Phương pháp theo dõi và thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt tại trang trại cù xuân thành, thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 36)

* Phương pháp xác định tỷ lệ mắc các bệnh trên lợn thịt

- Thống kê toàn bộ đàn lợn cần theo dõi của trại theo các chỉ tiêu.

- Trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, vệ sinh, phòng trị bệnh cho đàn lợn thịt của trại.

- Quan sát trực tiếp đàn lợn hàng ngày để chẩn đoán các bệnh có thể xảy ra trên đàn lợn thịt.

- Ghi chép số liệu cẩn thận, tỉ mỉ và tính toán các chỉ tiêu theo dõi.

* Quy trình điều trị

- Quan sát lợn - Đánh dấu lợn

- Áp dụng các phác đồ điều trị thực hiên trên đàn lợn (đã được nêu kỹ trong các bảng của khóa luận, tùy thuộc vào từng loại bệnh riêng).

- Áp dụng trong thời gian từ 3 đến 5 ngày. * Phương pháp theo dõi

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện (2008) [32] phần mềm Microsoft Excel trên máy vi tính...

- Tỷ lệ mắc bệnh (%) = Tổng số con mắc bệnh

x100 Tổng số con theo dõi

-Tỷ lệ khỏi bệnh (%) = Tổng số con khỏi bệnh x100 Tổng số con điều trị

- Tỷ lệ khỏi trung bình (%) = X1+X2+X3+X4+X5 x100 5

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tình hình chăn nuôi của trại qua 3 năm từ 2018 - 2020

- Trong thời gian ở trại em không chỉ học hỏi kĩ thuật quy mô nuôi lợn mà còn tìm hiểu sâu về giống nuôi ở trại.

- Giống được nuôi ở trại là giống lợn GF24 được cung cấp bởi Công Ty Greenfeed, một năm 3 lứa với (tổng số 1595 con qua 3 năm). Kết quả thống kê tình hình hoạt động chăn nuôi của trại được trình bày ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi của trại từ 2018-2020

Stt Năm Số lợn thịt nuôi tại trại (con)

Tổng khối lượng trung bình xuất chuồng (kg)

1 2018 1350 120

2 2019 1420 112

3 T11/2020 1500 110

* Từ bảng 4.1 ta thấy được số lượng nhập vào trại để nuôi khá ổn định trong 3 năm trở lại đây:

- Năm 2018: số lợn được nhập vào để nuôi tổng 1350 con sau 4 tháng thì xuất c huồng tổng khối lượng trung bình là 120 kg.

- Năm 2019: dịch tả châu phi xuất hiện trên nhiều tỉnh thành tuy nhiên do phòng dịch tốt nên trại không ảnh hưởng gì cho nên số lợn đầu vào nhập hơn năm 2018 là 20 con đến lúc được xuất chuồng tổng khối lượng trung bình là 112 kg.

- Năm 2020: tính đến tháng 11 số lợn nhập vào là 1500 con hơn hẳn mấy năm trước nên tổng khối lượng trung bình là 110 kg.

Qua từng năm cho thấy tổng khối lượng xuất chuồng chênh lệch nhau không đáng kể cho thấy việc chăn nuôi ở trại ổn định không có biến động nhiều và càng ngày số lượng đầu vào của trại tăng cho thấy được sự phát triển chăn nuôi của trại đang theo chiều hướng tốt.

4.2. Kết quả thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn thịt

- Trong thời gian 6 tháng thực tập ở trại em và kĩ sư trại đã cùng nhau tiến hành công tác chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn ở trại để đạt được năng suất và chất lượng thịt tốt. Bên cạnh chăm sóc nuôi dưỡng trại còn thường xuyên vệ sinh quanh trại, phun sát trùng phòng chống dịch bệnh.

- Chuồng nuôi được xây dựng theo kiểu chuồng kín, trang thiết bị hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu mọi mặt của lợn, chủ động điều chỉnh nhiệt độ, độ thông thoáng của chuồng nuôi. Ở đầu chuồng nuôi, có hệ thống giàn mát giúp thông thoáng vùng tiểu khí hậu trong chuồng nuôi đặc biệt là vào mùa hè khi nhiệt độ cao. Cuối chuồng là hệ thống quạt hút, giúp luân chuyển không khí từ bên ngoài vào trong chuồng rồi đẩy ra ngoài. Máng cho lợn ăn là máng sắt, hình nón, có thể chứa được tối đa 80 kg thức ăn.

- Thức ăn cho lợn của trại là thức ăn hỗn hợp đầy đủ chất dinh dưỡng do công ty cổ phần Greenfeed sản xuất và phục vụ công tác chăn nuôi.

* Tổ chức thực hiện quy trình chăn nuôi

Hiện nay, để đảm bảo yêu cầu kiểm soát dịch bệnh, trang trại phải áp dụng quy trình “Cùng ra - cùng vào”. Chuồng trại sẽ được để trống 10 - 20 ngày để tẩy rửa, sát trùng và quét vôi lại. Như vậy, việc sản xuất ở các chuồng đó tạm thời bị gián đoạn một số ngày nhất định theo kế hoạch.

Quy trình này có tác dụng phòng bệnh do việc làm vệ sinh chuồng trại thường xuyên, định kỳ mỗi khi giải phóng lợn để trống chuồng. Đồng thời, ở đây sẽ không có sự tiếp xúc giữa các lô lợn trước với các lô lợn sau do đó hạn chế khả năng lan truyền các tác nhân gây bệnh từ lô này qua lô khác.

* Chăm sóc và quản lý lợn

- Trong thời gian thực tập 6 tháng em đã được chăm sóc nuôi dưỡng trong quá trình thực tập mỗi 1 lứa là 250 con.

- Chuồng trại phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, nền chuồng luôn luôn khô ráo và có độ dốc khoảng 1,5 - 2% để đảm bảo cho phân và nước tiểu được thoát xuống hệ thống cống thoát. Đặc biệt, chuồng trại phải được đối lưu không khí tốt để giảm bớt độ ẩm trong chuồng, tránh cho lợn khỏi các bệnh về đường hô hấp.

- Biện pháp khắc phục điều kiện thời tiết mùa hè là chuồng nên theo hướng Đông - Nam để đảm bảo ấm áp về mùa đông và thoáng mát về mùa hè, đảm bảo ánh sáng chiếu vào chuồng hạn chế được lượng nhiệt sinh ra do ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.

- Biện pháp khắc phục thời tiết mùa đông của trại là treo hệ thống đèn điện bóng tròn ở đầu giàn mát để làm nóng không khí được hút vào chuồng. Vào những hôm nhiệt độ hạ thấp, tiến hành che giàn mát lại để hạn chế không khí lạnh vào chuồng và giảm bớt quạt nhưng không được để tích khí trong chuồng nó sẽ gây viêm phổi.

- Công việc hàng ngày chúng em đã tiến hành làm ở chuồng lợn thịt: kiểm tra quạt gió, kiểm tra nguồn nước, trại dùng vòi nước uống tự động, nên cần kiểm tra nước chảy mạnh hay yếu hay không có nước, kiểm tra bể nước uống khi gần hết phải chuyển bể tránh trường hợp lợn hết nước uống phải uống nước máng. Phải kiểm tra hàng ngày tránh bị kẹt hoặc bị rò rỉ làm ướt nền chuồng. Hàng ngày, làm vệ sinh chuồng, máng ăn, thay nước ở máng tắm, đồng thời quan sát các biểu hiện của đàn lợn nếu con nào ốm yếu cần lấy sơn đánh dấu để theo dõi cần thiết thì phải tách những con ốm xuống ô cuối chuồng để có chế độ chăm sóc điều trị riêng. Bằng các biện pháp quan sát thông thường, ta có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe của đàn lợn và nhận biết được lợn khỏe, lợn yếu, lợn bệnh để tiến hành điều trị.

Bảng 4.2. Loại thức ăn, khẩu phần ăn và thành phần dinh dưỡng của lợn thịt sử dụng tại trang trại

Mã số thức ăn Giai đoạn phát triển của lợn (khối lượng) Khẩu phần ăn

Thành phần giá trị dinh dưỡng trong thức ăn 9014- Plus Lợn tập ăn đến 8 kg 1 kg/con/ ngày - Độ ẩm (tối đa): 14% - Protein thô (tối thiểu): 21% - Xơ thô (tối đa): 5%

- Ca (tối thiểu-tối đa): 0,75 - 1,2%

- Năng lượng trao đổi (tối thiểu): 3400 Kcal/kg - P tổng số (tối thiểu - tối đa): 0,6 - 1,2% - Lysine tổng số (tối thiểu): 1,5%

- Methionine + Cystine tổng số (tối thiểu): 0,75%

GFO2 Từ 8-15 kg 1,5kg/con/ ngày

- Độ ẩm (tối đa): 14%

- Protein thô (tối thiểu): 20 % - Xơ thô (tối đa): 5 %

- Ca (tối thiểu-tối đa): 0,7 - 1,2%

- Năng lượng trao đổi (tối thiểu): 3350 Kcal/kg - P tổng số (tối thiểu - tối đa): 0,5 – 1,2 % - Lysine tổng số (tối thiểu): 1,4 %

- Methionine + Cystine tổng số (tối thiểu): 0,7%

GFO3 Từ 15-30 kg 1,8kg/con/ ngày

- Độ ẩm (tối đa): 14 %

- Protein thô (tối thiểu): 18,5 % - Xơ thô (tối đa): 5,5 %

- Ca (tối thiểu-tối đa): 0,8 - 1,2%

- Năng lượng trao đổi (tối thiểu): 3100 Kcal/kg - P tổng số (tối thiểu - tối đa): 0,6 - 1,0 % - Lysine tổng số (tối thiểu): 1,1%

- Methionine + Cystine tổng số (tối thiểu): 0,6%

F1O4 Từ 80kg đến lúc xuất bán

2,2kg/con/ ngày

- Độ ẩm (tối đa): 14% - Protein thô (tối thiểu): 19% - Xơ thô (tối đa): 5%

- Ca (tối thiểu-tối đa): 0,7 - 1,2%

- Năng lượng trao đổi (tối thiểu): 3200 Kcal/kg - P tổng số (tối thiểu - tối đa): 0,5 - 1,2% - Lysine tổng số (tối thiểu): 1,2%

Tất cả các loại cám của trại đều được sản xuất tại công ty cổ phần chăn nuôi GreenFeed, Việt Nam.

Qua bảng 4.2 ta thấy đối với lợn con mới nhập sẽ được ăn cám loại tập ăn đến 8kg hoặc 35 ngày tuổi là GF01 PLUS. Mỗi chuồng ăn đủ lợn con mới nhập sẽ tùy từng ngày tuổi mà ăn cám cháo hay cám viên. Tùy theo cân nặng để chuyển cám.

-Sau khi lợn đã đang phát triển trại sẽ chuyển sang cám GF02. Lúc này trong thời gian ăn cám GF02 sẽ tính trung bình 1 ô là 1 heo/2bao GF02 sẽ chuyển sang cám GF03.

-Sau khi chuyển sang GF03 (từ 12kg - 25kg) ta sẽ chuyển cám dần dần từ GF02 sang G03 theo tỉ lệ 30:70 sau đó 50:50 và cuối cùng 70:30 tùy vào số lượng cám lợn ăn của từng ô cuối cùng là chuyển hẳn sang GF03.

-Sau khi lợn ăn GF03 trại cũng sẽ tính đủ khối lượng ăn trung bình của 1 ô là 1heo/3bao GF03 để chuyển sang cám F104 cũng theo tỉ lệ như trên. F104 là loại cám cuối cùng lợn ăn để xuất bán trung bình 1 ô là 1 heo/4 bao F104 là đủ thời gian xuất tuy nhiên cũng phụ thuộc vào khối lượng ăn của từng ô.

Lưu ý: Sau nhiều giai đoạn chuyển cám cho lợn ăn theo từng giai đoạn cho thấy thời gian đầu lợn ăn kém đi có những con sẽ bị tiêu chảy nhưng chỉ mất 1 - 2 hôm đầu khi lợn chưa quen được với sự thay đổi này nhưng sau vài hôm là lợn sẽ ăn trở lại bình thường.

Và đây là Kết quả thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn trong 6 tháng thực tập tốt nghiệp tại trại được trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Kết quả thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn thịt Công việc Số lần/ tuần Số tuần Kế hoạch thực hiện (số lần) Kết quả thực hiện (số lần) Tỷ lệ hoàn thành (%) Vệ sinh chuồng nuôi 14 27 378 378 100 Cho lợn ăn 14 27 378 378 100 Kiểm tra sức khỏe lợn 7 27 189 189 100

Kiểm tra vòi

nước, máng ăn 7 27 189 189 100

Từ bảng 4.3 em đã được kĩ sư của trại hướng dẫn và thực hiện nghiêm túc đầy đủ công tác chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn theo đúng trình tự. Và em cũng thực hiện kiểm tra vòi nước máng ăn, kiểm tra sức khỏe của lợn, vệ sinh chuồng nuôi và cách ly lợn ốm hoàn thành 100% công việc được giao trong 6 tháng.

4.3. Kết quả công tác vệ sinh phòng bệnh

4.3.1. Kết quả thực hiện công tác vệ phòng bệnh

Ngoài việc chăm sóc nuôi dưỡng thì công tác vệ sinh phòng bệnh trong trại là rất cần thiết. Trong quá trình thực tập, em đã thực hiện tốt quy trình vệ sinh trong chăn nuôi, cụ thể như sau:

+ Dụng cụ, đồ dùng mang vào trại đều phải phun sát trùng kỹ, không phun được ta phải xử lý bằng tủ UV và cách ly 48 tiếng trước khi mang vào chuồng nuôi.

+ Thuốc và vắc xin trước khi mang vào trại sẽ được phun sát trùng apa sentol pha tỉ lệ 1 lít dung dịch pha với 100m3.

+ Xe cám trước khi trả cám cho trại sẽ phun dung dịch Formaline 37% và cách ly ở ngoài 1 tiếng mới được cho vào kho cám và người bốc cám phải tắm thay quần áo ở trại mới được vào kho cám.

+ Kho cám thì sau khi được trả cám thì bật bóng UV 24h sau mới được trở cám vào chuồng.

+ Hàng ngày trước khi vào chuồng tất cả mọi người trong tại phải tắm sát trùng vào cửa chuồng sát trùng tay bằng cồn 700 và nhúng ủng vào chậu vôi ở cửa đi vào cửa chuồng đi qua hố vôi.

+ Cổng trại luôn trong tình trạng khóa và phải thay vôi thường xuyên ở cổng. + Thức ăn và rau xanh mua từ ngoài vào phải để ở tủ UV 45p và đặc biệt không mang thịt lợn hoặc các chế phẩm liên quan đến lợn vào trong trại.

+ Diệt chuột bên trong và bên ngoài khu vực chăn nuôi.

+ Toàn bộ nước sử dụng trong trang trại đều là nước giếng khoan sâu trên 50 m, hoàn toàn không sử dụng nước bên ngoài trại.

+ Rác của trại được cho hết vào thùng đóng kín lại và mang đốt chứ không vứt lung tung, tránh ruồi phát triển.

+ Lợn chết: 100% xử lý trong trại đào hố chôn 2m dải 1 lớp vôi dưới xong mới cho bao tải chứa lợn chết xuống trôn lấp đất và dải 1 lớp vôi bội lên trên nữa và đặc biệt chỗ chôn phải cách xa khu vực chăn nuôi.

+ Sau khi xuất lợn ở trại hết thì phải rửa sạch chuồng và đường đi khi bán lợn sau đó phun sát trùng bằng dung dinh sát trùng apa sentol.

+ Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét mạng nhện trong chuồng, lau kính và rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng, quét nước vôi hành lang trong chuồng.

+ Hạn chế đi lại giữa các chuồng, hạn chế đi ra khỏi trại nhằm đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, ngăn ngừa dịch bệnh xảy ra.

+ Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ, được tiêu độc bằng thuốc sát trùng APAclean và Formaline 37% định kỳ, pha với tỷ lệ tương ứng 1/200 và 1/50. Kết quả công tác sát trùng của trại lợn thịt được trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh sát trùng

Công việc Lần/tuần Số tuần Kết quả (lần) Tỷ lệ an toàn (%) Phun sát trùng + quét hành lang 7 27 189 100

Rắc vôi ngoài trại 2 27 54 100

Quét mạng nhện 1 27 27 100

Thay hố vôi trước

cửa chuồng 7 27 189 100

Lau kính, vệ sinh 1 27 28 100

Tắm sát trùng 14 27 378 100

Qua bảng trên tất cả mọi người trong trại đều thực hiện 100% và tuân thủ mọi quy định của trại. Trong thời gian thực tập, em đã tham gia vào tất cả công việc chăm sóc đàn lợn thịt, như: kiểm tra sức khỏe đàn lợn, kiểm tra vòi nước uống, vệ sinh chuồng trại, cho lợn ăn hàng ngày và một số công việc khác theo định kỳ hoặc đột xuất, như: rửa chuồng, xuất lợn,…

4.3.2. Kết quả thực hiện công tác tiêm vắc-xin phòng bệnh

Với kinh nghiệm chăn nuôi của ông cha ta “Phòng bệnh hơn chữa

bệnh”, công tác phòng bệnh cho đàn lợn là hết sức cần thiết, luôn được quan

tâm hàng đầu và quan trọng nhất. Tại trại lợn Cù Xuân Thành, công tác này cũng luôn được thực hiện một cách tích cực và chủ động. Trong khu vực chăn nuôi, hạn chế đi lại giữa các chuồng, đi từ khu vực này sang khu vực khác và

hạn chế đi ra khỏi trại, khi các phương tiện vào trại phải được sát trùng nghiêm ngặt.

Quy trình tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn luôn được trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đúng kỹ thuật, đúng quy trình. Tiêm phòng cho đàn lợn nhằm tạo ra trong cơ thể lợn có miễn dịch chủ động, để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus gây bệnh, tăng sức đề kháng cho cơ thể, nhằm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt tại trang trại cù xuân thành, thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)