thịt, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003), Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đẻ sai con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Bùi Thị Kim Dung và Bùi Huy Như Phúc (2008), Ảnh hưởng các nguyên liệu giàu xơ (cám lúa mỳ, vỏ đậu nành và lá khoai mì) lên một số chỉ tiêu sinh sản lợn nái, Khoa học kỹ thuật. Tạp chí Chăn nuôi. Số 7-08. 4. Nguyễn Mạnh Hà, Đào Đức Thà, Nguyễn Đức Hùng (2012), Giáo trình

công nghệ sinh sản vật nuôi, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

5. Lã Văn Kính, Đoàn Vĩnh, Lã Thị Thanh Huyền, Phan Thị Tường Vi và Đoàn Phương Thúy (2019), Xác định lượng xơ thô thích hợp trong khẩu phần lợn nái mang thai giống ông bà Landrace và Yorshire - Tạp chí

Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - số 98. Tháng 4/2019

6. Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Hữu Quán, Hoàng Văn Hoan, Trần Đức Hạnh, Nguyễn Huy Đăng Và Đỗ Ngọc Thúy (2011), Bệnh sinh sản ở vật nuôi,

Nxb Hà Nội.

7. Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004), Một số bệnh quan trọng ở lợn,

Nxb Hà Nội.

8. Tô Thị Phượng, Khương Văn Nam (2014), Tình hình bệnh viêm tử cung ở lợn nái sinh sản và thử nghiệm điều trị tại Công ty cổ phần đầu tư Nông nghiệp huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa - Tạp chí khoa học, trường Đại

học Hồng Đức - số 21.2014

9. Nguyễn Văn Trí (2008), Hỏi đáp kĩ thuật chăn nuôi lợn nái sinh sản ở hộ

10.Vương Nam Trung, Phan Thị Tường Vi, Trần Văn Hào và Hoàng Thị Xuân Nguyên (2017), “Ảnh hưởng của việc điều chỉnh mức ăn dự vào độ dày mỡ lưng và điểm thể trạng lên năng suất sinh sản lợn nái thuần Đan Mạch trong giai đoạn mang thai”, Tạp chí Khoa học Công nghệ

Chăn nuôi - Số 80. Tháng 10/2017.

11.Trần Thanh Vân, Nguyễn Thị Thúy Mỵ, Nguyễn Thu Quyên, Hà Thị Hảo, Nguyễn Đức Trường (2017), Giáo trình chăn nuôi chuyên khoa, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

II. Tiếng Anh

12.Smith, B.B. Martineau, G., Bisaillon, A. (1995), “Mammary gland and

lactaion problems”, In disease of swine, 7 thedition, Iowa state univer-

sity press, pp. 40 - 57.

13.Taylor D.J. (1995), Pig diseases 6th edition, Glasgow University.

14.Untaru, Ramona Caliopi; Petroman,I; Pacala,N; Petroman, Cornelia-IA; Marin;Diana;Pet,I;sandru,o (2011) "Seanon and parity influence upon sows prolificacy and stillborn”, Agricultural Management/Lucrari Sti-

intifice Seria I, Management Agricol . Apr2011, Vol. 13 Issue 2, p325-

329. 5p. 2 Charts, 2 Graphs.

15.Urban.U.K, V.P., Schnur, V.I., Grechukhin, A.N. (1983), “The metritis mastitis agalactia syndome of sows as seen on a large pig farm”, Vest-

PHỤ LỤC

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA CHUYÊN ĐỀ + Một số hoạt động tại trại

Ảnh 1: Phun sát trùng Ảnh 2: Rửa đan

+ Một số thuốc sát trùng, thuốc sát khuẩn, và thuốc ruồi, muỗi

Ảnh 5: Thuốc diệt ruồi muỗi Ảnh 6: Thuốc sát khuẩn

+ Một số loại thuốc điều trị tại trang trại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái mang thai và hậu bị tại trang trại lê khắc nhạc, huyện vĩnh bảo, thành phố hải phòng (Trang 51)