Tài sản chung của vợ chồng đƣợc chia bằng hiện vật, nếu không chia

Một phần của tài liệu Phương thức chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 34 - 184)

đƣợc bằng hiện vật thì chia theo giá trị

Sau khi xác định phần quyền của vợ, chồng được chia trong tài sản chung của vợ chồng thì bước tiếp theo là tiến hành chia tài sản chung cho vợ chồng theo các

phần đã xác định. Đây là phần trọng tâm của phương thức chia tài sản chung của vợ chồng. Theo quy định tại khoản 3 Điêu 59 LHN&GĐ năm 2014 quy định “Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì phân chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch”. Như vậy, pháp luật quy định có hai phương thức chia tài sản chung của vợ chồng, gồm chia bằng hiện vật và theo giá trị. Trường hợp không thể chia được hiện vật hoặc không thể chia đều hiện vật thì người nhận toàn bộ hiện vật hoặc nhận hiện vật có giá trị cao hơn phải thanh toán tiền chênh lệch cho người không nhận hiện vật hoặc nhận hiện vật có giá trị thấp hơn trên nguyên tắc bảo đảm tối đa giá trị sử dụng của tài sản, khả năng sử dụng hợp lý tài sản, ổn định đời sống của mỗi bên sau khi phân chia tài sản.

Tuy điều luật không chính thức khẳng định phương thức chia nào được ưu tiên nhưng cụm từ "Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì phân chia theo giá trị" và việc chia không nhất thiết phải chia đều bằng hiện vật (bởi vì được thanh toán nếu chênh lệch giá trị tài sản được nhận) thì có thể ghi nhận thiên hướng ưu tiên cho phương thức phân chia bằng hiện vật, khác hẳn với LHN&GĐ năm 2000, điều luật quy định “Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị”, điều luật đưa ra hai phương thức chia để lựa chọn, không định hướng ưu tiên. Trong khung cảnh của điều luật, có thể nghĩ rằng tài sản có thể chia là tài sản chia được bằng hiện vật, nghĩa là có thể chia nhỏ bằng phương diện vật chất trở thành hai tài sản độc lập và mỗi tài sản sau khi chia vẫn còn tính năng, tính chất như tài sản ban đầu. Ngay từ đó những yếu tố đặc trưng của nguyên tắc bình đẳng về hiện vật trong phân chia tài sản chung.

Như vậy, có thể thấy rằng để phương thức ưu tiên việc phân chia tài sản chung của vợ chồng bằng hiện vật thì tài sản khi chia phải là tài sản có khả năng phân chia được và phải có ít nhất một bên có nhu cầu được nhận tài sản bằng hiện vật. Tuy nhiên ngay trong điều luật lại không ghi nhận tài sản chia được hiện vật mà lại ghi nhận theo hướng loại trừ khi nào không chia được hiện vật mới chia tài sản bằng giá trị.

“Không chia được bằng hiện vật” một cụm từ có nghĩa khá rộng, tính đến thời điểm hiện tại, pháp luật hôn nhân hiện hành không đưa ra bất kỳ định nghĩa, khái niệm cũng như chưa có hướng dẫn cụ thể đối với cụm từ này. Nếu không chia được thì giao hẳn tài sản cho một người lại chỉ được luật viết chi phối bằng những quy tắc mang tính nguyên tắc chung. Tất nhiên nếu hai bên thỏa thuận thì rất tốt nhưng nếu hai bên không thỏa thuận được thì sao? Luật nói rằng “nếu không chia

được” vậy như thế nào là không chia được? bên được tiếp tục sử dụng tài sản và phải thanh toán cho bên kia giá trị mà họ được hưởng nhưng bên nào được nhận tài sản, vợ hay chồng? bên nhận tài sản không có khả năng thanh toán thì xử lý thế nào? hay giá trị tài sản phải thanh toán căn cứ vào đâu?...

Về lý luận:

Ngoài những đặc điểm đã được phân tích ở trên thì tài sản chung của vợ chồng có những đặc tính của tài sản nói chung, tài sản theo quy định của BLDS năm 2015 được thể hiện dưới bốn dạng cụ thể, đó là: vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản.

Thứ nhất, đối với tài sản là vật:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 111 BLDS năm 2015 thì “vật chia được là vật khi bị phân chia vẫn giữ nguyên tính chất và tính năng sử dụng ban đầu”, có thể hiểu đơn giản là chia nhỏ về phương diện vật chất để trở thành các phần độc lập, sau khi chia vật thành các phần nhỏ thì mỗi phần nhỏ vẫn còn những đặc điểm của vật đó, không thay đổi thành vật khác, giữ nguyên các đặc tính, đặc điểm, khả năng sử dụng riêng của vật đó.

Có những tài sản dưới dạng vật chất có thể phân chia dễ dàng thành những phần khác nhau mà không thay đổi tính chất, tính năng ban đầu của tài sản đó, ví dụ cụ thể như chia một bao gạo 10 kg thành hai bao gạo, mỗi bao 05 kg. Tuy nhiên, có một số tài sản có tính đặc thù hoặc đặc điểm pháp lý phức tạp thì việc giữ nguyên tính chất, tính năng sử dụng ban đầu khi chia chỉ mang tính tương đối, ví dụ như nếu chia một thửa đất thành hai thửa bằng nhau, đặt ra giả thiết hai thửa đất sau khi chia đảm bảo các điều kiện theo quy định luật đất đai thì tính năng, tính chất sử dụng của hai thửa đất được chia không thể hoàn toàn không thay đổi so với thửa đất ban đầu, như giá trị thửa đất có thể bị thay đổi do diện tích nhỏ hơn, khó bán hơn thửa đất chưa chia chẳng hạn. Nhưng trong trường hợp này không thể liệt kê vào trường hợp không chia được, vì vậy trên thực tế thay đổi tính năng, tính chất của tài sản không đáng kể, không làm thay đổi hoàn toàn tính năng, tính chất ban đầu của nó được xem như giữ nguyên tính chất, tính năng sử dụng ban đầu.

Thứ hai, đối với tài sản là tiền, giấy tờ có giá, trước hết "Tiền là vật ngang giá chung có tính thanh khoản cao nhất dùng để trao đổi lấy hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn bản thân và mang tính dễ thu nhận (nghĩa là mọi người đều sẵn sàng chấp nhận sử dụng) và thường được Nhà nước phát hành34 bảo đảm giá trị

34 Khoản 1 Điều 3 Thông tư 33/2017/TT-BTC ngày 20/7/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý trong hệ thống kho bạc nhà nước.

bởi các tài sản khác như vàng, kim loại quý, trái phiếu, .... Trên thực tế có nhiều loại tiền khác nhau, hiện nay trên thị trường lưu hành “Tiền mã hóa”, ngoài ra có một số tên gọi khác nhau như tiền điện tử, tiền mật mã, tiền kỹ thuật số, tiền số, Coin hay thậm chí là tiền ảo tuy nhiên hầu hết các quốc gia trong đó có Việt Nam xác định đây không phải là tiền tệ nên chỉ có loại tiền có giá trị đang được lưu hành trên thực tế, tức là được pháp luật thừa nhận, mới được coi là tài sản, ví dụ: đồng tiền cổ hoặc tiền xu thì nó được gọi là tiền nhưng không được xem làm tài sản để giao lưu trong dân sự. Tiền về mặt pháp lý có thể được hiểu là nội tệ hoặc ngoại tệ.

Giấy tờ có giá được hiểu là giấy tờ trị giá được bằng tiền và chuyển giao được trong giao lưu dân sự. Giấy tờ có giá tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể có mệnh giá hoặc không có mệnh giá, có thể có thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng, có thể ghi danh hoặc không ghi danh và việc thực hiện quyền định đoạt về số phận thực tế đối với giấy tờ có giá cũng không bị hạn chế như việc định đoạt tiền. Ví dụ: giấy nhận nợ, tờ vé số trúng thưởng, trái phiếu, cổ phiếu, séc…tất cả những giấy tờ trị giá được bằng đồng Việt Nam.

Cả tiền và giấy tờ có giá đều là tài sản có giá trị được ghi nhận trên tờ tiền, trên giấy tờ có giá, gọi tắt là mệnh giá và khi phân chia cũng chỉ phân chia đối với mệnh giá chứ không phải phân chia đối với tờ tiền, giấy tờ có giá bằng vật chất, ví dụ như chúng ta có tờ tiền 10.000 đồng thì khi chia thành hai phần chúng ta chia giá trị của nó thành mỗi phần có giá trị 5.000 đồng chứ không phải xé đôi tờ tiền thành hai phần. Ngoài ra giấy tờ có giá có tính chất chuyển nhượng toàn bộ một lần và việc chuyển nhượng một phần giấy tờ có giá là vô hiệu nên tiền và giấy tờ có giá không có khả năng phân chia được bằng hiện vật mà chỉ chia bằng giá trị.

Thứ ba, đối với quyền tài sản, tại Điều 115 BLDS năm 2015 có ghi nhận: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác”. Từ quy định này có thể thấy, theo quan điểm của những người soạn thảo BLDS năm 2015, quyền tài sản chỉ còn mang một đặc điểm duy nhất “Có thể trị giá được bằng tiền” tức là bất kỳ quyền nào đem lại giá trị kinh tế cho con người sẽ được coi là quyền tài sản, việc có được chuyển giao hay không được chuyển giao trong giao dịch dân sự chỉ nhằm mục đích xác định những quyền tài sản nào sẽ là đối tượng của các giao dịch dân sự chứ đó không còn là đặc điểm của quyền tài sản như quy định của Bộ luật dân sự trước đây.

Theo quan điểm của tác giả Nguyễn Ngọc Điện thì “quyền tài sản trong luật thực định Việt Nam được hiểu là quan hệ pháp luật khác với quan hệ sở hữu mà trên cơ sở quan hệ khác đó, một lợi ích định giá được bằng tiền hình thành và thuộc về một chủ thể của quan hệ đó”35. Khi nghiên cứu về đề này, tác giả Phùng Trung Tập lại cho rằng: “Quyền tài sản có thể được hiểu theo nghĩa rộng là tổng hợp các quyền và lợi ích của chủ thể trong việc chi phối, kiểm soát tài sản gồm chủ sở hữu và người có quyền khác với tài sản”. Quyền tài sản trong luật thực định Việt Nam được xây dựng như một khái niệm đối lập với vật trong hệ thống phân loại cơ bản, có vẻ như trong suy nghĩ của những người soạn thảo các điều luật liên quan, vật, với tư cách là một tài sản, phải được hiểu là vật hữu hình, nghĩa là có thể nhận biết bằng giác quan tiếp xúc. Thế thì, đối lập với vật hữu hình, quyền tài sản được hiểu là các vật vô hình.

Quay lại Điều 115 BLDS năm 2015 thì quyền tài sản bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác. Như vậy, điều luật này đã liệt kê và chỉ rõ phạm vi những quyền được coi là quyền tài sản, tránh được sự nhầm lẫn với một số quyền nhân thân. Qua đây cũng nhận thấy rằng quyền tài sản được coi là vật vô hình, một lợi ích định giá được bằng tiền, hình thành và thuộc về một chủ thể của quan hệ đó nên quyền tài sản không thể chia bằng hiện vật, trên thực tế khi chia phải chăng đó chỉ là chia giá trị của quyền tài sản, không phải quyền tài sản.

Đối với tài sản đặc biệt là quyền sử dụng đất và nhà ở thì khi chia tài sản này, LHN&GĐ năm 2014 quy định tại Điều luật riêng và ngoài ra khi chia đối với hai loại tài sản này cần đáp ứng một số điều kiện theo quy định của đặc thù là Luật Đất đai và Luật Nhà ở.

Về chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn (áp dụng theo Điều 61, 62 Luật HNGĐ năm 2014):

+ Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó.

+ Việc chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng được thực hiện như sau:

Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó

35

được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng;

Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

Trường hợp chia nhà ở: Điều kiện quan trọng nhất để chia nhà ở bằng hiện vật là nhà thì phải chia được và theo nguyên tắc chia theo Điều 59 của LHN&GĐ năm 2014. Vấn đề đặt ra, nếu không đủ điều kiện chia bằng hiện vật thì sao. Nếu căn cứ theo nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng theo khoản 3 Điều 59 của LHN&GĐ năm 2014 thì phải bán hiện vật để chia bằng giá trị như vậy đây không phải là giải pháp triệt để của nhà làm Luật mong muốn. Nên theo tinh thần của nhà làm Luật (nhà ở) không chia được thì bên được tiếp tục sử dụng nhà ở phải thanh toán cho bên kia phần giá trị mà họ được hưởng, tương tự đối với các trường hợp khác tại Điều 62 chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn.

Về thực tiễn áp dụng:

Thực tiễn cho thấy phân chia tài sản cho vợ chồng khi ly hôn bao giờ cũng phức tạp, phương thức này sẽ giúp cho Toà án chủ động hơn trong khi phân chia nhằm mục đích không làm mất giá trị sử dụng của tài sản đó nhưng vì chưa có quy định nào hướng dẫn về việc xác định như thế nào là không phân chia được bằng hiện vật nên mỗi Thẩm phán có quan điểm, nhận định khác nhau dẫn đến Tòa án khi chia hiện vật thì làm nhỏ giá trị sử dụng, khó cho việc khai thác, sử dụng giá trị tài sản một cách tuyết đối.

Theo Quyết định số 253/2006/DS-GĐT ngày 27/10/2006 của Tòa dân sự TANDTC nhận định “khi chia tài sản chung của vợ chồng anh Dũng, chị Mai là căn cứ trên diện tích đất 121,59 m2, Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm không tiến hành đo vẽ sơ đồ chi tiết đối với thửa đất và căn nhà, không xem xét hiện trạng, cấu trúc căn nhà, không tính đến việc đảm bảo giá trị sử dụng của căn nhà khi chia nên đã chia đôi theo chiều dọc toàn bộ nhà, đất nên các đương sự không thể sử dụng được phần nhà đất đã được chia”

Qua ví dụ này thấy rằng, tuy thời điểm giải quyết vụ án, LHN&GĐ năm 2000 đang có hiệu lực và quy định của luật không ưu tiên chia bằng hiện vật, nhưng vì cách hiểu máy móc nên Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm đã tiến hành chia đôi theo chiều dọc đối với toàn bộ nhà, đất, làm mất đi khả năng sử dụng của nhà đất sau khi

chia, vì vậy trước khi chia tài sản bằng hiện vật cần khảo sát tài sản thực tế để chọn phương thức chia bằng hiện vật hay giá trị cho phù hợp tránh chia nhỏ tài sản, mất giá trị sử dụng của tài sản.

Tại Bản án số 775/2019/HNGĐ-PT ngày 03/09/2019 của TAND Tp. Hồ Chí Minh về việc yêu cầu xác định tài sản riêng và chia tài sản chung của vợ chồng, có đoạn ghi nhận: “Các tài sản đang tranh chấp là các bất động sản bao gồm: đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai và tài sản khác gắn liền với đất (khoản

Một phần của tài liệu Phương thức chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 34 - 184)