- Để chuẩn bị cho mùa tiếp theo, sử dụng máy cày để cày xới đất, nhặt bỏ đá to sau đó dùng máy bón phân chuyên dụng để bón phân hữu cơ cho đất. Để tránh bạc màu người ta trồng cây lúa mạch cung cấp thức ăn chăn nuôi cho các trang trai chăn nuôi vừa sử dụng làm phân bón hữu cơ để bón cho đất và giữ đất.
- Đến đây là kết thúc mùa vụ trong 1 năm, người nông dân sẽ nghỉ ngơi đợi đến mùa xuân năm sau khi tuyết tan họ sẽ tiến hành mùa vụ mới.
Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ tại trang trại
Thuận lợi:
- Làng nông nghiệp Kawakami hay các hộ trong làng luôn được bộ nông nghiệp và chính phủ quan tâm.
- Trang trại nắm vững các biện pháp kỹ thuật chăm sóc các giống cây trồng.
- Trang trại nằm vị trí thuận lợi về giao thông, thủy lợi.
- Trang trại luôn được hỗ trợ về kỹ thuật của công ty nông nghiệp nhật bản JA. Từ các công đoạn như: phân tích đất, phân bón, nghiên cứu giống cây trồng.
- Có đầy đủ các trang thiết bị, máy móc hiện đại, thuận tiện trong quá trình chăm sóc và thu hoạch xà lach.
- Chế độ thâm canh mùa vụ rõ ràng, đầy đủ.
Khó khăn:
- Đất nông nghiệp còn nhiều đá, dinh dưỡng hạn chế rất tốn kém trong việc bón phân cải tạo đất.
- Diện tích trồng không tập chung, nằm rải rác cách xa nhau khó khăn trong việc chăm sóc và thu hoạch.
- Đất trồng gần với các khu rừng tự nhiện thường bị thú hoang phá hoại.
Khuyến cáo biện pháp kỹ thuật có thể áp dụng tại Việt Nam
- Về đất trồng: Đất để sản xuất "rau an toàn", không trực tiếp chịu ảnh hưởng xấu của các chất thải công nghiệp, giao thông khu dân cư tập trung, bệnh viện, nghĩa trang, không nhiễm các hóa chất độc hại cho người và môi trường.
- Về phân bón: Sử dụng hợp lý và cân đối các loại phân (hữu cơ, vô cơ ...). Số lượng phân dựa trên tiêu chuẩn cụ thể quy định trong các quy trình của từng loại rau, đặc biệt đối với rau ăn lá phải kết thúc bón trước khi thu hoạch sản phẩm 15- 20 ngày. Có thể dùng bổ sung phân bón lá (có trong danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam) và phải theo đúng hướng dẫn. Hạn chế tối đa sử dụng các chất kích thích và điều hòa sinh trưởng cây trồng.
- Về nước tưới: Nước từ các sông suối hồ lớn ... không bị ô nhiểm các chất độc hại. Tuyệt đối không dùng trực tiếp nước thải từ công nghiệp, thành phố bệnh viện, khu dân cư nước ao, mương tù đọng.
- Về phòng trừ sâu bệnh: Phải áp dung phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp trên nguyên tắc hạn chế thấp nhất sự thiệt hại do sâu bệnh gây ra; có hiệu quả kinh tế cao, ít độc hại cho người và môi trường. Do đó cần chú ý các biện pháp chính sau:
- Giống: Phải chọn giống tốt, các cây con giống cần được xử lý sạch sâu bệnh trước khi xuất ra khỏi vườn ươm.
- Biện pháp canh tác: Cần tận dụng triệt để các biện pháp canh tác để góp phần hạn chế thấp nhất các điều kiện và nguồn phát sinh các loại dịch hại trên rau. Chú ý thực hiên chế độ luân canh: rau hoặc xen canh giữa các loại rau khác họ với nhau: xà lách, Bắp cải, su hào, suplơ với cà chua để giảm bớt sâu tơ và một số sâu hại khác.
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết, phải có sự điều tra phát hiện sâu bệnh, hướng dẫn dùng thuốc của cán bộ kỹ thuật. Tuyệt đối không dùng thuốc trong danh mục cấm và hạn chế sử dụng ở Việt
Nam hoặc hạn chế tối đa sử dụng các loại thuốc có độ độc cao (thuộc nhóm độc I và II), thuốc chậm phân hủy thuộc nhóm Clor và lân hữu cơ. Chỉ sử dụng các loại thuốc sinh học, thuốc thảo mộc, thuốc có độc thấp (thuộc nhóm độc III trở lên), thuốc chóng phân hủy, ít ảnh hưởng các loài sinh vật có ích trên ruộng. Cần sử dụng luân phiên các loại thuốc khác nhau để tránh sâu nhanh quen thuốc, bảo đảm thời gian cách ly trước khi thu hoạch đúng hướng dẫn trên nhãn của từng loại thuốc. Nhờ áp dụng trồng rau theo hướng an toàn sinh học đã góp phần bảo vệ môi trường nông nghiệp tại địa phương, vì đã hạn chế tối đa được lượng thuốc BVTV và phân bón hóa học độc hại làm tổn hại đến độ phì nhiêu của đất, ảnh hưởng đến môi trường nước.