1.2.3.1. Trên thế giới
Hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á đã thực hiện quan điểm tích hợp ở những mức độ nhất định.
Trong những năm 70 và 80 của thế kỷ XX, UNESCO đã có những hội thảo với các báo cáo về việc thực hiện quan điểm tích hợp của những nước tới dự. Trong những chương trình mới nhất của một số nước như Pháp, Hoa kì,..., quan điểm tích hợp được ghi rõ trong chương trình nghị sự và hành động.
Theo thống kê của UNESCO, từ những năm 1960 đến năm 1974 đã có 208 chương trình môn khoa học thể hiện quan điểm tích hợp ở những mức độ khác nhau từ liên môn, kết hợp, tích hợp hoàn toàn theo những chủ đề cụ thể.
Từ những năm 1960, đã có nhiều hội nghị quốc tế bàn về việc phát triển chương trình theo hướng tích hợp. Năm 1981, một tổ chức quốc tế đã được thành lập để cung cấp các thông tin về các chương trình các môn tích
hợp (môn khoa học) nhằm thúc đẩy việc áp dụng quan điểm tích hợp trong việc thiết kế chương trình các môn khoa học trên thế giới.
1.2.3.2. Tại Việt Nam
Đối với Việt Nam, việc xây dựng chương trình và sách giáo khoa theo quan điểm tích hợp đã và đang được tiến hành tuy nhiên vẫn chưa được đầu tư nghiên cứu một cách đầy đủ. Ở cấp học THCS và THPT tích hợp các môn học còn đang được nghiên cứu thử nghiệm trong phạm vi hẹp mà chưa được triển khai đại trà.
Hiện nay, vấn đề cần hay không cần tích hợp các môn học khác nhau không đặt ra nữa. Câu trả lời là: Cần phải tích hợp các môn học. Những nhu cầu của xã hội đòi hỏi chúng ta phải hướng tới quan điểm liên môn và xuyên môn. Quan điểm liên môn trong đó chúng ta phối hợp sự đóng góp của nhiều môn học để nghiên cứu và giải quyết tình huống. Quan điểm xuyên môn trong đó chúng ta tìm cách phát triển ở HS những kỹ năng xuyên môn, nghĩa là kỹ năng đó có thể áp dụng rộng rãi.
Chương 2