Hoàng Phê (1998), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng và trung tâm từ điển học

Một phần của tài liệu Hủy bản án quyết định sơ thẩm theo thủ tục phúc thẩm trong tố tụng hành chính việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 25 - 26)

những căn cứ do luật định”.6 Có thể hiểu đình chỉ giải quyết vụ án hành chính là một trong những cách thức để cơ quan tố tụng kết thúc vụ án hành chính theo những căn cứ pháp luật quy định.

Khác với việc hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại ở chỗ sau khi hủy bản án sơ thẩm thì hậu quả pháp lý phát sinh là Tòa án cấp sơ thẩm bị buộc phải thực hiện toàn bộ quy trình tố tụng xét xử vụ án theo trình tự sơ thẩm để tiếp tục ra một bản án sơ thẩm khác có căn cứ, đúng pháp luật thì việc hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ việc giải quyết vụ án sẽ phát sinh hậu quả pháp lý là cơ quan tố tụng kết thúc vụ án hành chính. Đồng thời, khác với đình chỉ giải quyết vụ án theo trình tự sơ thẩm, đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính ở cấp phúc thẩm ngoài việc đình chỉ giải quyết vụ án và chấm dứt quá trình tố tụng thì còn phải hủy bản án sơ thẩm. Bởi lẽ những căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án ở đây cũng chính là những căn cứ được quy định tại khoản 1 Điều 143 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 nhưng đã xuất hiện và tồn tại khi Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết vụ án. Đây là trường hợp cấp sơ thẩm khi giải quyết vụ án đã không phát hiện ra những căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 143 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 mà vẫn xét xử theo thủ tục chung nhưng Tòa án cấp phúc thẩm khi giải quyết lại vụ án đã phát hiện ra vụ án có một trong các căn cứ trên, do đó phải đình chỉ giải quyết vụ án và hủy bản án sơ thẩm.

Theo Luật Tố tụng hành chính thì các trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm khi xét xử sẽ hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án hành chính nếu phát hiện ra một trong các căn cứ đã phát sinh tại cấp sơ thẩm nhưng vụ án vẫn được xét xử, đó là:

(1) Trường hợp người khởi kiện là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế; cơ quan, tổ chức đã giải thể hoặc tuyên bố phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng;

(2) Trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện trong trường hợp không có yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp có yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà người có quyền

Một phần của tài liệu Hủy bản án quyết định sơ thẩm theo thủ tục phúc thẩm trong tố tụng hành chính việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 25 - 26)