Xuất các định hướng chiến lược cho doanh nghiệp để quảng bá sản phẩm mới trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG KẾ HOẠCH MARKETING CHO SẢN PHẨM MỚI “BỮA TIỆC TRÊN THUYỀN” TẠI HYATT REGENCY DANANG RESORT SPA (Trang 38 - 40)

mới trong thời gian tới

- Tạo ra hoặc tăng thêm giá trị gia tăng của sản phẩm

Vì tham gia cuộc chiến giá cả là một chiến lược có tính mạo hiểm lớn, nên chúng tôi xin đưa ra một lựa chọn khác có khả năng mang lại thành công lớn hơn và bền vững hơn: đó là đưa ra các tiện ích khác kèm theo sản phẩm chính.

Ngoài ra, doanh nghiệp đến sau có thể không cần tạo thêm giá trị bằng cách bổ sung công dụng mới, mà Marketer chỉ cần tập trung quảng bá các đặc tính sản phẩm đã có nhưng chưa được đối thủ khai thác nhiều. Chẳng hạn, bằng cách so sánh sản phẩm mới với những sản phẩm cũ trên thị trường hoặc hướng sự chú ý của khách hàng tới các ưu thế trong quy trình sản xuất sản phẩm (VD như sản phẩm được sản xuất ngay tại địa phương, công nghệ sản xuất tiên tiến, lao động lành nghề…).

- Khai thác các lợi thế của sản phẩm mới với từng nhóm đối tượng phù hợp Khái niệm khá “cổ điển” về chu kỳ sống của một sản phẩm cho rằng: Các sản phẩm mới thu hút sự chú ý của từng nhóm khách hàng khác nhau, tại từng thời điểm khác nhau. Trong đó, phân ra thành 2 nhóm khách hàng chính: (1) Người mua hàng đầu tiên (người tiên phong) sẵn lòng thử nghiệm sản phẩm mới trước tiên; (2) Người mua hàng theo số đông (chiếm đa số bộ phận khách hàng).

Nhóm người mua trong giai đoạn đầu thường tìm kiếm những lợi ích mang tính cá nhân hơn, như mùi vị hấp dẫn, hình thức đẹp hoặc đơn giản muốn trải nghiệm cái mới, thỏa mãn sở thích là người tiên phong, dẫn đầu xu hướng. Trong khi đó, nhóm khách hàng ở giai đoạn sau thường bị hấp dẫn bởi các tiện ích nổi bật của sản phẩm so với các sản phẩm khác đang có mặt trên thị trường. Ví dụ sản phẩm mới có thể giúp họ tiết kiệm được thời gian hay tiền bạc. Đặc điểm của nhóm khách hàng này thường có xu hướng đa nghi hơn nên bạn tránh đưa quá nhiều thông tin quảng cáo xa vời. Hãy tập trung vào sự thuận tiện và lợi ích mà sản phẩm mới đem lại. Tuy khó chinh phục nhưng đây mới là nhóm khách hàng mục tiêu để bạn chăm sóc trở thành tệp khách hàng trung thành.

- Các chiến dịch khuyến mãi cho không

Một chiến lược khác cho những sản phẩm mới ra nhập thị trường là đưa ra những chương trình khuyến mãi mà các hãng khác không cung cấp nhằm chiếm được sự quan tâm và lòng tin của người mua. Như trên đã nói, cạnh tranh trực tiếp bằng giá cả thường chỉ là giải pháp ngắn hạn, vì các đối thủ cạnh tranh chắc chắn sẽ trả đũa rất quyết liệt. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể xem xét việc đưa ra các đợt khuyến mãi xoay quanh vấn về “túi tiền”, không trực tiếp hạ giá sản phẩm nhưng vẫn giảm tổng chi phí. VD:

Chương trình thu cũ đổi mới (ta thấy rất nhiều ở các sản phẩm điện tử như điện thoại, tivi, điều hòa,…);

Tặng phiếu giảm giá vào lần mua tiếp theo cho khách hàng (ngành FMCG, Mỹ phẩm, đồ gia dụng thường áp dụng)

Triển khai chương trình bảo hành cho phép hoàn lại tiền mua hàng, lắp ráp miễn phí tận nhà,..

Miễn phí các sản phẩm và dịch vụ kèm theo (Hầu như các ngành đều áp dụng)

Người mua sẽ tính toán và so sánh chi phí trọn gói với các sản phẩm tương tự của đối thủ cạnh tranh. Từ đó cân nhắc hướng đến sản phẩm mới của bạn.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG KẾ HOẠCH MARKETING CHO SẢN PHẨM MỚI “BỮA TIỆC TRÊN THUYỀN” TẠI HYATT REGENCY DANANG RESORT SPA (Trang 38 - 40)

w