1. 3 Cơ cấu tổ chức công ty
3.2. Lập kế hoạch về tuyển dụng nhân sự của công ty
3.2.1. Nguồn tuyển dụng
Các ứng viên trong công ty đều được tuyển dụng thông qua hai nguồn là tuyển dụng bên trong và bên ngoài công ty. Cụ thể là:
- Nguồn tuyển dụng bên trong công ty Bảng : Kết quả tuyển dụng nhân sự của công ty Nguồn
tuyển dụng
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng ( người) Tỷ lệ (%) Bên trong 56 43,75 51 43,22 48 48 Bên ngoài 72 56,25 67 56,78 52 52 Tổng số 128 100 118 100 100 100 ( Nguồn Phòng Tổ chức - Hành chính)
Qua bảng trên ta thấy số lao động được tuyển từ nguồn nội bộ chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tổng số lao động được tuyển. Năm 2018 trong số 128 người được tuyển có 56 người từ nguồn nội bộ, chiếm 43,75%. Năm 2019 trong số 118 người được tuyển, có 51 người từ nguồn nội bộ, chiếm 43,22%. Năm 2020 trong số 100 người được chọn, có 48 người từ nguồn nội bộ, chiếm 48%. Số người được tuyển dụng trong 3 năm chiếm tỷ trọng khá cao trong số tổng lao đồn tuyển dụng của công ty.
- Nguồn tuyển dụng bên ngoài công ty 3.2.1: Kết quả tuyển dụng của công ty
Năm 2018 2019 2020
Bên trong 56 51 48
Bên ngoài 72 67 52
Tổng 128 118 100
Qua bảng 3.2.1 ta thấy trong những năm gần đây nguồn tuyển dụng của công ty chủ yếu là nguồn bên ngoài . Cụ thể , năm 2018 trong tổng số 128 lao động tuyển mới , có đến 72 người được tuyển từ bên ngoài , chiếm 56,25 % . Năm 2019 trong tổng số 118 người mới tuyển có đến 67 người được tuyển từ nguồn bên ngoài , chiếm 56,78 % . Năm 2020 trong số 100 người mới được tuyển , có đến 52 người được tuyển từ bên ngoài , chiếm 52 % . Số người được tuyển từ bên ngoài năm 2019 giảm 5 người so với năm 2018 và năm 2020 giảm 15 người so với năm 2019 .
3.2.2 Quy trình tuyển dụng nhân sự.
Sơ đồ 3.2.2: Quy trình tuyển dụng nhân sự tại Công ty TNHH
Định danh công việc cần tuyển dụng
Thông báo tuyển dụng
( Nguồn Phòng Tổ chức - Hành chính)
Các bước được thực hiện như sau:
Bước 1: Định danh công việc cần tuyển dụng.
Việc xác định nhu cầu tuyển dụng của công ty là việc tổng hợp nhu cầu nhân sự từ phòng ban và từ tầm nhìn kinh doanh của ban giám đốc do phòng Tổ chức - Hành chính thực hiện. Công tác này tuy chưa ra được những dự đoán về sự biến động của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp trong tương lai nhưng xác định nhu cầu thực tiễn kinh doanh ở thời điểm hiện tại hay kỳ kế hoạch.
Bước 2: Thông báo tuyển dụng.
Căn cứ vào phiếu yêu cầu tuyển dụng đã được giám đốc công ty duyệt, phòng Tổ chức - hành chính ra thông báo tuyển dụng tới các nhân viên trong công ty, thông báo trên bảng tin tại doanh nghiệp và thông báo trên một số trang mạng xã hội việc làm. Thông báo tuyển dụng của công ty bao gồm các nội dung sau:
- Tên công ty.
- Số lượng lao động cần tuyển. - Vị trí công việc cần tuyển dụng.
- Yêu cầu trình độ chhuyên môn, độ tuổi, giới tính, sức khỏe, kinh nghiệm. - Các hồ sơ cần thiết
- Mức lương ban đầu.
Phỏng vấn
Trong bảng thông báo tuyển dụng còn ghi rõ thời gian bắt đầu nhận hồ sơ, hạn nộp, địa điểm và địa chỉ liên hệ…
Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ.
Sau khi thông báo tuyển dụng, phòng Tổ chức - hành chính sẽ tiến hành thu nhận hồ sơ. Trong quá trình thu nhận hồ sơ phòng sẽ kiểm tra hồ sơ theo các tiêu chuẩn xét duyệt hồ sơ cụ thể như sau.
- Xem xét tính hợp lệ của hồ sơ.
- Về mặt hình thức của hồ sơ, các giấy tờ cần thiết. - Về nội dung
Kết thúc quá trình nhận hồ sơ, phòng hành chính nhân sự sẽ kết hợp với hội đồng tuyển dụng tiến hành sơ tuyển. Việc sơ tuyển được tiến hành tỏng thời hạn tối đa là một tuần kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ.
Dưới đây là bảng liệt kê số lượng hồ sơ đăng ký tuyển dụng của Công ty trong 3 năm 2018, 2019, 2020:
Bảng : Tổng hợp hồ sơ đăng ký tuyển dụng của công ty
Vị trí vần tuyển dụng Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Nhân viên kinh doanh 25 20 15
Nhân viên kế toán 30 25 22
Nhân viên kỹ thuật 48 42 40
Lao động phổ thông 112 108 96
Tổng số 215 195 173
( Nguồn phòng Tổ chức - Hành chính)
Qua bảng, ta thấy số lượng ứng viên thử việc, học việc đều tăng trong 3 năm. Năm 2018 tổng số 156 ứng viên thử việc thì có 85 ứng viên được ký hợp đồng lao động lao động chiếm 79,08%. Năm 2019, trong tổng số 145 ứng viên thử việc thì có 78 ứng viên ký hợp đồng, chiếm 53,79%. Và năm 2020 tổng số135 ứng viên thử việc thì có 70 ứng viên được ký hợp đồng chiếm 51,85%.Số lượng các ứng viên tham gia giảm đều
qua các năm. Nguyên nhân do sự ảnh hưởng của đại dịch Covid19 nên công ty giảm nhiều công việc.
Bước 4: Phỏng vấn.
Đây là bước quan trong trong công tác kiểm tra đáng giá năng lực ứng viên về bằng cấp, trình độ, năng lưc, kinh nghiệm làm việc. Bên cạnh đó, biết được điểm mạnh yéu, mục tiêu, sở thích ,... là yếu tố giúp công ty lựa chọn ứng viên phù hợp
Ở bước này, phòng tổ chức - hành chính sẽ kết hợp với bộ phận yêu cầu tuyển dụng lên kế hoạch phỏng vấn. Hình thức phỏng vấn là sơ bộ hay chuyên sâu còn tùy thuộc vào các vị trí tuyển dụng là lao động thời vụ, công nhân trực tiếp hay cán bộ quản lý. Chi tiết số lượng các ứng viên tham gia phỏng vấn tại công ty trong 3 năm 2018,2019,2020 được thể hiện qua bảng sau
Bảng : Tổng hợp ứng viên tham gia phỏng vấn tại Công ty Vị trí cần
tuyển dụng
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Nộp hồ sơ Thực tế phỏng vấn Nộp hồ sơ Thực tế phỏng vấn Nộp hồ sơ Thực tế phỏng vấn Nhân viên kinh doanh 25 15 20 16 15 9 Nhân viên kế toán 30 20 25 19 22 18 Nhân viên kỹ thuật 48 38 42 35 40 36 Lao động phổ thông 112 100 108 96 96 85 Tổng số 215 173 195 166 173 148
Qua bảng 3.2.3 ta thấy thực tế ứng viên phòng vấn so với hồ sơ nộp vào công ty có sự chênh lệch đáng kể. Năm 2018, số hồ sơ nộp vào là 215, nhưng thực tế phỏng vấn là 173 ứng viên, chiếm 80,46%. Năm 2019 số hồ sơ nộp là 195, nhwung thực tế phỏng
vấn là 166 ứng viên, chiếm 85,12%. Năm 2020, trong số 173 hồ sơ đã nộp thì 148 ứng viên tham gia phỏng vấn chiếm 85,54%.
Bước 5: Quyết định thử việc và ra quyết định tuyển dụng.
Dựa vào kết quả đánh giá ứng cử viên mà nhân viên phụ trách tuyển dụng trình lên, giám đốc sẽ ra quyết định nhận hay không nhận ứng viên vào làm việc tại công ty. Cuối cùng phòng Tổ chức - hành chính có trách nhiệm thông báo cho các ứng viên đã trúng tuyển và những người không trúng tuyển được biết. Tuy nhiên đây cũng chưa phải là quyết định tuyển dụng cuối cùng của giám đốc. Ứng viên được thông báo trúng tuyển nhưng chưa thực sự được tuyển, ứng viên còn phải qua một giai đoạn thử việc sau đó đi đến quyết định trở thành nhân viên chính thức của công ty.
3.2.3 Đánh giá quy trình tuyển dụng nhân sự của công ty
Ưu điểm: Nắm rõ thông tin ứng viên nên nhanh chóng xác định được ứng viên thích hợp khi có nhu cầu tuyển dụng.
- Doanh nghiệp có đủ thông tin để đánh giá ứng viên.
- Quy trình tuyển dụng rút ngắn được thời gian và tiết kiệm chi phí tuyển dụng.
- Việc phỏng vấn ứng viên nội bộ hiệu quả hơn vì tổ chức đã biết được chuyên môn và kỹ năng của ứng viên
- Tiết kiệm được thời gian thử việc vì ứng viên đã quen với cách thức làm việc trong doanh nghiệp.
Nguồn ứng viên phong phú nên doanh nghiệp sẽ có nhiều sự lựa chọn nguồn nhân lực cho các vị trí công việc cần tuyển dụng
- Tăng cơ hội chọn lọc hồ sơ của nhiều ứng viên tiềm năng
- Tạo được sự đa dạng trong quy trình tuyển dụng về tính cách, kỹ năng làm việc, kiến thức chuyên môn của ứng viên.
Nhược điểm: Nguồn ứng viên bị hạn chế do chỉ tuyển dụng trong nội bộ.
- Sự thiên vị có thể xảy ra trong quá trình tuyển dụng dẫn đến sự bè phái, gây mâu thuẫn nội bộ ảnh hưởng đến việc điều hành quản lý và chất lượng công việc.
- Không có quá nhiều sự chọn lựa ứng viên nên không tạo ra được sự đa dạng về lực lượng lao động trong doanh nghiệp.
Cần xác định cụ thể và rõ ràng nhu cầu tuyển dụng.
- Tin đăng tuyển dụng phải hu hút và nổi bật mới thu hút được ứng viên. - Quá trình tuyển dụng lâu hơn và tốn kém chi phí hơn.
- Việc phỏng vấn ứng viên cần thực hiện nhiều bước như phỏng vấn sơ bộ, kiểm tra trắc nghiệm để đánh giá được khả năng, phẩm chất của ứng viên nhằm tránh việc bị tuyển sai người.
- Cần có quá trình thử việc để đánh giá được năng lực của ứng viên có thật sự phù hợp với vị trí công việc cần tuyển hay không?
KẾT LUẬN
Trong quá trình em thực tập tại công ty TNHH Thủy tinh San Miguel Yamamura em được tiếp xúc với môi trường làm việc chuyên nghiệp và các cán bộ chuyên ngành em càng hiểu sâu rộng hơn về ngành học của em . Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực cần phải đội ngũ nhân lực có kiến thức chuyên môn , kĩ năng, trung thành , có tâm huyết với nghề . Thế nhưng , để công tác nhân sự tại công ty hoàn hảo thì cần phải giải quyết những vấn đề khúc mắc một cách triệt để .
Trong những năm tới , công ty TNHH Thủy Tinh San Miguel Yamamura cần duy trì phát huy những điểm mạnh của công ty , luôn định hướng và phát triển bền vững ,từng bước chiếm lĩnh được thị trường . Qua thời gian thực tập tại công ty và hoàn thành đề tài nghiên cứu này , em mong muốn trước hết giúp bản thân tổng hợp được những kiến thức , tích lũy kinh nghiệm cho bản thân . Với kiến thức còn hạn chế , cũng như thời gian thực tập bị giới hạn nên bài thực tập này không chánh khỏi những thiếu sót . Vì vậy em mong nhận được sự giúp đỡ của Qúy thầy cô để giúp em hoàn thành bài thực tập tốt hơn . em xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Bùi Thị Thanh Nhàn đã hướng dẫn tận tình để em hoàn thành bài báo cáo thực tập nghiệp vụ của mình .
Em xin chân thành cảm ơn !
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Ngọc Quân , Nguyễn Văn Điểm (2012), Giáo trình quản trị nhân sự , NXB đại học kinh tế quốc dân , Hà Nội .
2. TS Huỳnh Thị Thu Sương (2013), Giáo trình quản trị nguồn nhân lực , NXB kinh tế , Thành phố Hồ Chí Minh .
3. GS.TS Phạm Quang Trung (2012) , Giáo trình quản trị tài chính , NXB đại học kinh tế quốc dân , Hà Nội .
4. Trần Xuân Hải , Trần Đức Lộc (2013) , Giáo trình quản trị nhân sự , NXB trường đại học kinh tế , Đà Nẵng
5. PGS.TS Ngô Kim Thanh , Lê Văn Tâm (2012) , Giáo trình quản trị doanh nghiệp , NXB trường kinh tế quốc dân , Hà Nội .