Môi trường du lịch tại điểm đến du lịch Hải Dương

Một phần của tài liệu (luận án tiến sĩ) năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch việt nam trong bối cảnh mới trường hợp tỉnh hải dương (Trang 117 - 121)

- Khách du lịch quốc tế: chủ yếu theo hệ thống các tuyến du lịch quốc gia,

Bảng 3.2: Thu nhập từ du lịch tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2016-2019 Chỉ tiêu

3.2.6. Môi trường du lịch tại điểm đến du lịch Hải Dương

Đến nay, về cơ bản môi trƣờng du lịch bao gồm môi trƣờng tự nhiên (chất lƣợng môi trƣờng, vệ sinh) và môi trƣờng xã hội (an ninh, an toàn) tại các điểm đến du lịch Hải Dƣơng đƣợc đảm bảo. Từng bƣớc cải thiện môi trƣờng du lịch gồm các nhân tố về xã hội, kinh tế, tự nhiên hay các nhân tố nhân văn. Đến năm 2020, Hải Dƣơng đã triển khai thực hiện nhiều chƣơng trình, kế hoạch hành động đảm bảo môi trƣờng xã hội nhƣ an ninh trật tự trên địa bàn nói chung và ở các khu, điểm du lịch nói riêng. Điều này đã có tác động tích cực đến đảm bảo môi trƣờng du lịch xã hội trong hoạt động du lịch. Tình trạng chen lấn, chèo kéo khách trong hoạt động lễ hội, tình trạng ăn xin ăn mày và mê tín dị đoan tại các khu, điểm du lịch đã đƣợc quản lý chặt chẽ hơn, không để phát sinh thành “điểm nóng”. Kết quả này đã góp phần quan trọng vào việc đảm bảo môi trƣờng xã hội cho điểm đến Hải Dƣơng. Đầu tƣ xây dựng một số hạng mục thiếu sự hài hoà với cảnh quan thiên nhiên ở điểm đến, ảnh hƣởng đến yếu tố sinh thái - môi trƣờng gắn với phát triển bền vững. Đó là việc "bê tông hóa" nhiều hạng mục công trình của một số khu du lịch, khu tham quan di tích văn hoá lịch sử nhƣ khu di tích danh thắng Côn Sơn, Phƣợng Hoàng, v.v.

Do hoạt động khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng ở Chí Linh, vùng núi đá vôi Kinh Môn phục vụ phát triển kinh tế, cũng nhƣ tốc độ đô thị hoá dẫn tới nguy cơ biến đổi cảnh quan, suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trƣờng không khí và môi trƣờng nƣớc sông Thƣơng, sông Kinh Thầy. Tình trạng này sẽ tác động trực tiếp đến một số khu/điểm du lịch ở Côn Sơn - Kiếp Bạc, An Phụ, Kính Chủ, hang chùa Mộ, tuyến du lịch sông Kinh Thầy, v.v. ảnh hƣởng đến cảnh quan sinh thái và môi trƣờng - vốn đƣợc xem là yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch, một trong những thế mạnh của du lịch Hải Dƣơng.

Xuất hiện nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng nƣớc trên hệ thống sông Thái Bình, sông Kinh Thầy do chất thải từ các hoạt động công nghiệp, sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động du lịch ở một số khu/điểm du lịch: Văn Miếu Mao Điền, TP. Hải Dƣơng, Thanh Hà, tuyến du lịch đƣờng sông từ TP. Hải Dƣơng - làng gốm Chu Đậu, tuyến du lịch sông Hƣơng, v.v... Nguy cơ ô nhiễm cục bộ môi trƣờng không khí, nƣớc và đất do hoạt động của các làng nghề, khu công nghiệp, cụm công nghiệp… trên địa bàn sẽ tác động trực tiếp đến một số khu/điểm du lịch: làng gốm Chu Đậu (Nam Sách); làng chạm khắc đá Kính Chủ (Kinh Môn), làng chạm khắc gỗ Đông Giao (Cẩm

Giàng), làng kim hoàn Châu Khê (Bình Giang); v.v...

Việc xây dựng các công trình dịch vụ du lịch, các hoạt động vận chuyển… gây tình trạng suy thoái đất chủ yếu trong san lấp chuẩn bị mặt bằng, khai thác vật liệu; xây dựng cơ sở hạ tầng (đƣờng giao thông, hệ thống cung cấp nƣớc và năng lƣợng, hệ thống thu gom và xử lý chất thải…). Chất thải từ các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch (khách sạn, nhà hàng, phƣơng tiện vận chuyển khách) và du khách, nhất là đối với các khu du lịch, các điểm tham quan du lịch, nhất là vào mùa lễ hội tại TP. Hải Dƣơng, Côn Sơn - Kiếp Bạc, Đền Cao, An Phụ - Kính Chủ, đền Tranh, v.v. ảnh hƣởng đáng kể đến môi trƣờng đất và cân bằng sinh thái ở các khu tập trung dân cƣ, nơi quỹ đất khan hiếm. Điều này tạo ra thách thức không nhỏ đối với hoạt động phát triển du lịch bền vững ở một số khu/điểm du lịch trên địa bàn. Nhƣ vậy, có thể nói môi trƣờng du lịch, đặc biệt là môi trƣờng du lịch tự nhiên ở hầu hết các điểm đến du lịch trên địa bàn chƣa đƣợc đảm bảo.

Kết quả khảo sát từ các chuyên gia đối với tiêu chí “Môi trƣờng du lịch” cho thấy điểm cao nhất là yếu tố: Bảo đảm an ninh, trật tự xã hội (3,6 điểm), và thấp

nhất là: Chất lượng môi trường (2,4 điểm) (xin xem bảng 3.5).

Đồng thời, trên cơ sở điều tra qua “Bảng hỏi ý kiến” đối với các chuyên gia để đo lƣờng các biến quan sát, với thang đo Likert 5 mức độ, dựa trên việc đánh giá tổng số điểm (điểm số tổng hợp) theo thang điểm: 1 (Rất kém); 2 (Kém); 3 (Trung bình); 4 (Khá); 5 (Tốt) về thực trạng của 6 yếu tố (bảng 3.5), kết quả nhƣ sau:

Bảng 3.5: Tổng hợp kết quả đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hải Dƣơng của các chuyên gia

TT Nội dung đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hải Dƣơng

Điểm trung bình

1

Tài nguyên du lịch

Cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn 4,0

Các giá trị tự nhiên đặc sắc 3,4

Di tích lịch sử văn hóa 3,8

Lễ hội, làng nghề, lối sống truyền thống đặc sắc 3,0

Ẩm thực đa dạng 3,0

2

Chính sách phát triển du lịch

Đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng du lịch 3,0

Phát triển sản phẩm và xúc tiến quảng bá du lịch 3,2

Đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch 2,8

Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng 2,4

Ứng dụng khoa học công nghệ trong du lịch 2,2

3

Sản phẩm, thị trƣờng và thƣơng hiệu du lịch

SPDL đặc thù 1,0

SPDL đa dạng 2,0

Thị trƣờng phù hợp, có khả năng chi trả cao và lƣu trú dài ngày

2,0

ĐĐDL nhiều ngƣời biết đến 2,2

ĐĐDL hấp dẫn khác biệt 1,6

4

Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Hệ thống giao thông thuận lợi 3,2

Hệ thống thông tin liên lạc thuận tiện 3,0

Hệ thống cơ sở lƣu trú đạt chuẩn, đa dạng 2,8

Hệ thống cơ sở vui chơi giải trí đa dạng, hấp dẫn 2,2 Hệ thống cơ sở khác (y tế, ngân hàng,…) thuận tiện 2,6

5

Nguồn nhân lực và thị trƣờng lao động du lịch

Trình độ chuyên môn phù hợp 2,6

Ngoại ngữ thành thạo 2,8

Kỹ năng xử lý tình huống 2,2

6

M i trƣờng du lịch

Chất lƣợng môi trƣờng đáp ứng tiêu chuẩn 2,4

Chất lƣợng vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo 3,2

Đảm bảo an ninh, trật tự xã hội 3,6

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả tham vấn chuyên gia, 2021

Nhƣ vậy, qua Bảng 3.5 cho thấy, trong các yếu tố đánh giá NLCT điểm đến Hải Dƣơng, “SPDL đặc thù” là một trong những hạn chế chủ yếu và đây chính là “điểm nghẽn” trong NLCT điểm đến du lịch Hải Dƣơng giai đoạn 2016-2020.

Để xác định mức độ cạnh tranh điểm đến du lịch Hải Dƣơng, trên cơ sở điểm trung bình ở Bảng 3.5 theo thang đo Likert 5 mức độ, NCS sử dụng phƣơng pháp đánh giá tổng hợp các yếu tố tham gia vào NLCT điểm đến, kết quả nhƣ sau:

Bảng 3.6: Đánh giá tổng hợp các yếu tố tham gia NLCT điểm đến Hải Dƣơng Các yếu tố Trọng số Điểm TB Điểm tối đa Điểm tối thiểu Điểm tổng hợp Tài nguyên du lịch 4 3,44 20 4 13,76 Chính sách phát triển DL 3 2,72 15 3 8,16 Sản phẩm, thị trƣờng DL 4 1,76 20 4 7,04 Hạ tầng, cơ sở VCKT DL 3 2,80 15 3 8,40 Nguồn nhân lực du lịch 4 2,50 40 4 10,00 Môi trƣờng du lịch 2 3,06 10 2 6,12 ∑ = 100 ∑ = 20 ∑ = 53,48

Mức độ cạnh tranh của từng yếu tố (so với điểm tối đa là 5,0).

 Tài nguyên du lịch: 3,44 ứng với mức “Khá cạnh tranh”

 Chính sách phát triển du lịch: 2,72 ứng với mức “Ít cạnh tranh”

 Sản phẩm du lịch: 1,76 ứng với mức “Cạnh tranh thấp”

 Hạ tầng, cơ sở VCKT du lịch: 2,80 ứng với mức “Ít cạnh tranh”

 Nguồn nhân lực du lịch: 2,50 ứng với mực “Ít cạnh tranh”

 Môi trƣờng du lịch: 3,06 ứng với mức “Khá cạnh tranh”.

Từ đánh giá tổng hợp mức độ cạnh tranh điểm đến du lịch Hải Dƣơng theo công thức: ∑ (R1 x A1) + (R2 x A2) + (R3 x A3) +… + (Rn x An) = B (Bassel H. 1999) cho kết quả (tính điểm tổng hợp) là: 53,48. Nhƣ vậy, có thể nói NLCT điểm đến Hải Dƣơng giai đoạn 2016-2020 ở mức “Khá cạnh tranh” (mức trung bình).

Một phần của tài liệu (luận án tiến sĩ) năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch việt nam trong bối cảnh mới trường hợp tỉnh hải dương (Trang 117 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)