Tài sản chung của vợ chồng đƣợc chia đôi tuy nhiên có xem xét các yếu

Một phần của tài liệu Phương thức chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 26 - 34)

yếu tố hoàn cảnh mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản này

Khoản 2 Điều 59 LHN&GĐ năm 2014 quy định việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn thì về nguyên tắc được chia đôi nhưng có xem xét các yếu tố hoàn cảnh mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản này. Lao động trong gia đình cũng được xem là lao động có thu nhập. Có thể nhận thấy rằng khác với luật pháp của nhiều nước, luật Việt Nam đã và đang coi việc xác định phần quyền ngang nhau của vợ, chồng đối với tài sản chung như một giải pháp nguyên tắc trong trường hợp không còn cách nào khác xác định phần quyền của mỗi người với tỷ lệ khác. Tất nhiên, vợ chồng có thể thỏa thuận về việc xác định phần quyền của mỗi người mà không dựa vào bất cứ điều gì nhưng nếu có sự tranh chấp giữa vợ, chồng trong việc xác định phần của mỗi người thì Thẩm phán sẽ xác định phần của mỗi người bằng cách xem xét các yếu tố nói trên.

- Thứ nhất “Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng” bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để đảm bảo, duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng27.

- Thứ hai “Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung” bên có công sức đóng góp nhiều hơn được chia nhiều hơn28

. Tòa án xem xét, xác định các hình thức đóng góp và xác định cách đánh giá công sức đóng góp. Hình thức đóng góp:

Đóng góp tích cực đó là sự đóng góp vào việc làm giàu cho khối tài sản ấy. Có một số hình thức như:

Đóng góp không hoàn trả: Hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân thuộc về khối tài sản chung (Điều 33 LHN&GĐ năm 2014) trừ trường hợp có sự thỏa thuận khác và sự đóng góp từ tiền trúng thưởng làm tăng thêm về giá trị cho khối tài sản chung của vợ chồng. Nên khi chia cũng đều được xem là công sức đóng góp của vợ chồng chia đều cho cả hai.

27 Điểm a khoản 4 Điều 7 TTLT 01/2016.

28

Đóng góp đối xứng: Là sự đóng góp đối xứng phân công đóng góp công sức cho nhau giữa nội bộ nhằm xây dựng cơ sở, vật chất của gia đình cụ thể như giữa lao động và nội trợ là hai công việc khác nhau nhưng khi được xem xét về phần công sức đóng góp trong việc xây dựng khối tài sản chung là bằng nhau. Tuy nhiên không thể hiểu theo cách người không lao động trong gia đình hoặc không nội trợ vẫn được chia tài sản bằng nhau là không đúng mà việc lao động này để góp phần cho việc xác định có công sức đóng góp vào khối lượng tài sản chung khi chia tài sản để có thể được chia phần tài sản nhiều hơn vì về cơ bản tài sản chung vợ chồng là chia đôi nên khi chia nếu có công sức đóng góp nhiều hơn thì sẽ được nhận phần tài sản nhiều hơn phân nửa tài sản chung.

Đóng góp đích thực: Là việc chuyển tài sản riêng thành tài sản chung. Đây là việc đóng góp tích cực của người đóng góp tài sản riêng vào tài sản chung. Tuy nhiên hiện nay chưa có lý thuyết quy định về tài sản thay thế nên có thể xem đây là một điều thiếu sót trong quy định của pháp luật về việc đóng góp tài sản riêng qua tài sản chung nhưng khi chia làm mất đi việc có lợi cho người đóng góp công sức lẽ ra phải được hoàn trả lại tài sản khi có yêu cầu việc chia tài sản nhưng hiện tại chỉ có thể là căn cứ cho công sức đóng góp khi chia tài sản theo pháp luật chứ chưa có xác định cụ thể sẽ được hưởng bao nhiêu phần tài sản khi chia.

Nếu việc nhập tài sản tuân thủ đúng các quy định của pháp luật sẽ là căn cứ để Tòa án giải quyết. Tuy nhiên thực tế có nhiều trường hợp việc thỏa thuận nhập tài sản riêng không lập văn bản, vi phạm quy định về hình thức, không có người làm chứng,... vậy việc xác định có hay không có việc nhập gặp không ít khó khăn, vấn đề đặt ra là có thừa nhận việc nhập thực tế không. Theo Luật sư Nguyễn Hữu Phước và Luật sư Lạc Thị Tú Duy thì “nếu bất động sản là nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng và đã được đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn tài sản đó vẫn thuộc quyền sở hữu riêng của vợ hoặc chồng đó”29

. Như vậy quan điểm của hai luật sư này không đồng ý việc nhập thực tế đối với tài sản là nhà ở, một trong các đối tượng phải đảm bảo hình thức lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực khi thực hiện giao dịch theo quy định của pháp luật về nhà ở. Theo Tiến sĩ Lê Vĩnh Châu30 thì trường hợp quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản mà người vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, sau khi kết hôn hai vợ chồng lấy tài sản chung để sửa chữa, cải tạo hoặc xây mới nhà trên đất, khi giấy

29 Nguyễn Hữu Phước, Lạc Thị Tú Duy (2020), “Ly hôn gặp khó biết hỏi ai”, NXB Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, tr.382.

30

chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu vẫn đứng tên một mình vợ hoặc chồng là chủ sở hữu trước đây, mà không có chứng cứ nào để chứng minh có việc nhập hoặc chưa nhập, Tòa án cần xác định tài sản tranh chấp này vẫn là tài sản riêng vì chưa được nhập vào tài sản chung và một chứng cứ pháp lý quan trọng là việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung phải lập thành văn bản, có thể công chứng, chứng thực văn bản này (với các tài sản pháp luật yêu cầu theo hình thức này). Như vậy theo quan điểm này cũng không thừa nhận việc nhập thực tế và cần phải bảo đảm về hình thức khi có thỏa thuận về việc nhập tài sản chung.

Thực tiễn xét xử: Tại Bản án số 775/2019/HNGĐ-PT ngày 03/09/2019 của TAND Tp. Hồ Chí Minh, bị đơn cho rằng trong thời kỳ hôn nhân, ông N bà T1 đã có sự bàn bạc, thỏa thuận làm rõ về tài sản chung này, cụ thể bằng việc ông N đã tự nguyện, chủ động ghi tên bà Nguyễn Thị T1 vào đơn đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên năm 2016 nhà nước đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở cho ông N và bà T1, tuy nhiên theo Tòa án cấp phúc thẩn nhận định xét nguồn gốc 02 quyền sử dụng đất mà ông N và bà T1 đang tranh chấp là của ông N có được vào năm 2001, 2002, trước khi kết hôn (năm 2004), sau khi kết hôn vào năm 2005 ông N được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do mình ông N đứng tên, tuy nhiên trong quá trình sử dụng ông N đăng ký biến động (do xây dựng nhà ở) nên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở đứng tên ông N và bà T1 (năm 2016) vì vậy xác định 02 quyền sử dụng đất này là tài sản riêng của ông N và tài sản gắn liền trên đất là tài sản chung của ông N, bà T1. Ở ví dụ này Tòa án không chấp nhận việc nhập thực tế, bị đơn ngoài lập luận đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (2016) và xây dựng nhà ở trên quyền sử dụng đất thì không có chứng cứ nào khác, trùng khớp với những quan điểm phân tích ở trên.

Theo tác giả lập luận của Tòa án cấp phúc thẩm và các tác giả nói trên là phù hợp, thiết nghĩ cần ý thức được rằng khi nhập tài sản riêng vào tài sản chung phải lập thành văn bản, có thể phải công chứng, chứng thực (với tài sản pháp luật yêu cầu theo hình thức), để việc xét xử được thống nhất cần áp dụng hướng xử lý chung là nếu không có chứng cứ nào chứng minh việc nhập thì xác định tài sản tranh chấp là tài sản riêng, chưa nhập vào tài sản chung.

Đóng góp tiêu cực là việc góp phần làm nghèo khối tài sản chung, được nhận dạng dưới một số hình thức sau:

Đóng góp tiêu cực không hoàn trả: Phá tán tài sản là hành vi cố ý trực tiếp làm hư hỏng hoặc làm mất tài sản chung (Đốt nhà, đập phá đồ đạc…); cố ý phá tán

tài sản hoặc gây nợ nần do cờ bạc, rượu chè, hút sách việc sử dụng tài sản chung vào những chuyện vô ích, điển hình như tiêu pha trong các cuộc ăn chơi, bài bạc; tuy hành vi phá tán tài sản chung đáng bị lên án nhưng trong khung cảnh luật định không thể tìm được lý lẽ thuyết phục cho việc trừng trị người phá tán bằng cách cắt bớt phần của người này bởi không không thể định lượng cụ thể; trong khi muốn loại bỏ nguyên tắc chia đều thì cần giải quyết hai vấn đề là phần của mỗi người được được xác định bao nhiêu? và tại sao. Hơn nữa người còn lại có thể ngăn chặn hoặc hạn chế sự phá tán, nếu không sử dụng.

Đóng góp tiêu cực phải hoàn trả: Tu bổ hoặc sửa chửa tài sản riêng bằng việc lấy tài sản chung sử dụng vào việc tu bổ, sửa chữa tài sản riêng thì việc lấy tài sản này phải được trả lại phần tài sản đã sử dụng cho việc đưa vào tài sản riêng sau khi việc đem lại lợi nhuận từ tài sản riêng mang lại, nhưng không có nghĩa là tài sản riêng nếu không có đem về lợi nhuận thì không phải bù trừ nghĩa vụ này.

Việc đánh giá công sức đóng góp hiện nay không có quy tắc chung, trong luật Việt Nam chỉ mới ở giai đoạn định hình, chưa có quy định nào về cách đánh giá công sức đóng góp của vợ chồng vào khối tài sản chung trong khi thực tiễn các hình thức đóng góp lại rất đa dạng nên việc đánh giá càng trở nên phức tạp đặc biệt là cuộc sống chung của vợ chồng kéo dài.

- Thứ ba: “Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập

Pháp luật đặt ra quy định này nhằm bảo vệ hoạt động kinh doanh, nghề nghiệp của các bên, các tài sản chuyên dùng cho nghề nghiệp của vợ hoặc chồng thì người sử dụng tài sản có quyền yêu cầu ưu tiên nhận các tài sản liên quan bằng hiện vật, tránh việc chia nhỏ tài sản bằng hiện vật là mất công dụng, giá trị của tài sản phục vụ cho nghề nghiệp như phá dỡ xưởng sản xuất, cửa hàng,…Khi giải quyết giao những tài sản cụ thể thì cần xem xét kỹ lưỡng để giao cho bên thật sự cần, phù hợp nghề nghiệp mỗi bên dựa trên lợi ích nghề nghiệp của mỗi bên vợ, chồng.

Dễ nhận thấy rằng khi xem xét yếu tố này thì nguyên tắc phân chia tài sản bằng giá trị được ưu tiên bởi vì để đảm bảo cho việc sản xuất, kinh doanh của người hoạt động nghề nghiệp thì họ được tiếp tục sử dụng tài sản này và thanh toán giá trị chênh lệch cho bên còn lại, ghi nhận thẳng việc giao tài sản cho bên hoạt động nghề nghiệp và trách nhiệm thanh toán cho bên còn lại, đây là đặc trưng của nguyên tắc bình đẳng về giá trị.

- Thứ tư: “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng31” là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn32. Lỗi ở đây có thể về nhân thân hoặc tài sản, về nhân thân như một bên vợ, chồng vi phạm quy định về nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình; về tài sản như vợ chồng có trách nhiệm cùng lao động tạo ra thu thập để duy trì, phát triển cuộc sống ổn định của gia đình tuy nhiên một bên vợ, chồng không lao động có thu nhập mà thường xuyên chơi cờ bạc, sử dụng ma túy,… gây phá tán tài sản và nợ nần.

Tóm lại, pháp luật chỉ quy định bên nào yếu thế hơn, có sức đóng góp nhiều hơn thì được chia nhiều hơn nhưng không quy định cụ thể nhiều hơn như thế nào, việc này phụ thuộc sự định lượng của Tòa án, quan điểm cá nhân Hội đồng xét xử hoặc Thẩm phán.

Bắt đầu từ Luật HN&GĐ năm 1986 cho đến thời điểm hiện tại, khi xét xử vụ án ly hôn, nếu tài sản chung mà vợ chồng có tranh chấp thì căn cứ vào nguyên tắc là “chia đôi” nhưng cũng phải tính đến các yếu tố khác, đến trước khi Luật HN&GĐ năm 2014 được ban hành, khi đề cập đến trách nhiệm của các bên trong việc chia tài sản chung đều không thấy đề cập đến yếu tố lỗi nên đã gây ra không ít khó khăn trong việc áp dụng pháp luật về trách nhiệm của các bên đã có lỗi. Ví dụ: người chồng thường xuyên say rượu, đánh bạc, đánh vợ,... dẫn đến việc phải ly hôn, nhưng Luật HN&GĐ năm 2000 chưa có quy định về xác định lỗi của các bên để chia tài sản chung.

Để khắc phục tình trạng trên luật HN&GĐ năm 2014, ngoài việc quy định các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng làm căn cứ cho ly hôn thì các nhà làm luật đã đưa yếu tố lỗi vào làm căn cứ để xem xét khấu trừ một phần tài sản khi vợ, chồng ly hôn và chia tài sản chung. Để làm rõ hơn nội dung này, tại điểm d khoản 4 Điều 7 của TTLT 01/2016 đã hướng dẫn: Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ, chồng dẫn đến ly hôn như đã nêu ở trên. Ví dụ: “Trường hợp người chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy hoặc phá tán tài sản thì khi giải quyết ly hôn Tòa án phải xem xét yếu tố lỗi của người chồng khi chia tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ và con

31 Tác giả xin được phép phân tích sâu hơn đối với vấn đề xét đến khi phân chia là "Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng

32

chưa thành niên”. Quy định này đã bổ sung thêm cho lý thuyết về công sức đóng góp trong khối tài sản chung của vợ chồng về mặt tiêu cực khi khối tài sản chung bị tiêu hao hoặc không bị tiêu hao nhưng do một trong những hành vi vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ hoặc chồng dẫn đến người còn lại phải thực sự cố gắng bỏ công sức để nhằm tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung.

Các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng được quy định từ các Điều 17 đến Điều 23 trong mục 1 Chương III và Điều 29 của Luật HN&GĐ năm 2014. Song, nhìn từ thực tiễn đời sống, các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ vợ, chồng thường để lại hậu quả lớn cho gia đình, cho chính người vợ hoặc người chồng còn lại và là nguyên nhân dẫn đến việc ly hôn thì có thể nhóm lại thành ba nhóm sau:

Một là: Nhóm hành vi bạo lực gia đình như bạo lực thể xác, bạo lực về tình dục, bạo lực về tinh thần …. tiêu cực đến sức khỏe về thể chất, tinh thần; kinh tế của gia đình, giảm sút và có khi mất khả năng lao động tạo thu nhập …

Hai là: Ngoại tình gây thêm gánh nặng của sự suy sụp tinh thần, niềm tin bị

Một phần của tài liệu Phương thức chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 26 - 34)