Kết quả thực hiện công tác tiêm phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn nuôi tại trại lợn nguyễn văn khanh, huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 50)

Từ quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng cho đàn lợn tại trại, em đã tiến hành tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho từng con trong đàn lợn thịt nuôi tại trại. Kết quả thực hiện công tác tiêm phòng cho đàn lợn được trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Kết quả tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn thịt

Vắc xin tiêm phòng Liều lượng (ml/con) Thời gian tiêm (Tuần) Số lượng tiêm phòng (con) Kết quả an toàn sau tiêm phòng Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Dịch tả (lần 1) 1 2 700 700 100 Lở mồm long móng (lần 1) 1 4 698 698 100 Circo (lần 2) 1 3 695 695 100 Dịch tả (lần 2) 1 6 694 694 100 Lở mồm long móng (lần 2) 1 8 694 694 100

Kết quả bảng 4.4 cho thấy: trong thời gian thực tập tại trại, em đã được thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh dịch tả lần cho 700 con và lần hai là 694, tiêm vắc xin phòng bệnh lở mồm long lóng lần một cho 698 con và lần hai là 694 con, tiêm vắc xin phòng bệnh circo lần hai cho 695 con. Kết quả sau khi tiêm là 100% số lợn được tiêm phòng vắc xin đều an toàn, không có bất kỳ biểu hiện gì không an toàn sau khi tiêm. Qua đó cho thấy việc xác định lợn khỏe

trước khi tiêm, liều lượng vắc xin tiêm và kỹ thuật tiêm đúng là hết sức quan trọng quyết định hiệu quả của việc tiêm phòng và mức độ bảo hộ đàn lợn sau khi tiêm phòng đối với các bệnh được tiêm phòng.

4.2.3. Kết quả thực hiện công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nuôi tại trại

Trong chăn nuôi lợn các yếu tố kỹ thuật, giống, thức ăn, chuồng trại, thú y, công tác quản lý sẽ quyết định đến năng suất và chất lượng, giá thành và lợi nhuận. Với yêu cầu như vậy, trang trại cũng đã tiến hành điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng bằng hệ thống quạt gió bóng điện úm với mùa đông và giàn mát với mùa hè sao cho phù hợp với điều kiện thời tiết để đảm bảo lợn được sinh trưởng và phát triển trong điều kiện sống thuận lợi nhất; bên cạnh đó trại cũng tiến hành phân loại lợn (để lợn to hơn ở một ô lợn nhỏ hơn ở ô khác,tách lợn ốm nặng ra một ô riêng và để ở ô cuối chuồng) để có kế hoạch và phương pháp chăm sóc cho đúng nhằm đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển của đàn lợn.

Sáng sớm, em tiến hành kiểm tra tình hình chung bệnh tật trên đàn lợn, sau đó, cho lợn ăn, vệ sinh chuồng trại và điều trị bệnh cho đàn lợn nếu có phát hiện lợn bị bệnh. Bằng các biện pháp quan sát thông thường, ta có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe của đàn lợn và nhận biết được lợn khỏe, lợn yếu, lợn bệnh để tiến hành điều trị.

Dựa vào quy trình trên, chúng ta có thể phát hiện được những lợn ốm trong đàn, sau đó cách ly, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

4.2.3.1. Kết quả chẩn đoán bệnh

Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại trang trại, em đã được tham gia công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn cùng với các kỹ sư của trại. Qua đó, em đã trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh cho lợn

thịt. Làm tốt công tác chẩn đoán sẽ giúp phát hiện được nhanh và chính xác, từ đó đề ra được phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả cao, tỷ lệ lợn khỏi bệnh cao, giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian dùng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, hàng ngày, em cùng cán bộ kỹ thuật thú y trại tiến hành theo dõi lợn ở các ô chuồng phát hiện những lợn có biểu hiện khác thường và có phác đồ kịp thời.

4.2.3.2. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh đường hô hấp cho đàn lợn thịt

Suốt 6 tháng thực tập tại trang trại, em đã cùng kỹ sư chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn. Kết quả thực hiện công tác chẩn đoán và điều trị bệnh đường hô hấp cho đàn lợn nuôi tại trại được em theo dõi, ghi chép và thể hiện trong bảng 4.5.

Bảng 4.5. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh đường hô hấp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại

Tháng theo dõi (tháng) Số con theo dõi (con) Số con mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) Số con khỏi bệnh (con) Tỷ lệ khỏi bệnh (%) 8 350 12 3,4 12 100 9 349 10 2,86 10 100 10 347 5 1,44 5 100 11 347 6 1,73 6 100 Tính chung 350 33 9,43 33 100

Kết quả bảng 4.5 cho thấy: lợn thịt mắc bệnh đường hô hấp trong 4 tháng biến động từ 1,44 – 3,4%. Tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp theo từng tháng theo dõi là không cao so với tổng số lợn theo dõi. Nhưng khi tính chung cho 4 tháng thì tỷ lệ lợn thịt mắc bệnh đường hô hấp là 9,43%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với công bố của Đặng Xuân Bình và cs (2007) [1], cho

biết lợn thịt có tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi là 36,53%. Khi lợn bị bệnh, chúng tôi đã tiến hành điều trị ngay và cho kết quả khỏi bệnh theo tháng là 100%.

Tỷ lệ lợn mắc bệnh cao ở tháng 8,9 do đây là khoảng thời gian giao mùa giữa mùa khô và mùa mưa, thời tiết thay đổi nhanh, đột ngột, ảnh hưởng tới nhiệt độ, độ ẩm, độ thông thoáng trong chuồng....nên số lợn mắc bệnh hô hấp cao hơn so với tháng 10,11.

4.2.4. Kết quả chẩn đoán và điều trị hội chứng tiêu chảy cho đàn lợn thịt nuôi tại trại

Trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, bằng sự quan sát đàn lợn hàng ngày, dựa vào triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán, chúng tôi đã ghi nhận lợn mắc hội chứng tiêu chảy. Kết quả chẩn đoán lợn thịt mắc hội chứng tiêu chảy được trình bày ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Kết quả chẩn đoán và điều trị hội chứng tiêu chảy cho đàn lợn thịt nuôi tại trại

Tháng theo dõi (tháng) Số con theo dõi (con) Số con mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) Số con khỏi bệnh (con) Tỷ lệ khỏi bệnh (%) 8 350 20 5,71 20 100 9 349 16 4,58 16 100 10 347 9 2,59 9 100 11 347 8 2,3 8 100 Tính chung 350 53 15,18 53 100

Kết quả bảng 4.6 cho thấy: lợn thịt mắc hội chứng tiêu chảy theo tháng biến động từ 2,3 – 5,71% tỷ lệ này là rất thấp. Điều này cho thấy khâu vệ sinh phòng bệnh và tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn thịt được trại thực hiện nghiêm ngặt và đúng quy trình nên đã hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ lợn thịt mắc hội chứng tiêu chảy. Khi tính chung cho 4 tháng thì tỷ lệ lợn thịt mắc hội chứng tiêu chảy là 15,18%. Khi phát hiện lợn bị bệnh tiêu chảy, chúng tôi đã sử dụng phác đồ điều trị hiệu quả nhất để điều trị và kết quả điều trị tính chung cho 4 tháng là 100%. Số lợn không khỏi bệnh và bị chết là 0 con, chiếm tỷ lệ 0%. Qua đây cho thấy công tác vệ sinh chuồng trại rất quan trọng trong việc phòng chữa bệnh tiêu chảy cho đàn lợn.

4.2.5. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại

Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại được trình bày ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh viêm khớp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại

Tháng theo dõi Số con theo dõi (con) Số con mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) Số con khỏi bệnh (con) Tỷ lệ khỏi bệnh (%) 8 350 5 1,43 5 100 9 349 3 0,86 3 100 10 347 4 1,15 4 100 11 347 4 1,15 4 100 Tính chung 350 15 4,59 15 100

Kết quả bảng 4.7 cho thấy: tỷ lệ lợn thịt bị bệnh viêm khớp theo tháng theo dõi biến động từ 0,86 - 1,43%. Tỷ lệ này là không cao so với tổng số lợn theo dõi. Điều này cho thấy việc áp dụng nghiệm ngặt công tác vệ sinh sát trùng và tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn đã có tác dụng ngăn chặn mầm bệnh một cách có hiệu quả nên tỷ lệ lợn mắc bệnh là rất thấp. Khi tính chung trong 4 tháng thì lợn thịt mắc bệnh viêm khớp là 4,59%. Nhờ phát hiện bệnh kịp thời và điều trị bằng phác đồ điều trị hiệu quả nên tỷ lệ lợn bị bệnh viêm khớp được điều trị khỏi bệnh là 100%, tỷ lệ không khỏi và chết là 0%.

4.4. Vệ sinh chuồng trại trước khi nhập lợn và quá trình nhập lợn

4.4.1. Vệ sinh và chuẩn bị chuồng trại trước khi nhập lợn lứa mới

Chuồng sau khi đã được vệ sinh và cách ly, để chuẩn bị nhập lứa nuôi mới ta cần:

- Phun sát trùng để một ngày đóng kín cửa không bật quạt.

- Chuẩn bị vệ sinh quét lại nền chuồng các ô 1 lần để tránh bụi bẩn ảnh hưởng đến lợn con.

- Lắp quây úm, bạt úm, bóng điện úm chờ lứa mới.

4.4.2. Quá trình nhập lợn mới vào chuồng nuôi

- Chuẩn bị 2 vàn gỗ kích thước 1,2 m × 1 m để chắn các cửa lùa lợn nhập vào đúng ô muốn nhốt.

- Chuẩn bị đá nhỏ cài núm uống để kích thích lợn con biết vị trí uống nước. - Thắp sẵn bóng úm các ô lợn chuẩn bị đưa lợn về chỉnh lại dây điện, bạt úm để an toàn nhất tránh lợn con cắn tới dây điện úm.

- Điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi từ hệ thống quạt.

- Khi lợn nhập về hành lang đuổi khéo từ từ dùng ván chắn vào vị trí ô lớn trên đầu rồi tiến hành lọc lợn theo đúng kích cỡ.

- Rắc cám vào lồng úm mép cửa chuồng số lượng nhỏ để rèn luyện cách ăn cho lợn con và nhận biết vị trí ăn không vệ sinh tại cửa chuồng.

4.5. Một số công tác khác trong thời gian thực tập

Ngoài việc chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn và tiến hành nghiên cứu chuyên đề khoa học, em còn tham gia một số công việc khác. Kết quả công tác khác tại trại được thể hiện ở bảng 4.8.

Bảng 4.8. Kết quả thực hiện công tác khác tại trại

STT

Nội dung công việc Số lượng

Kết quả (an toàn) Thực hiện

(con)

Tỷ lệ (%)

1 Bốc cám 30 30 100

2 Khâu lòi dom 8 8 100

Qua bảng 4.8 cho thấy: Trong thời gian thực tập tại trại, em đã được tham gia các công việc nhập lợn của trại. Quá trình nhập lợn của trại được diễn ra hết sức cẩn thận và đúng quy trình nên số lợn bị hao hụt là không có. Ngoài ra em còn được tham gia điều trị các con lợn bị lòi dom cùng các cán bộ kĩ thuật của trại. Trong quá trình điều trị có một số con bị chết là bởi phát hiện và điều trị không kịp thời nên bị các con khác trong đàn cắn dẫn đến mất máu nhiều và chết. Khi phát hiện lợn bị lòi dom thì ngay lập tức phải tách lợn sang ô trống và tiến hành điều trị ngay.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1. Kết luận

Qua thời gian thực tập tốt nghiệp tại trại lợn Nguyễn Văn Khanh, xã Tiền Tiến, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương em xin có một số kết luận sau:

- Đã thực hiện đúng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phong bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại trại. Hoàn thành 100% khối lượng công việc được giao về chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh sát trùng và tiêm phòng cho đàn lợn thịt được giao.

+ Trực tiếp thực hiện vệ sinh máng ăn, kiểm tra hệ thống nước uống, chăm sóc 700 lợn thịt.

+ Tham gia thực hiện công tác phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn thịt nuôi tại trại với mức độ hoàn thành đạt 100%.

+ Lợn thịt nuôi tại trại được chẩn đoán mắc 3 bệnh chính là bệnh đường hô hấp, hội chứng tiêu chảy và bệnh viêm khớp với tỷ lệ mắc bệnh trong 4 tháng theo dõi lần lượt là 9,43 %; 15,18% và 4,59%.

+ Kết quả điều trị bệnh đường hô hấp, hội chứng tiêu chảy và bệnh viêm khớp với tỷ lệ khỏi bệnh là 100%.

5.2. Đề nghị

- Trang trại cần thực hiện nghiêm ngặt quy trình vệ sinh, sát trùng và tiêm phòng cho vắc xin cho đàn lợn tại trại.

- Trại cần chú trọng hơn công tác vệ sinh khuôn viên trại, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh và ao tù nước đọng.

- Về chuồng trại: thay và sửa chữa các trang thiết bị đã hư hỏng trong chuồng nuôi như: vòi uống tự động, cửa kính, ổ điện, bóng điện để đảm bảo lợn được sống trong môi trường chuồng nuôi tốt nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Đặng Xuân Bình, Nguyễn Thị Ngân, Phan Thị Hồng Phúc (2007), “Tình hình nhiễm Actinobaccillus pleuropneumoniae và bệnh viêm phổi - màng phổi ở lợn”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, tập XIV, số 2, tr. 56 – 59.

2.Sa Đình Chiến, Cù Hữu Phú (2016), “Vai trò của vi khuẩn E.coli trong hội chứng tiêu chảy của lợn con dưới hai tháng tuổi ở Sơn La và biện pháp phòng trị, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, 23(3), tr. 65.

3.Đoàn Thị Kim Dung (2004), “Sự biến động một số vi khuẩn hiếu khí đường ruột, vai trò của E. coli trong hội chứng tiêu chảy của lợn con, các phác đồ điều trị, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Hà Nội.

4.Nguyễn Chí Dũng (2013), “Nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi khuẩn E. coli

trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con nuôi tại Vĩnh Phúc và biện pháp phòng trị, Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp.

5.Nghiêm Thị Anh Đào (2008), “Xác định vai trò của vi khuẩn E. coli gây hội chứng tiêu chảy ở lợn con trên địa bàn ngoại thành Hà Nội, Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp.

6.Phạm Minh Hằng, Đào Thị Hảo, Chu Văn Thanh (2016), “Thực trạng chăn nuôi, sự lưu hành virus PED và yếu tố nguy cơ liên quan đến hội chứng tiêu chảy ở đàn lợn nuôi tại huyện Sóc Sơn”. Khoa học kỹ thuật Thú Y

tập XXV số 6 – 2018, tr.17.

7.Trương Quang Hải, Nguyễn Quang Tính, Nguyễn Quang Tuyên, Cù Hữu Phú, Lê Văn Dương (2012), “Kết quả phân lập và xác định một số đặc tính sinh học của các chủng Streptococcus suisPasteurella multocida

ở lợn mắc viêm phổi tại tỉnh Bắc Giang”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, tập XIX, số 7/2012, tr.71 - 76.

8.Trần Đức Hạnh (2013), “Nghiên cứu vai trò gây bệnh của Escherichia coli, Salmonella Clostridium perfringers gây tiêu chảy ở lợn tại 3 tỉnh phía Bắc và biện pháp phòng trị, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

9.Nguyễn Xuân Huyên, Nguyễn Thị Bích Thủy (2012), “Xác định một số gen mã hóa kháng kháng sinh của vi khuẩn Salmonella phân lập từ lợn” Tạp chí khoa học Thú y XXV số 1- 2018. tr.40.

10.Đặng Văn Kỳ (2007), “Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS) và kinh nghiệm phòng chống”, Tài liệu hội thảo hội chứng rối loạn hô hấp & sinh sản và bệnh liên cầu khuẩn ở lợn, tr. 76 - 80.

11.Lê Văn Lãnh, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Trịnh Đình Thâu, Đặng Hữu Anh, Đỗ Ngọc Thúy và Nguyễn Bá Hiên (2012), “Phân lập một số vi khuẩn cộng phát gây bệnh ở lợn nghi mắc bệnh suyễn, đề xuất biện pháp phòng trị bệnh”, Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, tập XIX, số 2/2012, tr.30. 12.Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Nhân, Trương Văn Dung (1997), Bệnh Phổ biến

ở lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

13. Phạm Sỹ Lăng (2007), Bệnh Liên cầu khuẩn ở lợn và biện pháp phòng trị, Tài liệu hội thảo hội chứng rối loạn hô hấp & sinh sản và bệnh liên cầu khuẩn ở lợn, tr. 148 - 156.

14.Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Trương Quang, Phùng Quốc Chướng, Chu Đức Thắng, Phạm Ngọc Thạch (1997), “Hệ vi khuẩn gây bệnh viêm ruột ỉa chảy ở lợn”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, tập IV, (số 1), tr.15 – 22.

15.Khương Bích Ngọc (1996), “Bệnh cầu khuẩn ở một số cơ sở chăn nuôi tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn nuôi tại trại lợn nguyễn văn khanh, huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)