Xuất lợn và vệ sinh chuồng trại sau xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt tại trang trại cù xuân thành, thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 50)

Khi đến thời gian xuất lợn, công ty có kế hoạch xuất bán lợn và thông báo chủ trang trại để chuẩn bị người đuổi và bắt lợn.

Đối với xe tới bắt chở lợn cần được phun sát trùng ngay ngoài cổng cách ly 1 giờ mới được tiến hành cho xe vào đuổi lợn. Đối với người tới mua lợn phải bắt buộc tắm sát trùng mặc quần áo ở trại mới được tiến hành vào gần khu chăn nuôi. sau khi xuất lợn bộ phân bên ngoài tiến hành phun sát trùng khu vực cân lợn và không trở lại chuồng. Khi về tắm sát trùng đồng thời ngâm quần áo lao động vào nước + nước sát trùng tỉ lệ 1/200.

* Xuất lợn

Trong thời gian thực tập, em cũng được tham gia trực tiếp vào 4 lần xuất lợn. Quá trình xuất lợn được thực hiện gồm các bước sau:

Bắt lần lượt lợn lên từng xe.

- Khi bắt phải đuổi lần lượt từ 5 - 10 con một lượt theo khối lượng khách yêu cầu.

- Cân từng con, ghi số liệu vào phiếu cân.

- Sau khi, xuất xong phải quét dọn sạch sẽ quét vôi cầu cân và khu vực xuất lợn, đường đuổi lợn.

Bộ phận phía ngoài khi xuất bán lợn tiến hành phun sát trùng quanh khu vưc xe đậu, khi xuất hết lợn cũng tiến hành thao tác phun sát trùng quanh khu vực.

Khi trở về tắm sát trùng ngâm quần áo vào nước sát trùng 2 - 3h sau đó mới tiến hành giặt.

Kết quả thực hiện công việc xuất lợn được trình bày ở bảng 4.10.

Bảng 4.10. Kết quả thực hiện xuất lợn tại trại

Đợt xuất Số lợn xuất

(con)

Khối lượng trung bình/con lợn được xuất bán (kg) 9/6 150 101 13 - 14/8 225 110 3 - 5/10 231 110 24 - 25/11 103 105 Tổng 709 106,5

Từ bảng 4.9 cho thấy trong khoảng thời gian 6 tháng thực tập em đã đưuọc tham gia 4 lần xuất lợn bán với tổng số là 709 con với khối lượng trung bình la 106,5 kg/con.

* Vệ sinh chuồng trại sau khi xuất lợn

Sau khi xuất lợn, trại thường xuyên thực hiện vệ sinh chuồng trại để đảm bảo an toàn dịch bệnh. Em đã được tham gia quá trình vệ sinh tiến hành theo các bước sau:

- Vệ sinh bên ngoài chuồng nuôi:

+ Vệ sinh đường đuổi lợn. + Vệ sinh cầu cân.

+ Vệ sinh khu vực các xe đến đỗ trong trại.

- Vệ sinh trong chuồng nuôi:

+ Hót sạch phân trên nền chuồng.

+ Cọ rửa sạch sẽ: bạt trần, giàn mát, quạt (che chắn bằng túi nilon), máng ăn, thành chuồng, nền chuồng.

+ Quét vôi tường, thành chuồng, nền chuồng.

+ Phun sát trùng để một ngày đóng kín cửa không bật quạt.

+ Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống điện, quạt, máy bơm có hoạt động tốt không. + Kiểm tra giàn mát, song sắt, máng ăn, núm uống, bạt, trần.

+ Nếu có hỏng gì thì sửa chữa hoặc thay mới. + Lắp quây úm, bạt um, bóng điện úm chờ lứa mới.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Sau 6 tháng được thực tập tại trại Cù Xuân Thành - Phúc Yên - Vĩnh

Phúc em đã được hướng dẫn học hỏi về kiến thức cũng như các thao tác kỹ thuật trong chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn thịt. Em có một số kết luận như sau:

Về công tác thú y của trại

- Quy trình phòng bệnh cho đàn lợn tại trang trại luôn thực hiện nghiêm ngặt, với sự giám sát chặt chẽ của cán bộ kĩ thuật trại.

- Công tác vệ sinh: Hệ thống chuồng trại luôn đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Công nhân, kỹ sư, khách tham quan khi vào khu chăn nuôi lợn đều phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của trại.

- Công tác phòng bệnh: Quy trình phòng bệnh bằng vắc xin được trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và đúng kỹ thuật. Với phương châm phòng bệnh là chính nên tất cả lợn ở trại đều được tiêm phòng vắc xin đầy đủ.

- Thực hiện 189 lần phun sát trùng và quét hành lang, 54 lần rắc vôi ngoài trại, khử trùng lau kính vệ sinh 28 lần, vệ sinh hố sát trùng trước cửa chuồng 189 lần, quét mạng nhện 27 lần và tắm sát trùng hơn 378 lần.

- Những công việc em đã được học và thực hiện như sau:

+ Được tham gia tiêm phòng 650 con lợn nuôi tại trại. Sau khi sử dụng vắc xin, 100% số lợn đều không có biểu hiện bất thường hay phản ứng thuốc. + Đã trực tiếp tham gia vệ sinh máng ăn, kiểm tra vòi nước uống, cho lợn ăn, kiểm tra và cách ly lợn ốm đạt 100% khối lượng công việc được giao.

+ Đã chẩn đoán, phát hiện được 50 con lợn có biểu hiện bệnh đường hô hấp và áp dụng phác đồ điều trị. Tỷ lệ lợn khỏi bệnh là tương đối cao với hiệu lực từ 80 - 100%, trung bình đạt 82%.

+ Đã chẩn đoán, phát hiện được 132 con lợn có biểu hiện tiêu chảy và sử dụng 2 phác đồ điều trị. Tỷ lệ lợn khỏi bệnh là tương đối cao với hiệu lực điều trị khỏi 100%.

+ Đã chẩn đoán, phát hiện được 22 con lợn có biểu hiện viêm khớp và sử dụng phác đồ điều trị. Tuy tỉ lệ khỏi bệnh là 59,09% chưa cao những con không chữa được thì sẽ bán loại không ảnh hưởng nhiều tới tổng thể cả đàn.

+ Đã trực tiếp tham gia 4 lần xuất lợn với tổng số 709 con, khối lượng trung bình của lợn xuất là 106,5 kg/con.

+ Đã trực tiếp tham gia 5 lần nhập lợn với tổng số 732 con, khối lượng trung bình của lợn nhập là 6,8 kg/con.

+ Đã trực tiếp bổ sung chất điện giải vào quy trình pha nhỏ giọt trong 3 tháng nuôi lợn nhỏ, từ khi cho lợn ăn thức ăn tự do tại máng ăn tự động của công ty.

- Trực tiếp tham gia vào công tác tiêu độc khử trùng chuồng trại, làm cỏ xung quanh trại tiêu diệt các động vật trung gian truyền bệnh.

5.2. Kiến nghị

Qua 6 tháng thực tập tại trại Cù Xuân Thành, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc em mạnh dạn đưa ra kiến nghĩ như sau:

-Trại lợn cần thực hiện tốt hơn nữa quy trình vệ sinh phòng bệnh và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn để giảm tỷ lệ lợn mắc các bệnh hội chứng tiêu chảy, viêm phổi, viêm khớp, viêm da.

- Thực hiện tốt công tác vệ sinh, sát trùng trong chuồng và xung quanh chuồng, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để tránh lây lan mầm bệnh.

-Trại lợn có quy mô và có quản lý có tay nghề cao trong lĩnh vực chăn nuôi nên đề nghị trại luôn nhận và chia sẻ kinh nghiệm cho các bạn sinh viên khóa sau.

-Nhà trường và ban chủ nhiệm khoa tiếp tục cho các sinh viên khóa sau về các trại thực tập tốt hơn để có được nhiều kiến thức thực tế và nâng cao tay nghề.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Bùi Tiến Văn (2015), Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, vai trò của vi khuẩn E. coli trong hội chưng tiêu chảy ở lợn 1 - 45 ngày

tuổi tại huyện miền núi của tỉnh Thanh Hoá, biện pháp phòng trị.

Luận văn thạc sỹ thú y, Đại Học Nông Lâm, Đại Học Thái Nguyên. 2. Bạch Quốc Thắng (2011), Nghiên cứu sử dụng vi khuẩn nhóm

Lactobacillus trong phòng trị bệnh tiêu chảy ở lợn con theo mẹ, Luận

án tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp, Viện Thú y Quốc Gia, Hà Nội.

3. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng (1996), Bệnh lợn nái và lợn con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 4. Đặng Xuân Bình, Nguyễn Thị Ngân, Phan Thị Hồng Phúc (2007),

“Vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae trong bệnh viêm màng phổi lợn”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật, tập XVI số 2, Hội thú y Việt Nam.

5. Đặng Văn Kỳ (2007), “Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS) và kinh nghiệm phòng chống”, Tài liệu hội thảo hội chứng

rối loạn hô hấp & sinh sản và bệnh liên cầu khuẩn ở lợn, tr. 76 - 80.

6. Đoàn Thị Kim Dung (2004), Sự biến động một số vi khuẩn hiếu khí đường ruột, vai trò của E. coli trong hội chứng tiêu chảy của lợn

con, các phác đồ điều trị, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, Hà Nội

7. Khương Bích Ngọc (1996), Bệnh cầu khuẩn ở một số cơ sở chăn

nuôi tập chung và một số biện pháp phòng trị, Luận án phó tiến sĩ

Khoa học Nông nghiệp

8. Lê Thanh Hải và cs (1999) Tuyển tập các công trình nghiên cứu về giống heo.

Đỗ Ngọc Thúy và Nguyễn Bá Hiên (2012), “Phân lập một số vi khuẩn cộng phát gây bệnh ở lợn nghi mắc bệnh suyễn, đề xuất biện pháp phòng trị bệnh”, Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, tập XIX, (số 2/2012), tr.30.

10.Lê Văn Năm (2013), “Bệnh viêm phổi địa phương - suyễn lợn”, Báo

tổ quốc, phát hành ngày 18/7/2013.

11.Nguyễn Văn Tuyên, Dương Văn Quảng (2016), “Vai trò của Escherichia Coli và Salmonella spp trong hội chứng tiêu chảy ở lợn rừng con trước và sau cai sữa theo mô hình nuôi bán hoang dã”, Tạp

chí khoa học kỹ thuật Thú y, tập XXIII (số 7/2016), tr. 54.

12.Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Bá Tiếp (2013), “Vai trò của Escherichia coli và Salmonella spp trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con trước và sau cai sữa nghiên cứu trên mô hình trại nuôi công nghiệp”, Tạp chí khoa học và phát triển, tập 11, số 3, tr. 318 - 327. 13.Nguyễn Ngọc Nhiên (1996), Vai trò của một số vi khuẩn đường hô

hấp trong hội chứng ho thở truyền nhiễm ở lợn và biện pháp phòng trị, Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp, tr. 59.

14.Nguyễn Bá Hiên (2001), Một số vi khuẩn đường ruột thường gặp và biến động của chúng ở gia súc khoẻ mạnh và bị tiêu chảy nuôi tại

vùng ngoại thành Hà Nội, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp.

15.Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2016) “Kí sinh trùng học Thú y (giáo

trình đào tạo trình độ Tiến sĩ)”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội,220

trang.

16.Nguyễn Thị Ngữ (2005), Nghiên cứu tình hình hội chứng tiêu chảy ở lợn tại huyện Chương Mỹ - Hà Tây, xác định một số yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E.coli và samonella, biện pháp phòng trị, Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp, Hà Nội.

17.Nguyễn Chí Dũng (2013), Nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi khuẩn E.coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con nuôi tại Vĩnh Phúc và

biện pháp phòng trị, Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp.

18.Nghiêm Thị Anh Đào (2008), Xác định vai trò của vi khuẩn E. coli

gây hội chứng tiêu chảy ở lợn con trên địa bàn ngoại thành Hà Nội,

Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp.

19.Nguyễn Văn Tâm, Cù Hữu Phú (2006), “Phân lập vi khuẩn Salmonella gây hội chứng tiêu chảy cho lợn con tiêu chảy ở lợn nuôi tại Vĩnh Phúc và biện pháp phòng trị”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật

Thú Y, tập XIV, (số 2/2006).

20.Phạm Sỹ Lăng (2007), Bệnh Liên cầu khuẩn ở lợn và biện pháp

phòng trị, Tài liệu hội thảo hội chứng rối loạn hô hấp & sinh sản và

bệnh liên cầu khuẩn ở lợn, tr. 148 - 156.

21.Phan Đình Thắm và Từ Quang Hiển (2002), “Thức ăn và dinh

dưỡng gia xúc” NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

22.ThS. Phạm Quang Hùng - Giáo trình chăn nuôi cơ bản.

23.Trương Quang Hải, Nguyễn Quang Tính, Nguyễn Quang Tuyên, Cù Hữu Phú, Lê Văn Dương (2012), “Kết quả phân lập và xác định một số đặc tính sinh học của các chủng Streptococcus suis và Pasteurella multocida ở lợn mắc viêm phổi tại tỉnh Bắc Giang”, Tạp chí Khoa

học kỹ thuật Thú y, tập XIX, (số 7/2012), tr.71 - 76.

24.Trần Thị Hạnh và cs (2004), Xác định vai trò của vi khuẩn E. coli và Cl. perfringens trong bệnh tiêu chảy ở lợn con giai đoạn theo mẹ,

chế tạo các sinh phẩm phòng bệnh, Viện Thú Y 35 năm xây dựng và

phát triển (1969 - 2004), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 393 - 405. 25.Trần Văn Phùng và cs (2004), Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông

26.GS.TS. Vũ Duy Giảng (2007) “Thức ăn bổ sung cho gia súc, gia

cầm”.

27.Trịnh Phú Ngọc (2001), Xác định một số đặc tính sinh vật và các yếu tố độc lực của vi khuẩn Streptococcus gây bệnh ở lợn tại một số

tỉnh phía Bắc, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp.

28.Trần Thu Trang (2013), Đặc điểm dịch tễ của dịch tiêu chảy (Porcin Epidemic Diarrhoea - PED) và biện pháp can thiệp dịch tại một số

trại ở miền bắc Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Thú y, Đại Học Nông

Nghiệp Hà Nội.

II. Tài liệu nước ngoài

29. Herenda D., Chambers P. G., Ettriqui, Soneviratna, Daislva I. J. P., (1994), “Bệnh viêm phổi”, Cẩm nang về kiểm tra thịt tại lò mổ dùng cho các nước đang phát triển.

30. Kishima M, Uchida I, Namimatsu, Tanaka K (2008), “Nationwide Surveillance of Salmonella in the Faceces of Pig in Japai”, Zoonoses

Public Health., 55(3), p.139 - 44.

31. Higgins R., Gottschalk M. (2002), “Streptococcal diseases, Diseases of

swine”, pp. 563-573. Streptococcus suis, J Clin Microbiol, No. 17, pp.

993 - 996.

32. Kataoka Y., Yamashita T., Sunaga S., Imada Y., Ishikawa H., Kishima M.; and Nakazawa M. (1996). “An enzymelinked immunosorbent assay (ELISA) for the detection of anitibody against Streptococcus suis type 2

in infected pigs”, J Vet Med Sci, No. 58, pp. 369 - 372.

33. Tajima M., Yagihashi T. (1982), “Interaction of Mycoplasma hyopneumoniae with the porcine respiratory epithelium as observed by

electron microscopy”, Infect. Immun., 37: p. 1162 - 1169.

multocida strains atrophic rhinitis and in pneumoniae of swine and cattle”, Vet. Med., p. 418 - 424.

35. Anton A.C Jacobs, Peter L.W. Loeffen, Anton J.G.van den Gerg, and Paul K.storm (1994) “Identification, furification, and characterizaytion of a

thiol-activated hemolysin (suilysin) of Infection and Immunity”, pp.

1742 - 1748.

36. Bergenland H. U., Fairbrother J. N., Nielsen N. O., Pohlenz J. F. (1992),

Escherichia coli infection Diseases of Swine, Iowa stale University

press/ AMES, IOWA U.S.A 7th Edition, pp. 487 - 488.

37. Whittlestone, P. 1979. Mycoplasmas in pigs, 133-166. Trong JG Tully and RF Whitcomb (ed.), The Mycoplasmas, vol. II. Academic Press, Inc., New York.

38. Katri Levonen (2000), The detection of respiratory diseseases in swine herds by means by means of antibody assay on colotrum from sow,

Department of Food and Environment Hygiene, Faculty of Veterinary Medicine, University of Helsinki.

39. Rosenbach Standford, S.E; Higgins, S (1984): Streptococaldisesae, 7th edition 1992. Edited by Leman A.P. et al Iowa state University press Ames.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Hình 1: Phun sát trùng hành lang chuồng

Hình 2: Vệ sinh dọn dẹp quanh trại

Hình 5: Chắn dàn mát lắm bóng úm khi trời lạnh

Hình 6: Làm hố vôi trước cửa chuồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt tại trang trại cù xuân thành, thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 50)