Kết quả thực hiện công tác vệ phòng bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt tại trang trại cù xuân thành, thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 43 - 45)

Ngoài việc chăm sóc nuôi dưỡng thì công tác vệ sinh phòng bệnh trong trại là rất cần thiết. Trong quá trình thực tập, em đã thực hiện tốt quy trình vệ sinh trong chăn nuôi, cụ thể như sau:

+ Dụng cụ, đồ dùng mang vào trại đều phải phun sát trùng kỹ, không phun được ta phải xử lý bằng tủ UV và cách ly 48 tiếng trước khi mang vào chuồng nuôi.

+ Thuốc và vắc xin trước khi mang vào trại sẽ được phun sát trùng apa sentol pha tỉ lệ 1 lít dung dịch pha với 100m3.

+ Xe cám trước khi trả cám cho trại sẽ phun dung dịch Formaline 37% và cách ly ở ngoài 1 tiếng mới được cho vào kho cám và người bốc cám phải tắm thay quần áo ở trại mới được vào kho cám.

+ Kho cám thì sau khi được trả cám thì bật bóng UV 24h sau mới được trở cám vào chuồng.

+ Hàng ngày trước khi vào chuồng tất cả mọi người trong tại phải tắm sát trùng vào cửa chuồng sát trùng tay bằng cồn 700 và nhúng ủng vào chậu vôi ở cửa đi vào cửa chuồng đi qua hố vôi.

+ Cổng trại luôn trong tình trạng khóa và phải thay vôi thường xuyên ở cổng. + Thức ăn và rau xanh mua từ ngoài vào phải để ở tủ UV 45p và đặc biệt không mang thịt lợn hoặc các chế phẩm liên quan đến lợn vào trong trại.

+ Diệt chuột bên trong và bên ngoài khu vực chăn nuôi.

+ Toàn bộ nước sử dụng trong trang trại đều là nước giếng khoan sâu trên 50 m, hoàn toàn không sử dụng nước bên ngoài trại.

+ Rác của trại được cho hết vào thùng đóng kín lại và mang đốt chứ không vứt lung tung, tránh ruồi phát triển.

+ Lợn chết: 100% xử lý trong trại đào hố chôn 2m dải 1 lớp vôi dưới xong mới cho bao tải chứa lợn chết xuống trôn lấp đất và dải 1 lớp vôi bội lên trên nữa và đặc biệt chỗ chôn phải cách xa khu vực chăn nuôi.

+ Sau khi xuất lợn ở trại hết thì phải rửa sạch chuồng và đường đi khi bán lợn sau đó phun sát trùng bằng dung dinh sát trùng apa sentol.

+ Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét mạng nhện trong chuồng, lau kính và rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng, quét nước vôi hành lang trong chuồng.

+ Hạn chế đi lại giữa các chuồng, hạn chế đi ra khỏi trại nhằm đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, ngăn ngừa dịch bệnh xảy ra.

+ Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ, được tiêu độc bằng thuốc sát trùng APAclean và Formaline 37% định kỳ, pha với tỷ lệ tương ứng 1/200 và 1/50. Kết quả công tác sát trùng của trại lợn thịt được trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh sát trùng

Công việc Lần/tuần Số tuần Kết quả (lần) Tỷ lệ an toàn (%) Phun sát trùng + quét hành lang 7 27 189 100

Rắc vôi ngoài trại 2 27 54 100

Quét mạng nhện 1 27 27 100

Thay hố vôi trước

cửa chuồng 7 27 189 100

Lau kính, vệ sinh 1 27 28 100

Tắm sát trùng 14 27 378 100

Qua bảng trên tất cả mọi người trong trại đều thực hiện 100% và tuân thủ mọi quy định của trại. Trong thời gian thực tập, em đã tham gia vào tất cả công việc chăm sóc đàn lợn thịt, như: kiểm tra sức khỏe đàn lợn, kiểm tra vòi nước uống, vệ sinh chuồng trại, cho lợn ăn hàng ngày và một số công việc khác theo định kỳ hoặc đột xuất, như: rửa chuồng, xuất lợn,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt tại trang trại cù xuân thành, thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)