Quy định về Hạch toán kế toán và báo cáo

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý tài sản thế chấp là bất động sản bằng phương thức nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ bảo đảm tại ngân hàng thương mại (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 82 - 85)

Kế toán ngân hàng là nghiệp vụ đóng vai trò vô cùng trọng yếu trong hoạt động ngân hàng. Kế toán ngân hàng bao gồm kế toán tài chính và kế toán quản trị ngân hàng. Kế toán tài chính ngân hàng là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính thông qua báo cáo tài chính cho các đối tượng có nhu cầu thông tin của ngân hàng. Kế toán quản trị Ngân hàng là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính nội bộ Ngân hàng45. Kế toán ngân hàng góp phần quản lý, đánh giá hiệu quả hoạt động ngân hàng, phản ánh tình trạng kinh tế, tiềm lực phát triển của Ngân hàng cũng như tính tuân thủ của Ngân hàng đối với quy định pháp luật.

45

Giáo trình Kế toán Ngân hàng, tái bản bổ sung lần thứ 3, Nxb Phương Đông, năm 2011, Ts Nguyễn Thi Loan (chủ biên), Ts Lâm Thị Hồng Hoa (đồng chủ biên), trang 14

Hiện nay, mỗi ngân hàng đều tiến hành rất nhiều các nghiệp vụ kinh tế và điều này cần được ghi chép để có thể phân loại, tổng hợp số liệu thành các chỉ tiêu phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính. Nhằm phục vụ yêu cầu này các tài khoản kế toán đã được lập ra. Hiểu đơn giản, hạch toán kế toán về bản chất là việc đưa các khoản thu, chi vào các tài khoản tương ứng theo quy định pháp luật, quy định nội bộ của Ngân hàng.

Đối với việc xử lý nợ bằng phương thức nhận chính tài sản để thay thế nghĩa vụ trả nợ việc hạch toán được thực hiện theo Thông tư số 16/2018/TT-BTC ngày 07/02/2018 của Bộ Tài chính Hướng dẫn một số điều về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo đó, Khoản 2 Điều 3 quy định về việc sử dụng vốn, tài sản thông tư 16/2018/TT-BTC chia Khoản 3 Điều 132 Luật các Tổ chức tín dụng thành 2 trường hợp phục vụ việc hạch toán, tính toán gồm: (i) Đối với BĐS nắm giữ tạm thời để bán, chuyển nhượng nhằm thu hồi vốn trong thời hạn 03 năm, tổ chức tín dụng không hạch toán tăng tài sản, không trích khấu hao. (ii) Đối với các bất động sản được tổ chức tín dụng mua lại để phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh, tổ chức tín dụng hạch toán tăng tài sản, trích khấu hao theo quy định của pháp luật và phải đảm bảo giới hạn đầu tư mua sắm tài sản cố định theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 6 Nghị định số 93/2017/NĐ-CP. Việc hạch toán tính toán về tài sản theo quy định tại thông tư 16/2018/TT-BTC lúc này đang dựa trên 2 yếu tố quan trọng là hành vi tác động lên tài sản và mục đích việc sử dụng tài sản: nắm giữ để bán, chuyển nhượng hoặc mua lại để làm tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh của TCTD. Như vậy đối với hoạt động nhận chính bất động sản để thay thế nghĩa vụ trả nợ về bản chất là mua lại tài sản nhưng nhằm mục đích bán, chuyển nhượng thì TCTD sẽ được quyền áp dụng hạch toán tăng tài sản nhưng trích hay không trích khấu hao đối với tài sản? Điều này thông tư 16/2018/TT-BTC chưa đề cập.

Về nghiệp vụ kế toán tín dụng, “Tài sản thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ

của bên thế chấp đã chuyển quyền sở hữu cho tổ chức tín dụng chờ xử lý” là tài

khoản thuộc nhóm Tài sản có khác theo quy định tại Thông tư số 22/2017/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 và Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, có hiệu

lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2018. Tên tài khoản được thay đổi từ “tài sản gán nợ

đã chuyển quyền sở hữu cho tổ chức tín dụng, đang chờ xử lý” thành “Tài sản thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên thế chấp đã chuyển quyền sở hữu cho tổ chức tín dụng chờ xử lý” tuy nhiên về bản chất tài khoản này dùng để phản ánh giá trị tài

sản gán nợ đã chuyển quyền sở hữu cho Ngân hàng, đang chờ xử lý và Ngân hàng trong trường hợp này đã phải có đầy đủ hồ sơ pháp lý về quyền sở hữu đối với tài sản đó46

. Nghĩa là trong trường hợp này, tài sản là bất động sản nhận được từ hoạt động xử lý nợ, khi hoàn tất việc chuyển quyền sở hữu được quyền hạch toán vào nhóm tài khoản liên quan đến Tài sản có khác. Nhóm tài khoản này hoàn toàn mang tính tách bạch đối với các tài khoản về tài sản cố định. Theo nguyên tắc và hệ thống tài khoản được xây dựng tại thông tư 22/2017/TT-NHNN, nhóm tài sản này khi không xem xét là tài sản cố định sẽ không bị trích khấu hao đối với tài sản đó. Hướng dẫn tại Thông tư 16/2018/TT-BTC là hướng dẫn chung về mặt nguyên tắc, tuy nhiên lại không kèm theo hướng dẫn hạch toán về tài khoản do đó thực tế hiện nay, việc hạch toán vẫn tuân thủ theo quy định tại thông tư 22/2017/TT-NHNN bởi lẽ, tài khoản kế toán là tài khoản mang tính quy định chi tiết, là cơ sở lập báo cáo tài chính của Ngân hàng, cần được phản ánh trung thực về bản chất, nội dung và giá trị nghiệp vụ phát sinh. Do đó, tác giả cho rằng cần có hướng dẫn cụ thể hơn về tài khoản hạch toán nhằm làm rõ quy định tại Thông tư 16/2018/TT-BTC về nội dung này.

Theo tác giả, quy định tại Điều 132 và Điều 140 đặt ra nhằm mục đích kiểm soát, tránh việc các TCTD đầu cơ bất động sản đồng thời tỉ lệ tại Điều 140 nhằm đảm bảo tỉ lệ an toàn hoạt động tối thiểu và tỉ lệ đó được duy trì tại bất cứ thời điểm hoạt động nào của TCTD47

. Chính vì vậy, để có thể xem việc nhận BĐS thay thế nghĩa vụ trả nợ là biện pháp xử lý nợ như các biện pháp thông thường khác mà vẫn đạt được mục tiêu quản lý đặt ra, thiết thấy cần có các quy định nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động, tăng cường cơ chế giám sát của cơ quan chủ quản hơn là việc ràng buộc và giới hạn, bó buộc các hoạt động của các TCTD. Hiện nay đối với các hành vi vi phạm về mua, đầu tư vào tài sản cố định và kinh doanh bất động sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Vi phạm quy định về mua, bán và xử lý nợ được xử phạt theo quy định tại Nghị định 88/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Hiện

46

Trang 101, Giáo trình Kế toán Ngân hàng, tái bản bổ sung lần thứ 3, Nxb Phương Đông, năm 2011, Ts Nguyễn Thi Loan (chủ biên), Ts Lâm Thị Hồng Hoa (đồng chủ biên).

47

các hành vi này chưa cấu thành tội phạm hình sự. Cùng với việc quản lý về chế tài hành chính, NHNN còn thực hiện việc quản lý ngành dọc thông qua hệ thống báo cáo quy định tại Thông tư 35/2015/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ngân hàng Nhà nước Quy định chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Thông tư 11/2018/TT-NHNN ngày 17 tháng 4 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2015/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là Thông tư 11/2018/TT-NHNN) và các công văn yêu cầu báo cáo đối với các thông tin khác như báo cáo khắc phục thực hiện theo các kiến nghị thanh tra, Báo cáo tình hình cấp tín dụng đối với hoạt động dự án BT, BOT…Tuy vậy, hệ thống báo cáo tại Thông tư 11/2018/TT-NHNN, Thông tư 35/2015/TT-NHNN khi quy định các báo cáo về Phân loại nợ và xử lý nợ xấu chưa quy định về việc TCTD phải báo cáo đối với hoạt động nhận bất động sản để thay thế nghĩa vụ trả nợ mặc dù trong hệ thống báo cáo về hoạt động Tín dụng NHNN đã yêu cầu các TCTD phải thực hiện báo cáo về dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản theo biểu 015-CSTT Thông tư 11/2018/TT-NHNN và thời gian báo cáo định kì vào ngày 12 hàng tháng. Tác giả cho rằng, nhằm đạt được mục đích đặt ra tại Điều 132 và Điều 140 Luật các Tổ chức tín dụng 2010, Pháp luật cần thiết phải bổ sung biểu báo cáo về nội dung này và mang tính định kì đối với các tổ chức tín dụng. Các báo cáo định kì sẽ góp phần quản lý hiệu quả hơn, sát sao hơn việc nắm giữ bất động sản của TCTD, hạn chế việc vấn đề chỉ được phát hiện khi Thanh tra Ngân hàng nhà nước tiến hành kiểm tra trực tiếp các Ngân hàng và áp dụng chế tài khi xử lý, lúc này tính tuân thủ pháp luật đã bị vi phạm và có thể gây hậu quả không tốt cho nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý tài sản thế chấp là bất động sản bằng phương thức nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ bảo đảm tại ngân hàng thương mại (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 82 - 85)