Hái niệm về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch

Một phần của tài liệu (luận án tiến sĩ) năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch việt nam trong bối cảnh mới trường hợp tỉnh hải dương (Trang 57 - 59)

2 PCI là kết quả của dự án hợp tác giữa Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID).

2.1.5. hái niệm về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch

Đến nay, từ các góc độ tiếp cận khác nhau đã xuất hiện nhiều quan niệm khác

nhau về NLCT điểm đến du lịch, có thể kể ra một số luận điểm chính sau:

Metin Kozak (1999) cho rằng, “năng lực cạnh tranh điểm đến là khả năng của một điểm đến có thể cung cấp một cách tƣơng xứng các sản phẩm du lịch cho du khách với sự thỏa mãn cao nhất, khác biệt hơn với chất lƣợng cao hơn và tốt hơn so với các điểm đến khác và có thể duy trì bền vững các kết quả đó” [107].

Theo M. Porter (1990) “NLCT điểm đến đƣợc quyết định bởi hệ thống nhiều yếu tố. Đánh giá NLCT du lịch vì thế có thể dựa vào nhiều tiêu chí gồm tiêu chí khách quan (số khách, thị phần, chi tiêu của du khách, lực lƣợng lao động và giá trị gia tăng của ngành du lịch) và chỉ số chủ quan (mức độ phong phú về di sản văn hóa, chất lƣợng sản phẩm, độ hài lòng của du khách,…). Cách tiếp cận khác nhau về tiêu chí đƣợc sử dụng sẽ cho định nghĩa khác nhau về NLCT của điểm đến du lịch” [123].

Trong khi đó, Ritchie & Crouch (1999) chỉ ra rằng NLCT của một điểm đến là khả năng tạo giá trị gia tăng, vì thế thu nhập, của cải thông qua quản lý tài sản và các quy trình, sức hấp dẫn, lôi cuốn và những điểm lân cận cũng nhƣ thông qua tích hợp mối quan hệ này trong một mô hình kinh tế - xã hội cho phép khai thác đồng

thời gìn giữ nguồn vốn tự nhiên của điểm đến cho các thế hệ tƣơng lai. Dwyer và cộng sự (2000) xác định “năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch là khả năng của điểm đến du lịch trong việc đƣa ra hàng hóa, dịch vụ tốt hơn các điểm đến du lịch khác theo những tiêu chí đánh giá đƣợc cho là quan trọng của du khách” [91], hoặc theo nhà kinh tế học Hassan (2000), NLCT điểm đến du lịch là “khả năng của điểm đến du lịch trong việc tạo ra và tích hợp các sản phẩm có giá trị gia tăng vừa giúp bảo tồn các nguồn lực trong khi vẫn duy trì sức hút thị trƣờng so với đối thủ cạnh tranh” [98].

Tác giả Nguyễn Anh Tuấn (2007) cho rằng “Năng lực cạnh tranh điểm đến là khả năng của một điểm đến cạnh tranh với các điểm đến khác một cách hiệu quả trên thị trƣờng du lịch khu vực và quốc tế, mang lại sự trải nghiệm thỏa mãn hơn cho khách du lịch và sự thịnh vƣợng bền vững hơn cho ngƣời dân bản địa” [65].

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD): “Năng lực cạnh tranh là sức sản xuất ra thu nhập tƣơng đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp, các ngành, các địa phƣơng, các quốc gia và khu vực phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”. OECD đã thể hiện quan điểm NLCT phải đƣợc biểu hiện thông qua việc làm và thu nhập, đặc biệt việc làm, thu nhập đạt đƣợc vƣợt trội hơn đối thủ cạnh tranh trên cơ sở bền vững [119].

Nhƣ vậy, NLCT điểm đến du lịch có thể đƣợc hiểu là sự thể hiện thực lực của điểm đến này so với đối thủ cạnh tranh trong việc khai thác, sự dụng lợi thế để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn và đáp ứng những yêu cầu của du khách nhằm thu đƣợc lợi nhuận cao hơn các đối thủ cạnh tranh trên thị trƣờng. NLCT điểm đến du lịch đƣợc tạo ra từ các tiềm năng và các yếu tố nội hàm của điểm đến. Đánh giá NLCT điểm đến du lịch thông qua các yếu tố về tài nguyên, dịch vụ, vận chuyển,… cũng nhƣ ƣu thế của SPDL do chính điểm đến du lịch đó tạo ra. Nói cách khác, với tƣ cách là một ngành kinh tế, SPDL luôn đƣợc coi là vấn đề cốt lõi trong hoạt động phát triển du lịch. Suy cho cùng, sức cạnh tranh trong phát triển du lịch giữa các địa phƣơng, giữa các vùng miền, giữa các quốc gia là tính khác biệt, hấp dẫn của SPDL bên cạnh tính đa dạng của hệ thống SPDL tại điểm đến để thu hút

khách du lịch. Điều đó đồng nghĩa với việc phát triển du lịch chất lƣợng cao của điểm đến chính là phát triển du lịch dựa trên chất lƣợng và sự khác biệt của SPDL - yếu tố quyết định việc nâng cao NLCT điểm đến du lịch.

Từ đó khẳng định “Xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù” có ý nghĩa quan trọng hàng đầu quyết định tính cạnh tranh hấp dẫn du lịch của điểm đến góp phần cho phát triển du lịch chất lƣợng cao.

Trên cơ sở hệ thống hoá một số khái niệm liên quan đến NLCT điểm đến du lịch, NLCT điểm đến du lịch trong luận án này đƣợc hiểu nhƣ sau: “Năng lực cạnh

tranh điểm đến du lịch được hiểu là điểm đến có khả năng đưa ra các sản phẩm du lịch một cách đa dạng, phong phú, đặc biệt là sản phẩm du lịch đặc thù nhằm tạo nên sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh hấp dẫn của một điểm đến du lịch với các điểm đến du lịch khác, góp phần phát triển du lịch theo hướng bền vững”.

Một phần của tài liệu (luận án tiến sĩ) năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch việt nam trong bối cảnh mới trường hợp tỉnh hải dương (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)