Quyền yêu cầu ngƣời không trực tiếp nuôi con tôn trọng quyền đƣợc nuôi con của mình

Một phần của tài liệu Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 38 - 47)

nuôi con của mình

Sau khi ly hôn, đa phần các bậc cha, mẹ đều thấu hiểu được nỗi đau, sự tổn thương của con mà khó gì có thể hàn gắn được, do vậy họ luôn sẵn lòng chung tay với người trực tiếp nuôi con tạo môi trường sống tốt nhất cho con. Trái lại, cũng có một số người cha, người mẹ vì lòng thù ghét, ích kỷ cá nhân nên đã lạm dụng quyền lợi chính đáng này để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc nuôi con của người trực tiếp nuôi con.

Để bảo vệ quyền lợi cho người con, bảo vệ quyền đối với người trực tiếp nuôi con, pháp luật đặt ra chế tài: Hạn chế quyền thăm nom con. Cụ thể, khoản 3 Điều 82 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó”. Chẳng hạn:

Tình huống:

Bản án số 06/2018/HNGĐ-ST ngày 08/02/2018 của Tòa án nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp về việc tranh chấp yêu cầu hạn chế quyền thăm nom con giữa các đương sự.

Theo đơn khởi kiện ngày 03/5/2017 và các lời khai tại Toà án nguyên đơn

anh Thanh T trình bày:

Theo Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự số 18/2017/QĐST-HNGĐ ngày 02/3/2017. Khi ly hôn anh T và chị T thỏa thuận: Chị T được quyền trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục 01 con chung. Sau khi ly hôn, chị T yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con và anh T cũng đồng ý nên Tòa án nhân dân thành phố Sa Đ c công nhận sự thỏa thuận của các đương sự là anh được quyền trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục 01 con chung theo Quyết định số 54/2017/QĐST-HNGĐ ngày 29/3/2017. Tuy nhiên mỗi lần chị T đến thăm nom con thì lại kiếm chuyện chửi bới, gây mất trật tự làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của gia đình anh T, chính quyền địa phương cũng đã giáo dục nhiều lần nhưng chị T không thay đổi. Nay anh T yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của chị T, anh T chỉ đồng ý cho chị T thăm nom con mỗi năm một lần vào ngày 30 tháng 01, thời gian từ 16 giờ đến 19 giờ, anh T tự đưa con đến nhà của chị T để chị T thăm nom.

Bị đơn chị Bạch Thị Mỹ T trình bày: Anh T cho rằng mỗi lần chị đến thăm nom con thì chị gây rối là không đúng sự thật và yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của chị thì chị không đồng ý. Chị yêu cầu anh T cho chị thăm nom con mỗi tháng 1 lần vào ngày 28 dương lịch, sáng 7 giờ chị T đến rước con, chiều 17 giờ chị đưa con đến trả cho anh T.

Hội đồng xét xử nhận định: Trong quá trình anh T nuôi cháu H, chị T có đến nhà anh T cư ngụ địa chỉ 10A, khóm Sa Nhiên, Phường Tân Qui Đông, Thành phố Sa Đ c, tỉnh Đồng Tháp để thăm nom con. Tuy nhiên, khi đến thăm nom con thì chị T và anh T xảy ra mâu thuẫn: cự cải làm mất trật tự tại địa phương và làm ảnh hưởng đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con của anh T. Công an phường Tân Qui Đông đã nhiều lần lập biên bản về hành vi gây mất trật tự giữa chị T và anh T. Chị T và anh T cũng có viết cam kết nhưng vẫn không thực hiện. Do đó, việc anh T yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của chị T là có căn cứ. Hiện nay cháu H còn rất nhỏ, cần được sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục của chị T. Do đó, để đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của cháu H, Hội đồng xét xử thống nhất cho chị T được quyền thăm nom cháu H mỗi tháng một lần và được thăm vào những ngày nghỉ lễ, tết. Thời gian và địa điểm thăm nom do anh T và chị T thỏa thuận. Chị T không được lạm dụng việc thăm nom con để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi

dưỡng, giáo dục con của anh T8

.

Với quy định trên của Luật cũng như thực tiễn áp dụng, nhận thấy:

Thứ nhất, Luật HN&GĐ năm 2014 chỉ ghi nhận chế tài hạn chế quyền thăm nom con mà không có chế tài xử phạt hoặc buộc chấm dứt quyền thăm nom con.

Thứ hai, Điều 82 Luật HN&GĐ năm 2014 trong đó chỉ rõ điều kiện hạn chế quyền thăm nom con, chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con nhưng lại không quy định về thời hạn hạn chế quyền thăm nom con. Sự thiếu sót này sẽ khiến cho việc áp dụng pháp luật về hạn chế quyền thăm nom con của Tòa án và các đương sự gặp nhiều khó khăn. Do đó, Luật HN&GĐ cần bổ sung quy định về thời hạn hạn chế quyền thăm nom con là một khoảng thời gian nhất định, có thể từ một đến năm năm tùy vào mức độ ảnh hưởng của việc lạm dụng quyền thăm nom con.

8

Thứ ba, chưa có quy định nào hướng dẫn về những hành vi như thế nào được coi là gây cản trở hoặc ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng con. Điều này sẽ khiến cho việc áp dụng pháp luật của các Tòa án để giải quyết những vụ việc như trên là không thống nhất.

Chẳng hạn tình huống: Bản án số: 29/2018/HNGĐ-ST Ngày 24/9/2018 “V/v tranh chấp nuôi con” giữa Nguyên đơn: Bà Loan và bị đơn: Ông Hảo.

Hai người ly hôn vào tháng 3 năm 2018, được Tòa án nhân dân huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương quyết định công nhận thuận tình ly hôn và thỏa thuận số 81/2018/QĐST-HNGĐ ngày 09/3/2018; trong quyết định ghi rõ quyền trực tiếp nuôi con Huỳnh Ngọc Hoàng, sinh ngày 11/12/2015 là ông Hảo, không cần bà Loan cấp dưỡng.

Là mẹ thương con không thể chịu được nữa, việc thăm nuôi con xa xôi cách trở, bà là phụ nữ, đi lại gặp nhiều khó khăn, anh Hảo chưa có nhà riêng, hiện còn phải ở nhờ cha mẹ nên việc thăm con bị trở ngại, hiện nay cháu chưa đầy ba năm tuổi, bà Loan muốn được thay đổi quyền nuôi con bà được trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con là cháu Huỳnh Ngọc Hoàng.

Ông Hảo không đồng ý giao con cho bà Loan nuôi. Ông nuôi con vẫn đầy đủ, vì ông có điều kiện chăm sóc, giáo dục con, con Huỳnh Ngọc Hoàng được đi học tại trường mầm non tại địa phương.

Hội đồng xét xử nhận định: Từ khi được giao con ông Hảo là người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con chung, hiện con chung được đi học tại nhóm trẻ Cà rốt tại xã Hàm Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Hiện cháu Hoàng phát triển bình thường không có dấu hiệu bị ngược đãi về thể chất và tinh thần. Hơn nữa ông Hảo còn chứng minh khả năng tài chính để nuôi con cụ thể, được gia đình

tặng cho thửa đất số 214 tờ bản đồ số 01 diện tích 5680 m2 và thanh long trên đất,

theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AD193594 do UBND Huyện Hàm Thuận Nam cấp ngày 6/9/2056 tại xã Hàm Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Số tiết kiệm có kỳ hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT chi nhánh Hàm Mỹ, tỉnh Bình Thuận có số dư là 200.000.000 đồng vì vậy ông Hảo có đủ điều kiện để tiếp tục nuôi con. Từ những nhận định cấp sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Loan.

Bản án số 32/2018/HNGĐ-PT ngày 25/12/2018 của TAND tỉnh Bình Thuận đã sửa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu của Bà Loan.

Lý do: Cháu Hoàng là con gái, tại thời điểm xét xử sơ thẩm, cháu Hoàng chưa đủ 36 tháng tuổi, nên cần sự quan tâm của người mẹ để phát triển tốt nhất về mặt tâm sinh lý, do ở xa nên chị Loan không thể thăm nuôi con thường xuyên được, từ đó ảnh hưởng đến tình cảm của con chung. Căn cứ khoản 3 Điều 81; khoản 1, 5 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình. Tòa cấp phúc thẩm sửa án sơ thẩm giao cháu Hoàng cho bà Loan trực tiếp nuôi dưỡng.

Quan điểm của tác giả đối với vụ án trên: Việc cấp phúc thẩm sửa án cấp sơ thẩm là không có căn cứ. Bởi vì, Theo Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự số 81/2018/QĐST-HNGĐ ngày 09/3/2018 của Tòa án nhân dân huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương đã áp dụng Khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình giao “cháu Hoàng chưa đủ 36 tháng tuổi” cho ông Hảo nuôi. Sau đó bà Loan có đơn “yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con”. Cấp phúc thẩm căn cứ khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình “cháu Hoàng chưa đủ 36 tháng tuổi” nên chấp nhận yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con cho bà Loan, việc áp dụng này không chính xác, đây là vụ án tranh chấp “yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con”.

Để bảo đảm quyền lợi chính đáng của người vợ và người con Cấp phúc thẩm áp dụng khoản 1, 5 Điều 84 Luật HN&GĐ đã chấp nhận yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con cho bà Loan. Tại điểm b khoản 2 Điều 84 quy định: “người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con”, như vậy, nếu chứng minh được người đang trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì mới đủ điều kiện chấp nhận yêu cầu thay đổi. Trong quá trình xét xử sơ thẩm ông Hảo chứng minh được điều kiện kinh tế ổn định đủ điều kiện nuôi con, việc chăm sóc con tốt và phát triển bình thường. Bà Loan không chứng minh được điều kiện kinh tế ổn định đủ điều kiện nuôi con hơn ông Hảo và cũng không chứng minh được ông Hảo có dấu hiệu ngược đãi làm ảnh hưởng đến con chung.

Án phúc thẩm đưa ra thi hành thì anh Hảo làm đơn khởi kiện “yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con” với bà Loan tại TAND huyện Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương (nơi ở của bà Loan). Bản án sơ thẩm số 02/2021/HNGĐ-ST ngày 26/01/2021 của TAND huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương đã chấp nhận yêu cầu

thay đổi người trực tiếp nuôi con của ông Hảo. Lý do chấp nhận: xét về điều kiện kinh tế cũng như các điều kiện khác ông Hảo và bà Loan điều có công việc ổn định, có thu nhập đảm bảo và đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng con chung nên cả hai điều có đầy đủ các quyền trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau ly hôn. Tuy nhiên xét về quá trình thực tế nuôi dưỡng cũng như tránh ảnh hưởng xáo trộn cuộc sống của cháu Hoàng, nên yêu cầu của ông Hảo có căn cứ nên chấp nhận.

Bà Loan kháng cáo, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện Dầu Tiếng kháng nghị. Lý do: ông Hảo chưa giao cháu nhỏ cho bà Loan nuôi dưỡng theo bản án số 32/2018/HNGĐ-PT của TAND tỉnh Bình Thuận, bản án trên chưa được thi hành, nên TAND huyện Dầu Tiếng không được thụ lý giải quyết.

Bản án phúc thẩm số 12/2021/HNGĐ-PT ngày 27/4/2021 của TAND tỉnh Bình Dương đã sửa toàn bộ bản án cấp sơ thẩm và không chấp nhận toàn bộ quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát. Lý do, ông Hảo chưa giao cháu nhỏ cho bà Loan nuôi dưỡng theo bản án số 32/2018/HNGĐ-PT của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Thuận, nên không có việc quá trình bà Loan nuôi dưỡng đã vi phạm quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con. Hiện nay, bà Loan điều có công việc ổn định, có đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng con chung nên không thuộc trường hợp phải thay đổi người trực tiếp nuôi con, nên yêu cầu của ông Hảo là không có căn cứ chấp nhận.

Lý do không chấp nhận kháng nghị: đây là quan hệ pháp luật “tranh chấp về thay đổi người nuôi con” là loại tranh chấp đương sự được quyền khởi kiện theo quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, điểm c khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự.

Qua vụ án trên có nhiều quan điểm khác nhau:

Có quan điểm thống nhất với quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát.

Quan điểm của tác giả: Thống nhất với cấp phúc thẩm về không chấp nhận kháng nghị. Thống nhất với cách nhận định của Tòa sơ thẩm và chấp nhận yêu cầu của ông Hảo. Chưa thống nhất với cách nhận định của cấp phúc thẩm là con chưa giao nên bà Loan không vi phạm quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con. Trong khi đó người con ở với ông từ nhỏ đến nay, điều kiện kinh tế cũng như các điều kiện khác ông Hảo đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng con chung. Do đó xét về điều kiện nuôi con ông Hảo trội hơn bà Loan.

Như vậy, cùng một vụ án “tranh chấp về thay đổi người nuôi con”, cùng nội dung, cùng sự việc, cùng đương sự, cùng đối tượng nhưng mỗi cấp xét xử, ở mỗi tỉnh điều có nhận định, quyết định khác nhau dẫn đến vụ án kéo dài, có nhiều ý kiến tranh luận, quan điểm khác nhau.

Trên thực tế đã xảy ra rất nhiều vụ việc cha, mẹ không trực tiếp nuôi con vi phạm nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi như: lợi dụng việc thăm nom con rồi không giao con lại cho người trực tiếp nuôi con, hoặc tác động đến tâm lý con khiến con có những suy nghĩ tiêu cực, không tốt về người trực tiếp nuôi con…Tùy theo mức độ của hành vi mà cần có những chế tài phù hợp. Hơn nữa, việc chứng minh hành vi lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cần có thời gian thu thập chứng cứ, nên nếu để đủ cơ sở khởi kiện hành vi này thì quyền và lợi ích hợp pháp của người trực tiếp nuôi con cũng như quyền lợi của con sẽ bị ảnh hưởng thời gian dài.

Theo tác giả, giống như hành vi ngăn cản quyền thăm nom con, hành vi vi phạm nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi cần bị xử phạt hành chính và trong trường hợp bên vi phạm đã bị xử phạt mà vẫn tái phạm thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu hạn chế quyền thăm nom con, thậm chí có thể yêu cầu chấm dứt hoàn toàn quyền thăm nom con nếu gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe, tính mạng của con và gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của người trực tiếp nuôi.

Kiến nghị:

Một là, bổ sung điều luật trong Luật HN&GĐ năm 2024 quy định về “Chấm dứt quyền thăm nom con của người không trực tiếp nuôi con nếu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của con và việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của người trực tiếp nuôi con” và chế tài hành chính đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ tôn trọng quyền nuôi con đối với người trực tiếp nuôi con.

Hai là, cần có hướng dẫn quy định cách thức và thời hạn hạn chế quyền thăm nom con chung. Bởi vì, trong bản án có ghi “người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở” đương nhiên người không trực tiếp nuôi được quyền thăm con bất cứ thời gian nào. Tuy nhiên, sau khi

Một phần của tài liệu Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 38 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)