Về tiềm năng du lịch chủ yếu trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu (luận án tiến sĩ) năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch việt nam trong bối cảnh mới trường hợp tỉnh hải dương (Trang 92 - 94)

Ngoài Luật Du lịch và lữ hành năm 2016 [153], Myanmar đã ban hành một số chính sách nhằm thu hút khách quốc tế nhƣ: dỡ bỏ các rào cản để đón khách du

3.1.3. Về tiềm năng du lịch chủ yếu trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Hải Dƣơng là địa phƣơng có nhiều lợi thế trong phát triển du lịch nói chung cũng nhƣ NLCT điểm đến du lịch nói riêng, đó là:

Tài nguyên du lịch Hải Dƣơng đa dạng và phong phú, đặc biệt là tài nguyên du lịch văn hóa - một lợi thế đối với phát triển du lịch văn hóa, với 3.199 di tích lịch sử, văn hoá, danh thắng (năm 2020), mật độ di tích là 1,92 di tích/km2 (mật độ di tích vào loại lớn nhất cả nƣớc). Bên cạnh đó, với 06 điểm tài nguyên đƣợc đánh giá là duy nhất hoặc đặc sắc nổi trội so với tài nguyên cùng loại ở các địa phƣơng vùng ĐBSH. Hải Dƣơng còn có 142 di tích đƣợc xếp hạng quốc gia, nhất là có 04 di tích, cụm di tích đƣợc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt và 08 bảo vật quốc gia, 09 di sản văn hoá phi vật thể quốc gia và quốc tế. Đây là điều kiện quan trọng để phát triển SPDL đặc thù kết hợp với những SPDL vốn là lợi thế của Hải Dƣơng nhƣ du lịch văn hóa lịch sử, du lịch tâm linh, du lịch làng nghề, v.v… Với hệ thống giao thông khá phát triển nên khả năng tiếp cận các điểm tài nguyên du lịch, kể cả các điểm tài nguyên có giá trị duy nhất, đặc sắc là khá thuận lợi. Nhƣ vậy, liên kết phát triển du lịch của Hải Dƣơng với các địa phƣơng phụ cận, đặc biệt với Hà Nội sẽ rất thuận lợi cũng nhƣ việc liên kết phát triển các SPDL để cung cấp cho du khách.

Tuy nhiên, nhận thức về phát triển du lịch trong bối cảnh mới chƣa có tiền lệ, nhất là khi đó lại là mục tiêu phát triển du lịch của điểm đến quy mô cấp tỉnh. Do vậy, việc thống nhất nhận thức để có đƣợc sự nhất quán trong phối hợp, liên kết hành động để nâng cao NLCT điểm đến du lịch sẽ hạn chế. Mặt khác, Hải Dƣơng thiếu nguồn lực để bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên du lịch, nhất là những tài nguyên du lịch đƣợc xem là duy nhất, đặc sắc. Năng lực QLNN về du lịch còn hạn chế, ảnh hƣởng đáng kể đến quản lý chất lƣợng du lịch theo các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế cũng nhƣ trong hoạt động liên kết phát triển du lịch của Hải Dƣơng. Tác động của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội làm gia tăng sự xuống cấp của các điểm tài nguyên và tình trạng ô nhiễm môi trƣờng tự nhiên trong khi Hải Dƣơng còn khó khăn về nguồn lực cho việc bảo tồn và phát huy tiềm năng du lịch. Tiềm năng tài nguyên du lịch của Hải Dƣơng thể hiện ở Bản đồ sau.

Hình 3.1: Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch Hải Dƣơng

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thông tin và Du lịch tỉnh Hải Dương)

Một phần của tài liệu (luận án tiến sĩ) năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch việt nam trong bối cảnh mới trường hợp tỉnh hải dương (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)